Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Giải nghĩa một trong những bức tranh siêu thực nổi tiếng nhất "The Son of Man" của René Magritte

blueJune
20/9/2022 9:13Phản hồi: 43
Giải nghĩa một trong những bức tranh siêu thực nổi tiếng nhất "The Son of Man" của René Magritte
The Son of Man là một trong những bức tranh siêu thực nổi tiếng nhất của họa sĩ người Bỉ, René Magritte. Chúng ta sẽ cùng đi qua hoàn cảnh sáng tác, những chi tiết trong bức tranh và tâm sự của chính họa sĩ để cảm nhận tác phẩm nổi tiếng này nhé.

Bức tranh The Son of Man là chân dung tự họa mà Magritte nhận vẽ theo yêu cầu của người bạn ông, Harry Torczyner. Ông này yêu cầu họa sĩ tự vẽ chân dung nhưng Magritte có một số lo ngại và càm thấy đây là một “vấn đề của lương tâm”. Ông đã viết thư giải thích cho người bạn mình, nói rằng ông đã vẽ chính mình ba lần trong một bức tranh và ý định của ông là “vẽ một bức tranh chứ không phải là một bức vẽ chân dung”.

Ông hoàn thành bức tranh vào tháng 7 năm 1964 và đây là một phần của loạt tranh có chủ đề tương tự, trong đó khuôn mặt của các nhân vật trung tâm đều được che phủ. Hai bức còn lại có tên là The Great War on FacadesMan In a Bowler Hat cũng hoàn thành trong năm 1964.


son-of-man.jpg
The Son of Man, René Magritte


the-great-war.jpg
The Great War on Facades, René Magritte
man-in-a-bowler-hat.jpg
Man In a Bowler Hat, René Magritte

Magritte đã sử dụng lặp đi lặp lại một số chi tiết trong nhiều bức tranh của mình và chúng đã trở thành đặc điểm nhận dạng các tác phẩm nghệ thuật của ông, như quả táo và mũ quả dưa. Trong nhiều bức tranh khác của Magritte, chẳng hạn như The Listening Room (1952), The Postcard (1960), The Habit (1960), Le prêtre marié (1961), và Ceci n’est pas une pomme (This is not an apple) (1964), ông đều vẽ đối tượng chính trong tranh là quả táo. Đối với chiếc mũ quả dưa hay bộ suit xuất hiện trong nhiều tác phẩm của họa sỹ, như một phong cách của riêng ông. Ông đã trả lời phỏng vấn rằng “Chiếc mũ quả dưa không phải là nguyên bản: điều này không có gì gây ngạc nhiên. Và tôi đội nó. Tôi không muốn mình trở nên độc đáo. Nếu tôi muốn trở nên quyến rũ trên đường phố, tôi sẽ ăn mặc phù hợp. Nhưng tôi không muốn.”

the-listening-room-1952(1).jpg!Large.jpg
The Listening Room, René Magritte
the-postcard-1960(1).jpg!Large.jpg
The Postcard, René Magritte

Mặc dù chúng thấy hay thấy mô-típ này trong tranh của ông nhưng có thể ý nghĩa của nó là không có ý nghĩa gì cả. Chúng chỉ đơn giản là những thứ mà họa sĩ vẽ và để người xem tự quyết là chúng có ý nghĩa gì. Ông để ngỏ những bức tranh của mình để người xem chiêm nghiệm và nhận thức những gì có thể nhìn thấy và không thể nhìn thấy.

Trong bức tranh The Son of Man, Magritte mô tả một người đàn ông đứng đối diện chúng ta. Cả hai cánh tay của anh ta đều ở bên hông và chúng ta gần như nhìn thấy ¾ cơ thể anh ta. Trông tư thế của anh ta khá cứng nhắc. Nếu nhìn kỹ hơn, ta sẽ nhận thấy cánh tay trái của anh ta bị xoắn ngược lại. Áo khoác ngoài có ba chiếc cúc nhưng chiếc thứ ba không cài cúc. Khó có thể nhận biết khuôn mặt của anh ta vì có một quả táo xanh lớn với khoảng năm chiếc lá bao phủ hầu hết gương mặt. Khung cảnh phía sau người đàn ông là bầu trời mây xám xịt và bên dưới là màu xanh lờ mờ có vẻ như là đại dương. Đó dường như là vào ban ngày, mây và đại dương như tan vào nhau. Màu chủ đạo là xanh lam và xám. Nhân vật chính cũng mặc một bộ vest xám, gần như hòa vào khung cảnh đằng sau anh ta. Chiếc cà vạt đỏ và quả táo xanh, hai màu duy nhất nổi bật trong cả bức tranh, khiến ánh nhìn của chúng ta bị phá vỡ và thu hút sự chú ý hướng tới nhân vật trung tâm.

Quảng cáo



Chúng ta nhận thấy sự cân bằng giữa các đường ngang và dọc, ví dụ nhưng đường chân trời ở nền phía sau, các đường ngang từ bức tường biển sau người đàn ông. Những gì là nền được chia thành ba phần ngang: bầu trời, đại dương và bức tường.

Các đường thẳng đứng phá vỡ tính ngang bằng của bố cục; chúng ta thấy một đường thẳng mạnh mẽ ở trung tâm, đặc biệt là đường kẻ giữa chiếc áo khoác của người đàn ông không rõ gương mặt, song song với hai cánh tay ở hai bên.

Quả táo có vẻ là hình tròn duy nhất trong toàn thể bố cục. Có những đường chéo nhỏ từ cổ áo sơ mi và áo khoác. Nếu nhìn kĩ bức tranh, ta có thể cảm thấy sự đối xứng về bố cục.

