Gạo lứt, có thật sự là "thần dược" như vẫn được đồn thổi?

Hassler
26/3/2018 17:49Phản hồi: 140
Gạo lứt, có thật sự là "thần dược" như vẫn được đồn thổi?
Hiện nay có nhiều người cuồng gạo lứt, tôn sùng gạo lứt, cho rằng gạo lứt là thần dược chữa bách bệnh, phòng ung thư, chữa ung thư, chống bệnh tim mạch, tiểu đường... đủ kiểu. Rồi kể đủ tác hại của gạo trắng mà con người đã ăn hàng ngàn năm nay, như gạo trắng là thứ gạo đã chết, không thể nảy mầm, gạo trắng bị loại bỏ hết các chất dinh dưỡng quan trọng, tinh túy của trời đất... Nhưng thực tế là như thế nào thì chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu xem sao nhé.

Gạo lứt (Brown rice) và gạo trắng (white rice) đều từ hạt thóc, cây lúa mà ra, chỉ khác nhau ở quá trình xay sát mà thôi.

Gạo lứt khi xay sát chỉ bỏ đúng vỏ trấu (1, Chaff) ở ngoài cùng, vỏ trấu này chỉ một số động vật như chim, gà... có thể tiêu hóa được. Còn những thành phần khác của hạt gạo được giữ nguyên, chúng ta hay nghe nói đến nguyên cám hay tiếng Anh gọi là whole grain, gạo lứt chính là một trong những loại đó.

Gạo trắng mà chúng ta thường ăn, ngoài vỏ trấu bị loại bỏ, lớp vỏ cám (2,3 Bran) cũng bị bỏ, thường dùng để cho động vật ăn. Mầm (4 Cereal germ) cũng bị loại bỏ, cái này chính là gạo tấm để nấu cơm tấm. Nhiều người tưởng lầm là gạo tấm là đập vỡ hạt gạo ra là thành gạo tấm, nhưng không phải như vậy. Gạo tấm chính là phần đầu của hạt gạo (Cereal germ). Gạo trắng chỉ giữ lại duy nhất phần nội nhũ (5 endosperm).

rice.jpg

Tại sao hàng ngàn năm nay con người vẫn ăn gạo trắng là chủ yếu? Câu trả lời cực kỳ đơn giản đấy là vì gạo trắng Ngon và Dễ ăn hơn nhiều so với gạo lứt.

Đúng là gạo lứt có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng như Mg, Mn, P, Thiamine, Niacin, các vitamin nhóm B nhiều hơn hẳn gạo trắng. Gạo lứt cũng có gấp đôi lượng chất xơ (fiber) và protein nhiều hơn đến 40% so với gạo trắng. Nhưng gạo lứt có chứa acid Phytic, một chất rất không tốt cho cơ thể. Acid Phytic sẽ gắn với các vi chất như Kẽm, Sắt, Magie... trong đường tiêu hóa, làm giảm hấp thu các vi chất này. Hơn nữa tuy lượng protein trong gạo lứt có nhiều hơn gạo trắng, nhưng lượng protein hấp thu của chế độ ăn toàn gạo lứt lại thấp hơn nhiều so với gạo trắng thông thường. Hơn nữa, gạo lứt lại chứa lượng Asen gần gấp đôi so với gạo trắng.

Gạo lứt chỉ hơn gạo trắng duy nhất ở một điểm, đó là gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, có quá nhiều yếu tố khác như vận động, chế độ ăn, tuổi, chủng tộc, cân nặng... ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường nên gạo trắng chỉ chiếm một yếu tố nguy cơ rất rất nhỏ.

Tóm lại, các bạn thích ăn loại nào cũng được, sự khác biệt giữa 2 loại rất ít, không đáng kể. Chỉ cần ăn thêm chút rau, thịt, hoa quả là đã có thêm rất nhiều vitamin, chất khoáng, protein... là có thể có đầy đủ năng lượng cho tất cả nhu cầu hoạt động hàng ngày, trừ việc bạn đang on diet.

Còn bạn, bạn thích ăn gạo gì?

