Ấn Độ là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới với các chỉ số đều trong top10: về dân số thì họ đông dân thứ nhì với 1,38 tỷ người; diện tích đứng thứ 7 với 3.287.000 km2 (rộng gấp 10 lần Việt Nam). GDP năm 2019 của Ấn đạt 2.940 tỷ USD, xếp thứ 5 thế giới chỉ sau Đức, Nhật, TQ, Mỹ và gần bằng GDP của Hàn Quốc + Tây Ban Nha... tuy vậy tại sao Ấn Độ vẫn được xem là một nước nghèo?
Để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia không chỉ đơn thuần dựa trên GDP, ví dụ như GDP năm 2019 của Ấn là 2.940 tỉ đô la, xếp hạng 5 của thế giới nhưng khi đem chia cho tổng dân số gần 1,4 tỉ người thì GDP bình quân đầu người chỉ còn 2.104 đô mà thôi. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) đã sử dụng Chỉ số Xã hội hóa toàn cầu (The Global Social Mobility Index) để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia dựa trên 5 tiêu chí:
Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, GDP đầu người trên danh nghĩa của Ấn Độ năm 2019 là:
Để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia không chỉ đơn thuần dựa trên GDP, ví dụ như GDP năm 2019 của Ấn là 2.940 tỉ đô la, xếp hạng 5 của thế giới nhưng khi đem chia cho tổng dân số gần 1,4 tỉ người thì GDP bình quân đầu người chỉ còn 2.104 đô mà thôi. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) đã sử dụng Chỉ số Xã hội hóa toàn cầu (The Global Social Mobility Index) để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia dựa trên 5 tiêu chí:
- Sức khỏe
- Tiếp cận nền giáo dục
- Công nghệ, khoa học kĩ thuật
- Cơ hội việc làm, điều kiện làm việc và mức lương
- Y tế và phúc lợi xã hội
Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, GDP đầu người trên danh nghĩa của Ấn Độ năm 2019 là:
- Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): 2.171 USD/người - xếp hạng 139/186
- Ngân hàng quốc tế (WB): 2.104 USD/người - xếp hạng 142/189
- Liên Hợp Quốc (UN): 1.923 USD/người - xếp hạng 145/192
*GDP-PPP của Việt Nam là 8.066 USD/người, xếp hạng 129/192 tức là thấp hơn Ấn Độ 4 hạng
Những lý do Ấn Độ được xem là một quốc gia nghèo:
"Di truyền"
Ngày 19/1/2020, WEF công bố Chỉ số xã hội hóa toàn cầu năm 2020, theo báo cáo này thì 1 trẻ em sinh ra trong gia đình nghèo khó ở Ấn Độ sẽ phải mất liên tục 7 thế hệ tiếp theo để đưa con cháu đời sau của mình thoát nghèo thành công, đạt mức thu nhập bình quân của xã hội. Nói cách khác, cái nghèo ở Ấn Độ "di truyền" trung bình 7 thế hệ.
Hiện tại, vẫn có 200 triệu người Ấn Độ sống dưới mức chuẩn nghèo khổ mà chính quyền nước này đặt ra vào năm 2013 dành cho khu vực nông thôn: thu nhập dưới 32 rupee/ngày ~ 10.000 VNĐ/ngày.
Sức khỏe
Đa số dân số Ấn Độ sống trong môi trường ô nhiễm, nguy cơ cao bị nhiễm trùng và dịch bệnh, hệ thống y tế lạc hậu và quá tải. Nhiều dịch bệnh đã không còn tồn tại ở nhiều quốc gia thông qua tiêm chủng nhưng vẫn còn có mặt ở Ấn Độ vì điều kiện sống kém vệ sinh.
Không chỉ vậy, Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh mạn tính không truyền nhiễm và bệnh tâm thần. Ước tính tới năm 2030, các bệnh không truyền nhiễm và rối loạn tâm thần sẽ làm tiêu tốn của nền y tế nước này hơn 6.500 tỷ USD.
Quảng cáo
Y Tế
Theo thống kê thì có tới 1,4 triệu trẻ em Ấn Độ chết mỗi năm trước khi lên 5 tuổi, là một trong những quốc gia có tỉ lệ trẻ em chết cao nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh như viêm phổi, sốt rét, tiêu chảy, suy dinh dưỡng mạn tính.
AIDS cũng là mối lo ngại chính của Ấn Độ khi có hơn 2,7 triệu người mắc bệnh này, trong đó hơn 220 nghìn ca ở trẻ em.
Giáo dục
Có tới 2/3 nhà tuyển dụng ở Ấn Độ nói rằng họ không tuyển được công nhân viên đủ trình độ yêu cầu, mặc dù dân số nước này gần 1,4 tỷ người nhưng giáo dục vẫn đang là thách thức và gánh nặng đối với chính quyền. Hơn 50% phụ nữ ở Ấn Độ mù chữ, điều này càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới.
Điều kiện làm việc
Quảng cáo
Mù chữ, ít học là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thất nghiệp và sống nghèo khổ ở Ấn Độ. Có tới 25% trẻ em Ấn không được đi học, và phải đi làm sớm. Luật pháp ở Ấn cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 14 tuổi, tuy nhiên theo thống kê có tới hơn 65 triệu trẻ em đang đi làm ở độ tuổi 5 - 14 tuổi, thậm chí hàng triệu em trong số đó là lao động chính trong nhà.