Giấc mơ dẫn đầu công nghệ 5G của Huawei: điểm cao không đồng nghĩa với học giỏi và có cống hiến

Giấc mơ dẫn đầu công nghệ 5G của Huawei: điểm cao không đồng nghĩa với học giỏi và có cống hiến
Huawei mới đây nói rằng họ sẽ bắt đầu thu tiền từ các hãng làm điện thoại có sử dụng bằng sáng chế 5G do họ nắm giữ. Như vậy, mỗi chiếc điện thoại 5G mà các hãng bán ra sẽ phải trả cho Huawei số tiền 2,5 đô la và Huawei gọi đây là "tỷ lệ phần trăm hợp lý giữa giá bán của thiết bị và chi phí bản quyền trên mỗi thiết bị."

Động thái này sơ qua có thể thấy như một cách để Huawei tìm thêm thu thập trước tình trạng sụt giảm kinh doanh do lệnh cấm của Mỹ từ nhiều tháng qua. Tuy nhiên, chúng ta nên vén bức màn về sự phát triển của 5G ở hiện tại vốn đã khởi đi từ nhiều năm trước và vai trò cũng như tham vọng của Huawei - một giấc mộng trong giới công nghệ và hơn thế nữa.

hw1.jpg

Theo số liệu từ tổ chức nghiên cứu GreyB, Huawei đã tuyên bố sở hữu tổng cộng 13474 bằng sáng chế, chia thành 3007 nhóm bằng có liên quan tới 5G, vượt mặt tất cả những công ty khác và đứng ở vị trí tốp 1. Khái niệm nhóm bằng sáng chế ở đây là một nhóm những bằng sáng chế giống nhau được nộp ở các quốc gia khác nhau. Theo ước tính của GreyB, 18,3% trong số các nhóm bằng sáng chế này của Huawei được xếp vào nhóm bằng sáng chế tiêu chuẩn thiết yếu (SEP) và đang được dùng, cũng nhiều hơn các công ty khác.

Đứng thứ 2 trong bảng thống kê này của GreyB là 2 đại diện đến từ Hàn Quốc là Samsung và LG, tiếp theo là Nokia, Ericsson và Qualcomm.

Trên thực tế, không phải có mình Huawei thu tiền từ các bằng sáng chế 5G mà từ 2018, Nokia đã tuyên bố thu số tiền tối đa là 3,58 đô la trên mỗi thiết bị trong khi mức thu của Ericsson là từ 2.5 tới 5 đô la mỗi máy. Trước đây, Huawei cũng thu tiền từ các hãng sản xuất khác nếu dùng bằng sáng chế 4G của họ. Theo ước tính, Huawei đã kiếm được từ 1,2 cho tới 1,3 tỷ đô la doanh thu từ mảng này trong giai đoạn 2019 - 2021.

hw8.jpg

Trước đây, Huawei không quá căng thẳng trong việc kiếm tiền từ các bằng sáng chế này nhưng với tình hình hiện tại thì có thể điều đó đã thay đổi. GreyB cho rằng đó có thể là cách để Huawei kiếm được tiền, bù đắp cho những khó khăn do việc sụt giảm doanh số tại nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, số liệu thống kê trên đây vẫn là một đơn vị đơn phương thống kê và tất cả các kết quả, dựa vào cách họ thu thập số liệu, liệt kê các bằng sáng chế vào những hạng mục khác nhau. Và đó cũng là sự phức tạp trong việc thống kê bằng sáng chế. Chưa dừng lại ở đó, các chuyên gia trong ngành cho rằng việc đóng vai trò dẫn đầu chưa hẳn chỉ dựa vào số lượng.

