Wi-Fi 7 được nhắc đến nhiều trong năm 2024 nhờ sự xuất hiện của các thiết bị chính hãng, trong đó TP-Link là thương hiệu mang đến đầy đủ dải sản phẩm ở mọi phân khúc tại Việt Nam.
Dù công bố về kỹ thuật từ 2-3 năm trước, Wi-Fi 7 trong khoảng một năm trở lại đây mới chính thức có những sản phẩm thương mại. Cũng giống như Wi-Fi 6E, Wi-Fi 7 bị một rào cản lớn ảnh hưởng đến tiềm năng của nó chính là việc băng tần 6 GHz chưa được chính thức cấp phép tại nhiều Quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
Vậy TP-Link đã đưa ra giải pháp gì để có thể ra mắt sản phẩm có công nghệ Wi-Fi 7 một cách hợp chuẩn?
Trong tiêu chuẩn kỹ thuật của Wi-Fi 7, băng tần 6 GHz chỉ là một phần. Thực tế băng tần này đã có từ Wi-Fi 6E. Chính vì vậy, TP-Link dùng băng tần kép 2.4 GHz và 5 GHz cho Wi-Fi 7 ở mức phù hợp để đưa ra mức giá cạnh tranh, hoặc tối ưu hiệu suất cho việc sử dụng mạng LAN. Một tiêu chí quan trọng nữa chính là việc họ áp dụng tiêu chuẩn kết nối 2.5 Gb Ethernet cho các cổng kết nối quan trọng của thiết bị mạng, bao gồm đường WAN (internet), LAN (mạng nội bộ).
Dù công bố về kỹ thuật từ 2-3 năm trước, Wi-Fi 7 trong khoảng một năm trở lại đây mới chính thức có những sản phẩm thương mại. Cũng giống như Wi-Fi 6E, Wi-Fi 7 bị một rào cản lớn ảnh hưởng đến tiềm năng của nó chính là việc băng tần 6 GHz chưa được chính thức cấp phép tại nhiều Quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
Vậy TP-Link đã đưa ra giải pháp gì để có thể ra mắt sản phẩm có công nghệ Wi-Fi 7 một cách hợp chuẩn?
Trong tiêu chuẩn kỹ thuật của Wi-Fi 7, băng tần 6 GHz chỉ là một phần. Thực tế băng tần này đã có từ Wi-Fi 6E. Chính vì vậy, TP-Link dùng băng tần kép 2.4 GHz và 5 GHz cho Wi-Fi 7 ở mức phù hợp để đưa ra mức giá cạnh tranh, hoặc tối ưu hiệu suất cho việc sử dụng mạng LAN. Một tiêu chí quan trọng nữa chính là việc họ áp dụng tiêu chuẩn kết nối 2.5 Gb Ethernet cho các cổng kết nối quan trọng của thiết bị mạng, bao gồm đường WAN (internet), LAN (mạng nội bộ).
TP-Link Archer BE230 - router Wi-Fi 7 mức giá cạnh tranh
Ban đầu, mình đọc thông tin về dòng này thì thấy thông tin Wi-Fi 7 có phần lấn cấn, nhất là sau khi tìm hiểu về việc nó không có băng tần 6 GHz. Tuy vậy, Archer BE230 tối ưu việc sử dụng mạng dây lẫn không dây.Trên thị trường, các thiết bị sử dụng Wi-Fi 6 có tốc độ ở lớp vật lý (PHY) trung bình là 1.200 Mbps. Trong đó các thiết bị như laptop, tablet sẽ cao hơn gấp đôi là 2.400 Mbps. Để tối ưu, router Wi-Fi 6 thường có thông số vào khoảng AX3000: tức là 2.400+600.
Vì vậy, Archer BE230 có thông số phù hợp cho kết nối mạng không dây ở cả Wi-Fi 6 và Wi-Fi 7 khi tốc độ PHY đạt tối đa 2.882 Mbps, bao phủ được băng thông của hai công nghệ Wi-Fi mới nhất. Như đã đề cập ở phần đầu, việc sử dụng hai cổng mạng 2.5GbE cho đường WAN và LAN cũng sẽ giúp tối ưu và mở rộng hệ thống mạng trong tương lai dễ dàng hơn.
Tất nhiên, TP-Link Archer BE230 mang đầy đủ những tiện ích nổi bật cho một router ở phân khúc cao, như việc nó hỗ trợ đầy đủ các giao thức VPN ở cả server lẫn kết nối dạng client, tính năng bảo vệ mạng cho gia đình HomeShield, phân tách lớp mạng cho các thiết bị IoT, mở rộng thiết bị EasyMesh theo tiêu chuẩn của tổ chức Wi-Fi Alliance và các thiết bị OneMesh của TP-Link.
