Tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, việc xử lý nước sinh hoạt rất quan trọng, mình có vài phương pháp xử lý nước sạch cho gia đình sử dụng
Cách xử lý nước có 2 bước
Bước 1: Làm trong nước
Để làm trong nước, bạn có thể sử dụng phèn chua hoặc đơn giản hơn là lọc bằng vải sạch.
• Dùng phèn chua: Lấy 1g phèn chua (khoảng nửa đốt ngón tay) cho khoảng 20 lít nước. Để tiến hành làm trong nước, bạn dùng một lượng phèn chua tương đương với thể tích nước cần làm trong hòa vào một gáo nước cho tan hết. Sau đó, cho hỗn hợp vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều. Đợi khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống rồi gạn lấy phần nước trong
• Dùng vải: Lấy một miếng vải sạch, nên chọn các loại vải cotton để lọc nước cho đến khi lấy được nước trong
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8521633_tui-vai-loc-nuoc-sinh-hoat-tot-1024x681.jpg)
Với trường hợp nguồn nước cần lọc quá đục hoặc có nhiều phù sa thì bạn nên lọc bỏ bớt phù sa bằng vải màn trước khi tiến hành lấy nước trong.
Cách xử lý nước có 2 bước
Bước 1: Làm trong nước
Để làm trong nước, bạn có thể sử dụng phèn chua hoặc đơn giản hơn là lọc bằng vải sạch.
• Dùng phèn chua: Lấy 1g phèn chua (khoảng nửa đốt ngón tay) cho khoảng 20 lít nước. Để tiến hành làm trong nước, bạn dùng một lượng phèn chua tương đương với thể tích nước cần làm trong hòa vào một gáo nước cho tan hết. Sau đó, cho hỗn hợp vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều. Đợi khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống rồi gạn lấy phần nước trong
![phen-chua-phi-la-gi-tac-dung-cua-phen-chua-trong-nau-an-thumb-620x620.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8521636_phen-chua-phi-la-gi-tac-dung-cua-phen-chua-trong-nau-an-thumb-620x620.jpg)
• Dùng vải: Lấy một miếng vải sạch, nên chọn các loại vải cotton để lọc nước cho đến khi lấy được nước trong
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8521633_tui-vai-loc-nuoc-sinh-hoat-tot-1024x681.jpg)
Với trường hợp nguồn nước cần lọc quá đục hoặc có nhiều phù sa thì bạn nên lọc bỏ bớt phù sa bằng vải màn trước khi tiến hành lấy nước trong.
Bước 2: Khử trùng nước
Sau khi qua bước lọc ban đầu, bước tiếp theo bạn cần tiến hành khử trùng nước. Hiện nay có rất nhiều cách khử trùng nước mà bạn có thể áp dụng như: sử dụng hóa chất, đun sôi nước hay sử dụng các thiết bị lọc nước hiện đại.
Đun sôi nước
![2-1444722255.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8521629_2-1444722255.jpg)
Đun sôi nước là một trong những cách xử lý nước sinh hoạt đơn giản nhất. Nước đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên cách làm này lại mang một nhược điểm lớn là tốn thời gian. Nếu buộc phải khử trùng nước bằng cách này, bạn nên lưu ý chỉ nên đun sôi một lượng nước đủ uống trong ngày và không nên để nước đã đun sôi qua nhiều ngày
Sử dụng hóa chất
![hoa-chat-xu-ly-nuoc-2.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8521630_hoa-chat-xu-ly-nuoc-2.jpg)
Để có nguồn nước sinh hoạt sạch cho hộ gia đình người ta thường xử lý nước sinh hoạt với Cloramin B dưới dạng viên để khử trùng nước. Cloramin B có rất nhiều hàm lượng để lựa chọn. Nếu sử dụng nguồn nước từ chum, vại, xô chậu hay một bể chứa nhỏ thì nên dùng Cloramin B 0,25g hoặc Aquatabs 67mg.
Với một viên Cloramin khối lượng 0,25g có thể dùng để khử trùng cho khoảng 25 lít nước. Còn một viên Aquatabs 67mg thì khử được 20 lít nước.