Mặt khác, việc khẳng định bản thân vẫn đang đứng đầu về số lượng bằng sáng chế 5G - một công nghệ mạng có tầm ảnh hưởng cực lớn tới mọi khía cạnh của đời sống loài người ở những năm tới có thể phản ánh một câu chuyện khác. Đó là câu chuyện của về cuộc đua 5G đã nóng lên từ lâu, công ty nào mới thực sự đang dẫn đầu cuộc đua này vốn đồng nghĩa với việc nắm trong tay quyền chi phối sự phát triển của thế giới trong những năm tới. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải bắt đầu từ bản chất của các "bằng sáng chế".

hw2.jpg

Khi một thế hệ công nghệ mạng di động mới đang được phát triển, người ta phải tạo ra một tiêu chuẩn toàn cầu, tương tự như USB, chuẩn sạc hay chuẩn chống bụi nước vậy. Đối với mạng di động, đó là những giao thức, các thông số kỹ thuật và thiết kế cho phép các mạng 5G trên toàn cầu có khả năng tương tác với nhau, đồng thời những thiết bị 5G có thể giao tiếp với các mạng này.

Những cơ quan tiêu chuẩn được giao nhiệm vụ tạo ra các tiêu chuẩn nói trên. Các công ty như Huawei, Nokia, Ericsson hay Qualcomm cùng nhiều công ty khác sẽ đóng góp vào quá trình phát triển những tiêu chuẩn này. Thông qua việc đó, các công ty sẽ tạo ra những công nghệ để rồi sau đó họ được cấp bằng sáng chế. Các bằng sáng chế nào được đánh giá là "quan trọng đối với các tiêu chuẩn như 4G hoặc 5G" sẽ được coi là "bằng sáng chế tiêu chuẩn thiết yếu", viết tắt là SEP. Và nếu một hãng sản xuất điện thoại muốn phát triển máy có 5G, họ cói thể sẽ cần sử dụng SEP của một hoặc nhiều công ty trong số này. Khi đó, họ phải trả tiền để được xài.

Tuy nhiên, việc đánh giá một bằng sáng chế có được xếp vào danh sách SEP hay không là công việc không hề đơn giản và đôi khi còn dẫn tới kiện tụng giữa các bên. Đồng thời, chúng ta còn phải kể tới bằng SEP đó là đã tuyên bố, được công nhận, và phải phân biệt SEP với các bằng sáng chế khác, bao gồm bằng sáng chế toàn cầu (Mỹ, Châu Âu, Hàn, Nhật, Trung,... đang nộp chờ cấp hay đã được cấp, có đang có hiệu lực hay đã hết hạng, tính áp dụng trên toàn cầu như thế nào,...) và cả những văn bản nghiên cứu tiêu chuẩn cũng sẽ được xét duyệt đưa vào danh sách phát triển tiêu chuẩn 5G.

hw9.jpg

Hồi 2019, hãng phân tích số liệu nổi tiếng IPlytics đã đưa ra một thống kê các bằng sáng chế 5G của các hãng. Trong đó, họ cũng dựa vào các cách phân biệt nói trên để chia thành 3 nhóm bằng sáng chế, tiêu chuẩn đóng góp cho việc hình thành nên chuẩn 5G (thể hiện ở hình bên trên). IPlytics sau đó đã dựa vào lịch sử phân loại các thông số kỹ thuật, bằng sáng chế, nghiên cứu của các thế hệ mạng trước (2G, 3G, 4G) để hình thành nên tiêu chuẩn phân loại dữ liệu về số lượng bằng sáng chế cung cấp bởi các công ty trong liên minh phát triển 5G (3GPP).

Kết quả, IPlytics nhận thấy tính tới 2019 có
  • Tổng cộng 87752 bằng sáng chế 5G đã được tuyên bố, chia thành
  • 22604 nhóm bằng sáng chế, trong đó
  • 78% trong số đó đã được nộp lên ít nhất là một trong các cơ quan USPTO của Mỹ, EPO hoặc qua Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT)
  • 44% bao gồm ít nhất một bằng sáng chế đã được công nhận
  • 24% trong số đó đã được tuyên bố phục vụ cho những thế hệ mạng di động trước đó như 2G, 3G,...
  • 98% có liên quan tới những thông số kỹ thuật được liệt là thuần túy thông số 5G (2% còn lại có liên quan tới thông số liên quan tới hỗn hợp như 5G/4G, 5G/3G)