Trên tay TP-Link Archer BE230: router Wi-Fi 7 chạy băng tần 5 GHz, giá trị lớn ở 2 cổng LAN 2.5G
TP-Link Archer BE230 là mẫu router Wi-Fi 7 đủ điều kiện sử dụng ở Việt Nam nhờ băng tần 5 GHz cùng sức mạnh cạnh tranh với phân khúc router Wi-Fi 6 cao cấp.
Sau khoảng 6 năm có mặt tại Việt Nam, Wi-Fi 6 đã trở nên phổ biến trên thị trường với sự…
tinhte.vn
TP-Link Deco BE25 - hệ thống Mesh Wi-Fi 7 nhỏ gọn, tốc độ cao
Deco là dòng thiết bị mạng Wi-Fi được biết đến với tính năng Wi-Fi Mesh dành cho hộ gia đình, đặc biệt là những không gian có diện tích lớn. Điểm mạnh của dòng sản phẩm này là thiết kế nhỏ gọn và việc thiết lập nhanh chóng và đơn giản.Quảng cáo
Với việc trang bị Wi-Fi 7, TP-Link đưa vào sản phẩm Deco BE25 với băng thông lên đến 4.324 Mbps ở băng tần 5 GHz. Với băng thông lớn, nhiều thiết bị có thể truy cập cùng lúc vào trong mạng và sử dụng tối ưu băng thông cho nhiều tác vụ khác nhau.
Chi tiết hơn về dòng sản phẩm này anh em có thể đón chờ trong một bài viết riêng nhé.
TP-Link Omada EAP723 - nâng cấp Wi-Fi 7 cho doanh nghiệp SMB
Để một mảnh ghép về Wi-Fi 7 hoàn thiện thì sản phẩm cho môi trường doanh nghiệp là không thể thiếu. TP-Link cũng phát hành dòng sản phẩm Omada với công nghệ Wi-Fi 7 từ dòng sản phẩm cơ bản nhất là EAP723.Nhóm sản phẩm cho SMB có nhiều lựa chọn thiết bị phát Wi-Fi (Access Point) khác nhau. EAP723 có cấu hình cơ bản nhất với băng tần kép cho băng thông tối đa 4.324 Mbps ở băng tần 5 GHz. Tất nhiên cổng mạng Ethernet 2.5Gb là trang bị không thể thiếu để phát huy được sức mạnh của thông số cấu hình Wi-Fi 7 trên thiết bị này.
Để triển khai một hệ thống mạng hoàn chỉnh, TP-Link mang đến hệ sinh thái Omada các thiết bị như gateway, switch, điều khiển bằng phần mềm Omada Controller thông qua phần cứng riêng hoặc ứng dụng chạy trên một nền tảng hệ điều hành bất kỳ như Windows, Linux. Phần mềm này quản lý các thiết bị mạng có hỗ trợ Omada giúp quản lý tập trung các thiết bị và tuỳ biến theo nhu cầu sử dụng.
Quảng cáo
Tất nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho một hệ thống mạng Wi-Fi 7 được tối ưu sẽ lớn. Vì vậy giải pháp của TP-Link hướng nhiều đến doanh nghiệp đang có nhu cầu nâng cấp hệ thống Wi-Fi 5 trở lên. Trong đó, hệ thống bộ chuyển mạch (Switch) 2.5 GbE cũng là một trong những thành phần quan trọng để phát huy hết sức mạnh của Wi-Fi 7.
Như vậy, TP-Link đã sẵn sàng đáp ứng hệ sinh thái Wi-Fi 7 áp dụng cho các thiết bị phát sóng Wi-Fi ở mọi phân khúc. Để phát huy hết sức mạnh, Wi-Fi 7 sẽ cần phải được cấp phép băng tần 6 GHz trong tương lai. Tuy nhiên mình nghĩ thời gian sẽ không thể sớm hơn trong 1-2 năm tới. Trước mắt, anh em là người dùng cơ bản có thể xem xét nâng cấp lên Wi-Fi 7 từ Wi-Fi 5 nếu nhận thấy mức giá hấp dẫn như việc đầu tư Wi-Fi 6.
Trong khả năng cho phép, anh em có yêu cầu mình test thiết bị trên như thế nào có thể để lại bình luận ở bên dưới.