Tham kháo InstantPot, HealthyOptions
140 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kusa123
TÍCH CỰC
6 năm
Gạo nếp. Giữ top
@Kusa123 Chưa nghe thấy thông tin mà thớt lêu bh. Nhà thì gạo thường kèm tí gạo tám cho thơm thôi.
@Kusa123 Không rõ gạo nào, nhưng món "phở" mới là thần dược và thơm ngon nhức nách nhá mấy má thanh niên nghiêm túc
funny pikahchu (1).jpg
at0607
ĐẠI BÀNG
6 năm
Khỏi xay xát gì mà ăn nguyên vỏ trấu cho bổ dưỡng
Kusa123
TÍCH CỰC
6 năm
@mikamehi Ăn như vậy là cùng mâm vs bò châu ấy bác biết ko
donganh444
TÍCH CỰC
6 năm
@at0607 Em lạy các bác... 😁:D:D
@mikamehi Ăn thế còn không tạo ra rơm, rơm rạ giờ đang k có việc dùng đốt đầy đồng, ô nhiễm quá. Đăng ký bản quyền sáng kiến ngay thôi bạn
Con bò ăn cỏ thành thịt bò vây mình ăn cỏ thay vì ăn thịt bò nhé..,😃
Gao lứt không phải thần thánh nhưng nó một vài ưu điểm như sau:
- Do xay hay giã nên còn nhiều cám , dễ tiêu hoá. Đổi lại khó ăn hơn gạo thường nên khi ăn phải nhai kỹ..
- Nhiều sinh tô B nhất là B1 chống phù thủng, cơ thể thiếu B1 có thể bi bai liệt,
Ngừoi xưa như ông bà cha mẹ ăn gạo giã , ăn câ pháo uống nc ngoài đồng ruộng , vẫn khoẻ mạnh, ít bệnh tật vì thực phẩm sach hơn bh 😃..
- nguòi thừa cân nên ăn gạo lứt sẽ giảm thiểu đc bột đường , tôt cho cơ thể .. 😃
ongok
ĐẠI BÀNG
6 năm
Chưa ăn gạo lứt bao jo
Ăn ít cơm, nhiều rau củ quả thịt. Như K/ J 1 chén và nhiều đồ ăn.
Cứ gạo trắng mà phang, làm về mệt vcl gặp ngay gạo ăn cứ như nhai vỏ trấu sao nuốt nổi nhề mấy bác nhề :v
@minhdung_2502 Hồi còn bé cứ cầm 1 cục cơm nguội rồi ăn sao ngon vcl giờ k đc như thế nữa 😁
@Toilanguoibk Quất miếng cơm cháy mới phê 😃
@Toilanguoibk thêm ít muối vừng phải cứ gọi là mấy nắm chưa đã 😆)
@truong131433 Bạn nhắc làm mình nhớ hồi trẻ, đến chỗ bà bán cơm tấm, mua miếng cơm cháy to bằng bàn tay, cho mỡ hành + nước mắm + đồ chua ... má ơi phê phải biết 😃
tiêu đề gạo lứt mà để tô cơm trắng 😁
Police01267
ĐẠI BÀNG
6 năm
nếu gạo lức là thần dược thì cám heo sẽ là thuốc bổ:p
" gạo lứt lại chứa lượng Asen gần gấp đôi so với gạo trắng. " Asen là chất gây ung thư mà mod .
nuubb
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Darklord.Py Đôi khi cách viết dễ gây hiểu nhầm vcl. Thứ nhất Asen không nói rõ asen nào? Thứ 2 là gấp đôi là gấp thế nào. Ví dụ asen 0.01 là an toàn, gạo trắng 0.0001 vậy gạo lứt gấp đôi là 0.0002 thế có an toàn ko? Viết bài thì nên tìm hiểu cho kĩ
Ethanol
TÍCH CỰC
6 năm
@trideptrai87 Sặc, trong lúa gạo, cái thứ chúng ta ăn hàng ngày có áen.
@trideptrai87 Asen này thường là có sẵn từ nguồn nước ngầm hoặc trong đất. Nên có trong gạo là bình thường. Mod @Hassler cần nói rõ là nồng độ bao nhiêu.
oldman20
TÍCH CỰC
3 năm
@trideptrai87 đang định quote đoạn này
Hay, cảm ơn, sẽ tiếp tục ăn gạo trắng
cũng là chiêu thức kinh doanh thôi mà, ví như sừng tê giác, khác gì sừng trâu đâu
nuubb
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Akay Nhím Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Tàu, HKong, Đài Loan và Việt Nam. Toàn những thằng trùm mê tín, khi cái chết cận kề thì cách gì cũng muốn thử
trunglb
ĐẠI BÀNG
6 năm
@sửa máy photocopy Chữ dc bệnh về tâm lí, chỉ cần lấy sừng trâu xay ra cho uống nói họ là sừng tê giác họ sẽ thấy khỏe hơn, hay tê giác mà nuôi nhiều còn trâu hiếm thì sừng trâu sẽ quý hơn
@Akay Nhím Đúng là có tác dụng thật.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Tác dụng tâm lý
euxeon
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Akay Nhím Bạn đa nghi nhiều quá thôi Chứ trên tg biết bao nhiêu nhà khoa học không lẽ tất cả đều bị chi phối ?
mỗi tuần ăn 1 bữa gạo lức thấy người nhẹ nhàng hơn!
Asen hữu cơ hay vô cơ vậy!? Làm tôi nhớ vụ Vinastas quá.... (Nhờ vậy mà giờ tôi ăn toàn nước mắm ủ tự nhiên + cao đạm --> để mong chết sớm do ngộc độc Asen)
@Darklord.Py Bạn và mình phải cảm ơn họ, vì sau vụ này mới để ý và phân biệt thế nào là nước mắm(ủ từ cá) và nước chấm(toàn là hoá chất, chả có tý gì là làm từ cá), và tránh họ ra.
Gạo nứt nhiều chất hơn là chắc rùi. Nhưng bảo chữa nhều bệnh là nhảm nhí. Với cả gạo nứt khó ăn hơn gạo thường. Ăn thường hôi hơn
@Akay Nhím Gạo lức có Zn, Fe, Mg, P, vitamine B, acid anime... Ít nhất cũng giúp tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật, điều trị bệnh dinh dưỡng... Nên chữa bệnh là bình thường
Tôi trộn gạo lức với gạo trắng ăn dc hơn 1 năm cảm thấy đi ỉa dễ dàng hơn !
ONE NO!
TÍCH CỰC
6 năm
@hoangchuong_90 mỗi lần tui ăn đu đủ tui đễ ỉa hơn bình thường nhiều 😆
Một thằng khoái nhậu mỗi ngày cùng lắm ăn một chén cơm ở nhà thì có quan tâm gạo gì đâu .thậm chí mấy ngày mới đụng tới cơm .Cho nên vợ nấu gạo gì cũng chẳng quan tâm ,đang nói mình đấy ahihi:p
loveyou09
ĐẠI BÀNG
6 năm
Gạo lức ăn phải đúng cách không sẽ gây hại cho dạ dày. Đơn cử như phải nhai thành nước mới đc nuốt.
0946416504
ĐẠI BÀNG
6 năm
Gạo lứt mà nấu cơm ăn phê lòi
Bản thân gạo lứt chưa gọi là thần dược. Phải biết cách chọn đúng gạo lứt trồng cho đến thu hoạch hạn chế tối đa hoặc không dùng hóa chất, biết cách kết hợp và ăn ra sao mới chữa bệnh, phải có phương pháp đàng hoàng. Hiện giờ 99% không ai thích ăn gạo lức làm bữa chính, mà ăn nó làm bữa chính cũng chưa phát huy chữa bệnh gì!!