Và dưới đây là một phần kết quả thu được, trong đó cho thấy mặc dù Huawei có số lượng bằng sáng chế tuyên bố sở hữu bản quyền là lớn nhất, nhưng chỉ xét tới đã được công nhận và chưa thì câu chuyện lại khác.

hw7.jpg

Hãy thử so sánh với 1 cách thể hiện số liệu khác để thấy đước vẻ đẹp và cũng là sự nguy hiểm của data

Qua đó chúng ta phần nào hình dung được sự phức tạp trong việc xác định bằng SEP trong việc đóng góp vào việc hình thành tiêu chuẩn 5G cũng như sự rối rắm và đầy tranh cãi của việc phân định sự đóng góp của các bên vào tiêu chuẩn chung của toàn cầu. Cũng chính vì lẽ đó, nhiều ý kiến đã chỉ ra sự thiếu thuyết phục trong kết quả thống kê dựa trên "tổng số bằng sáng chế 5G" vốn là một khái niệm cực kỳ chung chung được GreyB sử dụng.

hw3.jpg

Cùng quan điểm này, một phân phân tích uy tín của Công ty chứng khoán Nomura Richard Windsor đã nêu ra quan điểm chưa đồng tình trong thống kê của GreyB, đồng thời cho rằng vấn đề số lượng kém quan trọng hơn nhiều so với số lượng. Ông cho rằng thống kê của GreyB thiếu sót trong việc định nghĩa về SEP.

Theo ông, SEP phải được chia thành 2 loại với tầm quan trọng là khác nhau. Nôm na như trên một chiếc máy bay, sẽ có 1 loại SEP nếu thiếu máy bay sẽ không bay được, thì cũng có loại SEP khác dùng cho ghế ngồi, thức ăn đồ uống trên máy bay. Tất nhiên cả 2 đều cần thiết để máy bay hoàn thành chức năng của nó nhưng những cái số 1 vẫn quan trọng hơn cái số 2 và do đó, vai trò của Huawei đã bị phóng đại lên quá mức dựa trên những con số.

Thực sự, dựa trên quan điểm của Windsor và nếu đúng như những thống kê của GrayB thì rõ ràng Huawei và Samsung hoàn toàn có thể thực hiện chuyển đổi 4G sang 5G mà chẳng cần những công ty khác. Nhưng rõ ràng thực tế thì không hề như vậy bởi 5G dựa trên rất nhiều "công nghệ lõi" mà vốn dĩ, không chỉ riêng một công ty nào sở hữu toàn bộ được. Bởi thế, Windsor cho rằng nếu tính cả những SEP ở mục 2 để khẳng định vai trò dẫn đầu của Huawei sẽ thiếu đi tính công bằng về bản chất cho những công ty khác như Nokia hay Ericsson hoặc thậm chí là những người mới nhảy vào đến từ Trung Quốc như Vivo, OPPO.

hw4.jpg

Hãng luật Bird & Bird đã chọn một cách thống kê khác với kết quả thách thức về tuyên bố dẫn đầu công nghệ 5G của Huawei. Trong đó, họ đã đưa ra những cách thu thập số liệu khác, phân định rõ ràng hơn trong chuyện xác định SEP, xét xem cái gì mới là tiêu chuẩn thiết yếu. Bên trên là thống kê số liệu thô về các thông số kỹ thuật hoặc dự án thuần 5G mà các nhóm công ty đóng góp tính tới 2018 theo ngày tuyên bố sáng chế, sử dụng số liệu từ Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu 4/2019. Cách tính này cho thấy đứng đầu là Ericsson, Samsung xếp thứ 2, tiếp theo là Qualcomm, Nokia và Huawei xếp tận hạng thứ 4.