Hướng dẫn cách khử trùng nước
• Cloramin B 0,25g: dùng thùng đựng 25 lít nước và cho vào 1 viên. Sau đó khuấy đều và đậy nắp. Sau 30 phút thì nguồn nước đã sạch để có thể sử dụng.
• Aquatab 67mg: dùng thùng đựng 20 lít nước và cho vào 1 viên. Sau đó khuấy đều và đậy nắp. Sau 30 phút thì nguồn nước đã sạch để có thể sử dụng.
• Hoá chất có dạng bột: thường dùng để khử khuẩn lượng nước lớn. Nồng độ tiêu chuẩn là trong 1 lít nước thì dùng 10mg Cloramine hoạt tính. Từ đó tùy theo lượng nước nhu cầu mà cho lượng hoạt chất phù hợp.
• Cloramine 27% dạng bột: dùng để làm sạch 300 lít nước bằng cách cho 3g bột Cloramine 27% hoà tan trong 1 gáo nước. Sau đó, đổ gáo nước vào thùng chứa nước và khuấy đều. Đậy nắp lại và chờ 30 phút là có thể sử dụng nước để sinh hoạt
Sử dụng thiết bị lọc nước RO
![may-loc-nuoc-ro-nong-nguoi-daikiosan-dsw-42210h.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8521628_may-loc-nuoc-ro-nong-nguoi-daikiosan-dsw-42210h.jpg)
Quảng cáo
Bên cạnh các cách làm nước sạch hay xử lý nước sinh hoạt thủ công trên thì máy lọc nước cũng là biện pháp hiệu quả có thể ứng dụng. Mỗi loại máy lọc nước đều có hiệu quả lọc khác nhau, tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào, công nghệ lọc, tính năng của máy lọc,…
Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm máy lọc nước. Trong đó, máy lọc nước RO Daikiosan là sản phẩm nổi bật nhất, đạt các tiêu chuẩn của quốc tế về chất lượng lọc.
Các thiết bị lọc nước RO đều sử dụng công nghệ vật liệu nano tổng hợp tiên tiến, có khả năng loại bỏ 99.9% các loại tạp chất, vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Bên cạnh đó, máy lọc nước RO còn giữ lại hầu hết các khoáng chất tốt có trong nước, tạo ra thành phẩm là nước ion canxi có lợi cho sức khỏe hơn so với nước tinh khiết không chứa khoáng chất
+ UỐNG NƯỚC NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ
![Z5324350471538-Ce8c2.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8526862_Z5324350471538-Ce8c2.jpg)
. Uống ngay sau khi thức dậy giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng
. Uống trước bữa ăn 30 phút giúp tiêu hóa tốt
. Trước khi tắm giúp giảm huyết áp
. Trước khi ngủ giúp tránh đột quỵ về đêm
Nhu cầu uống nước hàng ngày bao nhiêu là đủ?
![vi-tri-nuoc-trong-co-the.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8526884_vi-tri-nuoc-trong-co-the.jpg)
Các nhà dinh dưỡng ước tính như sau:
Từ 18 tuổi trở lên
V nước uống = Trọng lượng cơ thể (kg) x 40 (ml).
Quảng cáo
Ví dụ: Một người lớn nặng 50 kg thì người đó cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia ra 5 - 6 lần.
Từ 2 đến 18 tuổi
V nước uống = 1.5 x Trọng lượng cơ thể (kg) x 40 (ml)
Cách tính lượng nước cần uống theo độ tuổi
Lượng nước mỗi nhóm tuổi cần uống cụ thể như sau:Nhóm tuổiLượng nước cần uống mỗi ngày
Trẻ em cân nặng 1 - 10kg 100ml nước/kg cân nặng
Trẻ em cân nặng 11 - 20kg 1.000ml nước và thêm 50ml đối với mỗi 1kg tăng thêm
Trẻ em nặng từ 21kg trở lên 1.500ml và thêm 20ml đối với mỗi 1kg tăng thêm
Trẻ vị thành niên 10 - 18 tuổi 40ml nước/kg cân nặng
Người trưởng thành 19 - 30 tuổi và có hoạt động thể lực nặngKhoảng 40ml nước/kg cân nặng
Người lớn 19 - 55 tuổi, hoạt động thể lực ở mức trung bìnhKhoảng 35ml nước/kg cân nặng
Người trưởng thành trên 55 tuổi Khoảng 30ml nước/kg cân nặng.