- Chừng nào bạo bệnh hoặc hết thuốc chữa có lẽ phải nhai nó theo phác đồ chữa bệnh mà người hướng dẫn cách dùng tùy theo bệnh. Các phương pháp chữa bệnh của Tây y và Đông y khá đối lập nhau.

- Đâu phải đùng đùng mua gạo lức về nấu ăn là hết bệnh đâu?
@dark_baron41 1. Về vấn đề FDA

Anh đọc hết các link tôi dẫn ra chưa? Có cần tôi giải thích lại cho giả dược là cái gì không?

FDA chưa bao giờ "cho phép sử dụng cho 1 số loại bệnh và phục hồi chức năng" cả. Họ chỉ gợi ý sử dụng châm cứu như một cách giảm đau không sử dụng thuốc. Đau đớn là một phản ứng cảnh báo của não bộ, và do đó khi áp dụng châm cứu, người ta "tin" rằng mình đã được điều trị => não bộ sản sinh chất giảm đau. Hiệu ứng này người ta gọi là "giả dược".

https://www.acufinder.com/Acupuncture+Information/Detail/FDA+Recommends+Acupuncture+for+Pain+Management

https://www.acsh.org/news/2017/12/14/fda-endorsing-acupuncture-no-way-right-12284

Như vậy tức là gì? Tức là châm cứu KHÔNG THỂ CHỮA ĐƯỢC BỆNH!

2. "TCM không có nghĩa nó là của trung quốc"

Nhưng tất cả các nền y học cổ của các nước châu Á đều dựa trên cái gốc của TQ, còn dăm ba loại cây cỏ cổ truyền đúc kết từ kinh nghiệm của người xưa mỗi nước thì không thể gọi là TCM được. TCM là cả một hệ thống lý thuyết và thực hành.