Tất nhiên chúng ta sẽ không hoàn toàn phủ nhận sự phát triển của Huawei, từ một công ty 20 năm trước bị chế giễu là kẻ luôn đi copy cast sản phẩm của phương Tây, trở thành một công ty dám đứng ngang hàng kiện tụng với những thế lực lớn như Cisco, vượt qua cả Ericsson để trở thành hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Châu Âu, bơm hàng tỷ đô vào R&D và thậm chí là tới tuyên bố đi trước những công ty khác 18 tháng về 5G.

5394638_hw5.jpg

Việc đổ hàng chục tỷ đô, gấp nhiều lần những công ty khác đã mang về cho Huawei một lượng lớn các bằng sáng chế. Rõ rảng tổng số bằng sáng chế mà họ tuyên bố có thể dễ dàng tạo nên những ấn tượng, dễ tạo suy nghĩ rằng cứ có nhiều bằng sáng chế là dẫn đầu trong sự phát triển của 5G. Nhưng đó có thực sự là thước đo duy nhất để xác định khi mà lượng và chất luôn phải là những thứ cần phải được đảm bảo cả 2. Việc sáng chế ra một chiếc tên lửa và một con ốc trên chiếc tên lửa đó rõ là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.

Một lần nữa minh chứng cho điều đó, IEEE Spectrum đã tạo nên thang chỉ số Sức mạnh bằng sáng chế, xét tới các yếu tố sự phát triển, tác động, tính phổ quát và nét duy nhất của những bằng sáng chế. Kết quả tiếp tục có sự khác biệt so với thống kê "giản đơn" của GreyB khi mà Qualcomm lại đứng đầu với biên độ rất lớn so với những hãng khác và Huawei xếp ở vị trí tận thứ 8.

hw6.jpg

Để phép so sánh công bằng hơn nữa, hãng luật và bằng sáng chế IPWatchdog đã tiến hành một nghiên cứu khác, một lần nữa cho thấy sự đóng góp của các công ty cho việc phát triển chuẩn 5G chung chưa hẳn phải có số lượng bằng sáng chế lớn. Cụ thể, Qualcomm vẫn là công ty dẫn đầu ở hạng mục giá trị và tác động của bằng sáng chế mà họ nắm giữ. Tương tự như vậy, có nhiều công ty vẫn có khối lượng bằng sáng chế lớn nhưng giá trị vẫn không thể vượt những công ty khác có số lượng ít hơn.

Qua đó có thể thấy, số lượng bằng sáng chế mà một công ty sở hữu không phải là con số duy nhất để phản ánh giá trị mà công ty này đóng góp cho sự phát triển của tiêu chuẩn 5G nói riêng hay cả ngành công nghiệp nói chung. Điều quan trọng hơn mà chúng ta cần tập trung chính là sự trung thực về trí tuệ và những thước đó chính xác hơn, cụ thể và công bằng hơn. Với sự phát triển ở tốc độ cực nhanh như hiện nay, mọi thứ càng cần được đưa về bản chất nhiều hơn, trung thực với chính bản thân mình hơn thay vì dùng những con số thống kê khủng khiếp nhằm huyễn hoặc cho một giấc đại mộng nào đó vốn không bao giờ thành sự thật.

Số liệu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anhmk95
TÍCH CỰC
3 năm
@0907696xxx không biết sao chip huawei mát thật :v
@gauto988 Phương Tây rả rả: 5G Huawei chả có cái mẹ gì, chỉ có lượng ko có chất
Cũng là Phương Tây: nhanh nhanh dập chết cha thằng Huawei đi, ko để nó lớn, ko nhanh thì toang.
Cười vô mặt
@Moon_Chevalier Thay từ phương tây bằng mẽo quốc thì chánh xác hơn
saiback
CAO CẤP
3 năm
@gauto988 Một hacker TQ đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá..
hppl
TÍCH CỰC
3 năm
điểm cao bằng cách copy bài + ăn cắp chất xám của người khác, giờ thì hậu quả phải gánh thôi ,để xem ko có công nghệ Mỹ thì trụ dc bao lâu
phuong90bkdn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hppl Bằng sáng chế, tiếng Anh gọi là patent, mà ổng nói copy dc. Nói ếch ngồi đáy giếng lại tự ái và giãy nãy
bettyboy
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hppl Điểm cao là thành quả tích lũy do quá trình học tập. Nên điểm cao thì chắc chắn học giỏi chứ sao lại chưa hẳn được.