Đã có nhiều cách giải thích nhằm khám phá ý nghĩa của bức tranh The Son of Man. Có một số gợi ý về tôn giáo, một số khác lại là về sự đồng nhất với xã hội, giấu đi việc mình thực sự là ai. Bản thân Magritte đã giải thích đó là mâu thuẫn tồn tại giữa khía cạnh hữu hình và tiềm ẩn.

Magritte sử dụng vật dụng hàng ngày để xoay chuyển nhận thức của chúng ta về những gì là thật hay không, những gì được nhìn thấy hoặc không được nhìn thấy.

Trong The Son of Man, Magritte giải thích rằng quả táo là một “vật thể quen thuộc” được sử dụng trong các bức tranh của ông và theo đó, nó bắt đầu “đặt ra câu hỏi” vì sự hiểu biết của chúng ta về nó đã bị thay đổi và “khơi gợi sự bí ẩn của nó”. Khi giải thích về quả táo trước mặt người đàn ông, ông nói “Ít nhất nó cũng che đi một phần khuôn mặt. Vậy thì chúng ta thấy rõ một sự vật hiển nhiên, là quả táo và giấu đi cái hiện diện là khuôn mặt của người đàn ông. Điều này xảy ra liên tiếp, mỗi thứ chúng ta nhìn thấy lại ẩn giấu một thứ khác. Chúng ta luôn muốn xem những gì đang bị che giấu bởi những gì chúng ta thấy. Sự quan tâm này có thể mang hình thức của một cảm giác khá mãnh liệt, một loại tranh giành, giữa cái hiện hữu bị giấu đi và cái hiện hữu rõ ràng.”

Quảng cáo



Tham khảo Art in context
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Erix
TÍCH CỰC
2 năm
Bộ sưu tập tranh tiêu đề : Đi chợ mua trái cây mà mặc cả giá ! Tên tóm tắt : Này thì mặc cả !
TRK
TÍCH CỰC
2 năm
@Erix
Cười vô mặt
conbodien
ĐẠI BÀNG
2 năm
hình tranh nhớ ngay đến bộ phim
The Thomas Crown Affair
Che mặt gây tò mò nhiều người sẽ tìm đến để tận mắt xem gương mặt ấy, đây có phải là một chiêu PR.
TRK
TÍCH CỰC
2 năm
@danghuong18 Các bậc thầy .... ma ... két ... linh ...tinh . sẽ nâng tầm lên một tầm cao mới thôi!
sockwave
TÍCH CỰC
2 năm
@danghuong18 Bức tranh vẽ đã che mặt rồi, chắc đến nơi thì cái mặt nó lộ ra chắc :v
@sockwave Ổng nói tranh tự hoạ. Thì người nào tò mò đến gặp hoạ sĩ đó chả thấy đc mặt à.
Hyper But
TÍCH CỰC
2 năm
Mình thì thích thể loại tranh phong cảnh hơn
Còn thiếu bức cu hiệp đội táo lên đầu quả đảo di động 🤣🤣🤣
Son Tran Lam
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Bão Xì Phố Cu Hiep made By Dall-E
cuhiep-2.png
cuhiep-1.png
Lại nhớ tới câu chuyện một ông bố là nhà văn hay thơ gì đó, thằng con tham khảo ý kiến bố để phân tích tác phẩm của bố mình nhưng khi làm bài nộp cô giáo lại phê không đúng ý tác giả 😁
lehman1
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Baoanh_nghiem nhét chữ vào mòm tác giả
sockwave
TÍCH CỰC
2 năm
@Baoanh_nghiem ông đạo diễn nguyễn quang dũng chứ ai
@sockwave Hồi học em nghe vậy chứ không rõ là ai 😁
sockwave
TÍCH CỰC
2 năm
@Baoanh_nghiem trên youtube có clip phỏng vấn ổng thì phải.
Con người ta nhiều khi muốn vận động não bộ để phân tích cái suy nghĩ ko hẳn là của tác giả. Điều này tạo ra vô vàn suy đoán, để rồi chưa hẳn tạo ra sự thỏa mãn cho tất cả.
Vậy chúng ta làm điều đó để làm gì?
Chaebol
TÍCH CỰC
2 năm
đọc cái bài viết tối nghĩa đ thể tả được. copy thiếu lương tâm cũng đăng đọc cho mệt!
firemoon
ĐẠI BÀNG
2 năm
... The Hit of Apple
268.jpg
Lại nhớ thời học văn, cô giáo làm 1 tràng 20p lột tả những ẩn dụ trong 4 câu bánh trôi nước. Mình giơ tay phát biểu " nhưng rốt cuộc bánh trôi ăn ko ngon cô ơi " cả cô cũng cười, ưu ái tặng mình dòng đầu tiên trong sổ ghi đầu bài và cái hẹn buổi sau lên bảng 😭
fan Táo đầu tiên của nhưn loại
nhqdat
TÍCH CỰC
2 năm
Căn bản là do vẽ khuôn mặt đẹp và có hồn thì rất khó.
Thế thì che nó lại là xong. Khỏe.
Vẽ trái táo thì dễ hơn là vẽ khuôn mặt. Hồi học cấp 1 cô giáo hay kêu vẽ Tĩnh vật. Thì ra là cho trường hợp này đây
Ảo ma
Quả táo nên khuyết 1 góc sẽ gây sự chú ý mạnh hơn cho i-fan
linh0125
TÍCH CỰC
2 năm
Dditj mẹ cái bàn phím iOS16

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019