3. "Tôn giáo là niềm tin 1 chiều, Còn hiểu rõ đúng sai, cái nhìn đa chiều thì gọi là khoa học"

Vậy niềm tin của anh đối với Đông y không phải là một chiều sao? Khi khoa học nói rằng Đông y là nhảm nhí thì anh không tin, anh bảo là khoa học cũng đầy cái sai lè ra =)) Tức là dù đúng dù sai thế nào anh không cần biết, anh thích tin thì tin thôi. Vậy tôi nói Đông y là tôn giáo không đúng à?
@dark_baron41 À quên, mấy cái tôi dẫn link cho anh là từ các tạp chí khoa học uy tín, hoặc là các bài thống kê có số liệu đàng hoàng, chứ không phải tin vịt báo lá cải như bọn anti-vaccine đâu.
dark_baron41
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Tú art Nếu muốn nói về chính thống thì trang web của chính phủ đây bạn nhé
https://www.nccih.nih.gov/health/acupuncture-in-depth

Mình bảo lưu quan điểm nhìn đa chiều cái gì cũng có điểm mạnh điểm yếu. Tây y cũng thế mà đông y cũng vậy. Trong tất cả comment mình chưa bao giờ tâng đông y lên trời hay vùi dập tây y cả. Mình chỉ nói rằng mỗi thứ có điểm mạnh và điểm yếu của nó, có cái đúng có cái sai, thời điểm này là đúng nhưng thời điểm khác là sai. Cái này là thực tế chứng minh bằng lịch sử của thế giới. Câu cuối cùng mà mình muốn nhắc cho bạn lần thứ n mà bạn ít quan tâm đó là bạn chưa bao giờ có trải nghiệm thực tế với cả 2 thứ này như mình thì bạn đừng nên phán xét. Khoa học cũng dựa trên nghiên cứu thực tiễn và đối với châm cứu thì "researchers are only beginning to understand whether acupuncture can be helpful for various health conditions."

Giả dược là từ bạn sử dụng chữ FDA không sử dụng từ giả dược "placebo". Người ta gọi đó là "nonpharmacologic therapies recommended for the treatment of pain" tức là phương pháp điều trị cơn đau không sử dụng thuốc. Bởi vì trong tất cả các nghiên cứu thì đơn giản là nó tác động lên phần não bộ điều khiển vùng bị đau.

Giả dược "Placebo" là 1 phương pháp điều trị khác và được FDA làm guideline hẳn hoi. Nó là phương pháp điều trị nói dối bệnh nhân hoặc tạo niềm tin cho bệnh nhân về mặt tâm lý về phương pháp chữa bệnh. Hiệu ứng Placebo là tuy bệnh nhân không dùng thuốc hoặc chữa trị thực sự nhưng lại thật sự mang đến kết quả tốt hơn về mặt bệnh lý. Những thử nghiệm cũng cho thấy bệnh nhân có niềm tin vào phương pháp chữa bệnh, có tâm lý lạc quan khi chữa bệnh cũng cho kết quả cao hơn dù là thuốc hay bất cứ phương pháp nào. Thậm chí là trong 1 nghiên cứu về châm cứu trên nhiều bệnh nhân những người tin vào châm cứu cũng nhận được kết quả chữa trị tốt hơn.
@dark_baron41 Làm sao anh vùi dập Tây y được? Khi mà nhân loại tăm tối hàng ngàn năm, chỉ đến khi có khoa học và y học hiện đại mới được như bây giờ. Nếu như Đông y thật sự có tác dụng thì đáng lý tuổi thọ của người xưa phải ngang bằng thời nay chứ. Như tôi đã nói ở trên thì:

"Tây y chữa bệnh, Đông y chữa niềm tin."

Đồng ý, rằng đôi khi sự tích cực của bệnh nhân cũng có tác dụng tốt tới quá trình điều trị. Tuy nhiên nếu chỉ cần vui vẻ lạc quan mà khỏi bệnh thì bác sĩ thất nghiệp hết rồi.

Cái thứ "y học" từ 2000 năm trước của TQ có thể có tác dụng ở một vài chỗ nào đó, nhưng đừng cho là nó cùng đẳng cấp với y học hiện đại. Đừng bao giờ đến gặp thầy lang trước bác sĩ.

FDA không sử dụng từ placebo nhưng nó là placebo chứ còn gì nữa? Hay ý anh là placebo châm cứu thì khác placebo bình thường?

Và cuối cùng, anh liên tục bảo rằng phải có trải nghiệm. À thì tôi vốn dĩ không tin nên là vẫn luôn phản đối và dĩ nhiên là không sử dụng. Tuy nhiên người nhà, gia đình thì đã thấy họ dùng nhiều thuốc Nam thuốc Bắc và đi châm cứu rồi, chưa bao giờ thấy có tác dụng gì hết. Chủ yếu là họ sợ tốn tiền, lười đi bệnh viện. Hoặc đôi khi có những chứng bệnh sinh ra do cách sinh hoạt, ăn uống, và rồi một thời gian sau họ tự khỏi thì lại đi tung hô dăm ba cái thứ lá lủng. Đúng nực cười.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019