Giả sử 1 đứa thi ĐH đạt điểm tuyệt đối 30 hoặc 29 mà nói nó không phải học giỏi, hông lẽ may mắn đến mức độ đó??

Nói điểm cao chưa chắc làm giỏi thì nghe còn có lí, vì thực tế và lý thuyết thường khác nhau nhiều.
Hoagka88
ĐẠI BÀNG
3 năm
@bettyboy Con ềch chúa dây nè...
concuuduc
TÍCH CỰC
3 năm
@bettyboy Đúng.
điểm cao nhờ ba mẹ
T - Bag
TÍCH CỰC
3 năm
@longbc
Anh theo em
điểm cao nhờ ba mẹ
ai mà chả biết số lượng ko phải tất cả, nhưng nó vẫn là một phần. Và nếu không có các đóng góp của Huawei thì bây giờ liệu 5G đã thành hình chưa? Câu trả lời e rằng là vẫn chưa
@pikupi Bạn hiểu sai ý mình viết rồi.

Cái mình khẳng định là công nghệ ứng dụng băng thông rộng (5G, 6G hay 7G) vẫn sẽ phát triển kể cả khi chưa có 5G, 6G, 7G như trong ví dụ về công nghệ card đồ họa của các nhà phát triển game.
@cu dé Thế mình hỏi bạn giữa 4G, 5G, thậm chí là 6G vs mạng Wifi Gen 6 hoặc Wifi Gen 7 thì bạn chọn cái nào?