Ví dụ: Một em bé nặng nặng 10 kg thì cần uống ít nhất khoảng 600 ml (0,6 lít) nước mỗi ngày, chia ra các lần nhỏ.
Cách uống nước sao cho đúng và khoa học
Uống nước ngay cả khi không khát
Khát là tín hiệu cơ thể đã bị mất nước nhẹ 2 - 5%. Do đó, để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, không bị rơi vào trạng thái stress hay ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể thì bạn nên uống nước ngay cả những khi không cảm thấy khát.
Uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml.
Uống quá nhiều nước một lúc khiến nước hấp thu nhanh làm máu bị loãng, thận bị kích thích tăng bài tiết nước và làm mất đi một số khoáng chất.
Không vội uống nhiều nước ngay sau vận động mạnh
Dù hoạt động mạnh như tập thể dục chơi thể thao, cơ thể bị mất nước và muối khoáng khá nhiều, cần phải bổ sung thích hợp, nhưng uống quá nhiều nước ngay sau khi vận động mạnh lại không tốt cho sức khỏe. Vì khi cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường (cooling down), tim còn đập nhanh, thở còn gấp, uống nước ngay sẽ tạo thêm áp lực cho tim và các bộ phận khác.
![cach-tinh-chinh-xac-luong-nuoc-can-uong-moi-ngay-cua-co-the-2-800x450.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8526875_cach-tinh-chinh-xac-luong-nuoc-can-uong-moi-ngay-cua-co-the-2-800x450.jpg)
Không nên uống nước trong lúc ăn
Uống nước khi ăn sẽ làm căng dạ dày và buộc dịch vị phải tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn.
Không uống nước quá lạnh hay quá nóng
Nước khoảng 15-30°C là phù hợp. Nước quá lạnh làm co thắt các vi mạch máu dạ dày, ruột và giảm chức năng tiêu hoá. Nước nóng quá có thể khiến bị tổn thương niêm mạc miệng, thực quản...
Không nên uống nước đun lại nhiều lần
Nước đun sôi nhiều lần sẽ khiến những kết tủa lắng đọng. Những kết tủa này thường là các kim loại nặng có trong nước.
Không uống quá nhiều nước cần thiết
Thừa nước cũng gây hại sức khỏe. Khi cơ thể phải tiếp nhận nước quá nhiều, quá nhanh thận lọc làm việc không kịp sẽ làm cho lượng ước tính lại nhiều, chất khoáng trong máu bị pha loãng, con người nhẹ sẽ bị thừa nước, nặng hơn sẽ ngộ độc nước.
Các loại nước uống nên chọn
Bình thường, nước và chất điện giải đi song song nhau, “nước đâu, muối đó” Nhưng, việc thêm chất điện giải trong nước uống là không cần thiết, vì chế độ ăn uống thường ngày có khả năng bổ sung điều chỉnh lượng điện giải tương thích.
Thông thường, các loại nước nên uống có thể chọn là: Nước đun sôi để nguội; nước khoáng; các loại trà thảo dược, thanh nhiệt giải độc như trà atiso, râu ngô, giảo cổ lam, hoa cúc, trà xanh… và nước ép trái cây.
![TiLvbp5T.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8526877_TiLvbp5T.jpg)
Các loại nước nên hạn chế uống gồm: Nước trái cây đóng hộp; nước ngọt có gas; cà phê, thức uống chứa cồn, nước tăng lực
Trong một số trường hợp đặc biệt, nên uống nước có bổ sung điện giải, như các vận động viên sử dụng đồ uống thể thao có chứa chất điện giải sau các buổi tập luyện, thi đấu cường độ cao, kéo dài, hay các trường hợp mất nước do tiêu chảy, nôn ói, ra mồ hôi do nhiệt độ môi trường cao.
![nuoc-dien-giai-la-gi-loi-ich-vang-cua-nuoc-dien-gi-1-730x450.jpg](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2024/11/8526878_nuoc-dien-giai-la-gi-loi-ich-vang-cua-nuoc-dien-gi-1-730x450.jpg)
#nuocuonggiadinh #Daikiosan