Bạn chưa hiểu được sự khác nhau giữa ứng dụng doanh nghiệp vs ứng dụng mobile nên các ví dụ bạn đưa ra ở trên nó rất sai.
huyhoangjo
TÍCH CỰC
3 năm
@hakuruno Ah bác hiểu sai ý mình, tiết kiệm tiền cho doạnh nghiệp là up nhanh nhân viên làm được việc khác xử lý khối lượng công việc nhiều hơn thì hiểu quả làm việc lớn hơn.công ty lớn hàng nghìn nhânn viên sẽ thấy rõ lun.giờ dịch bệnh làm online nưa hi
huyhoangjo
TÍCH CỰC
3 năm
@nonut Sao không sale thị trương người di chuyển dụng điện thoại trao đổi công việc đây minh vidu nhỏ trong trong ững dụng thì thấy nó có lợi rồi.
Nhưng cứ điểm cao đi, tính gì tính sau.
@Thiếu nữ thôn quê Lật cái đít modem nhà đang dùng lên xem ai sản xuất và xài công nghệ của hãng nào. vietel với heo quay khác vẹo gì nhau, chính phủ đứng sau chống lưng hết, và để có được lợi thế giá cước rẻ, phụ vụ nhanh, hạ tầng tốt thì vitel đang ư tiên hàng heo quay nhập về cho dân đen xài.
Hoagka88
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Moon_Chevalier Ban ít doc báo nhĩ..? Nều có doc báo là b thấy là khi CP nc nào cãm heo quay hay cty nào tố heo quay ăn cắp bãn quyền .....khi mà heo quay chưa lên tiêng là bô ngoại giao CP china nhàu vô mang hãm doạ...dòi trã dũa ầm ầm rôi....vầy là dũ biêt a heo quay có phăi là cũa a china ko..? B tu hiễu di....,
@Hoagka88 bó tay, công ty của mình bị đì bất bình đẳng thì họ lên tiếng. Chứng tỏ gì ở đây vậy 😆
tlam1974
ĐẠI BÀNG
3 năm
Toàn ăn cướp!
Điểm cao nhờ quan hệ 😆
Kẻ ăn cắp trắng trợn bản quyền,
giờ lại đi bán lại các bằng sáng chế ++
@kungfu9999 nó ăn cắp những cái nó không thể làm được, và bán những cái nó làm được. Có gì lạ đâu? Đấy là chuyện thường ngày, không ngoại trừ các nước phương Tây.
@gunnyonline lại thân tàu bưng bô
@kungfu9999 Không chấp nhận đc sự thật à =))
@kungfu9999 Cứ có tiền là thằng nào chẳng làm cái trò mất dạy này? Thân tàu thân mỹ gì ở đây?
Nghe nói phải đi " nuôi lợn " để sống mà .Vâng người Tàu vẫn luôn tự hào là họ cái gì cũng làm đc . Và khi bị phương tây nghỉ chơi .Họ với biết mình không phải cái Rốn của Vũ Trụ .
lazytomcat
ĐẠI BÀNG
3 năm
nhưng mà học dốt thì chắc chắn là điểm không cao rồi !
@lazytomcat Good
lật tài liệu thì điểm vẫn cao nhé anh em
@mrtqt Lật được cả năm học ko? Lật được cả đời đi học ko?
Kết quả học tập đánh giá cả năm chứ có phải dựa vào mỗi một bài kiểm tra may mắn bạn lật tập được
@hoangminh2018 được hết á chú. tui đây biết 2 đứa dùng tài liệu (điện thoại) khi thì ts 10, nó lật suốt năm cấp 3, thi TN nó còn dùng phao, hỏi bài nữa kìa (1 đứa đang học đại học y dược, đứa kia định đi du học nhưng covid làm kẹt bên rmit rồi). Nói thiệt bây giờ giỏi thật và giỏi giả phân biệt quá khó, đến bằng cấp để học lên ThS, TS còn mua được thì mấy vụ lật tập nhằm nhò gì, mà giờ hết thời ai còn lật tập, bọn nó dùng đt cả, đứa nào cũng có cái quả táo, airdrop qua lại cần gì đến tập. Còn cái vụ "Kết quả học tập đánh giá cả năm chứ có phải dựa vào mỗi một bài kiểm tra may mắn bạn lật tập được" chỉ cần chọn đúng bài ktr nào mà đáng lật tập thì ngon cơm hết cả. Có academic achievements mà không có social skills thì đi tong nhưng có social skill mà không có academic achievements thì cái này còn chau chuốt được. Khi xã hội đánh giá 1 con người qua 1 cái bằng thì người đó học CHỈ đế có cái bằng, học là 1 quá trình dài nhưng do sự biến tướng của xã hội giờ học đã thành "để có cái bằng".
Một là nhà có điều kiện, Hai là hên ngồi gần đứa học giỏi =))
@Maxken86 Ngồi gần đứa học giỏi được vài lần là cùng. Chẳng lẽ suốt 12 năm đi học ngồi gần mãi, đến lúc thi tốt nghiệp, đại học cũng ngồi gần được àh
@hoangminh2018 Có đọc kỹ ko bro, mình ghi HÊN thì có lúc này lúc khác, Hên có khi ngồi gần hoài sao bro
@Maxken86 Nằm mơ đi
@hoangminh2018 Hên xui thì cần mọe gì mơ bro =))
như kiểu còn thở là còn gỡ
Điểm cao chưa chắc ra trường làm kiếm nhiều tiền thì OK, chứ điểm cao thì chắc chắn học giỏi. Học lực giỏi yếu người ta dựa vào bảng điểm.
Bài viết dài quá. Nói thật là chưa đọc hết. Mod viết làm sao cho cô động hơn được không
chiến tranh sẽ bắt đầu từ đây (5G)
Cứ thiết bị 5G của Việt Nam mà táng thôi
@iPhonecafe 5G của VN thì vẫn phải trả tiền bản quyền cho thằng Heo quay thôi . Bạn nghĩ VN tự nghĩ ra 1 chuẩn riêng chắc ?
Cười vô mặt

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019