Copy thông tin trên Wikipedia để viết tiểu luận xưa rồi, giờ chúng ta có cả AI viết hộ con người những đoạn văn với cả ngôn ngữ lẫn văn phong vô cùng tự nhiên. Chuyện là, hôm 30/11 vừa rồi, OpenAI đã cập nhật phiên bản mới của trí thông minh nhân tạo mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên ChatGPT, dựa trên nền tảng mô hình ngôn ngữ GPT-3.5. Ngay lập tức mọi người đã đổ xô đăng ký tài khoản để dùng thử. Có người đòi AI viết code lập trình, có người thì bắt ChatGPT viết thử vài đoạn văn, kịch bản phim, và thậm chí là viết cả tiểu luận đại học.
Điều đó đưa chúng ta đến với lo ngại, rằng những sinh viên lười nhác sẽ nhờ đến sự trợ giúp của AI để hoàn thành bài tập giúp họ qua môn hoặc tốt nghiệp.
Đấy là cư dân mạng nghĩ vậy, còn giáo sư Stuart Selber thuộc khoa ngôn ngữ Anh ở đại học bang Pennsylvania, Mỹ thì nghĩ xa hơn: “Tôi không thích cách mọi người tiêu cực hóa vấn đề như thế. Cứ đôi ba năm, lại có một công nghệ mới mọi người đều cho rằng sẽ khiến giáo dục đại học bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đến giờ vẫn chưa thấy chuyện đó xảy ra.”
Giáo sư Selber cho rằng ông “không lo lắng” về ChatGPT hơn bất kỳ những tiến triển mới của khoa học công nghệ trong lịch sử, đặc biệt là công nghệ liên quan tới ngôn ngữ: “Nhìn lại vài thập kỷ trước ai cũng lo ngại y hệt khi Microsoft Word, Wikipedia và cả internet nói chung trở nên phổ biến.”
Điều đó đưa chúng ta đến với lo ngại, rằng những sinh viên lười nhác sẽ nhờ đến sự trợ giúp của AI để hoàn thành bài tập giúp họ qua môn hoặc tốt nghiệp.
Đấy là cư dân mạng nghĩ vậy, còn giáo sư Stuart Selber thuộc khoa ngôn ngữ Anh ở đại học bang Pennsylvania, Mỹ thì nghĩ xa hơn: “Tôi không thích cách mọi người tiêu cực hóa vấn đề như thế. Cứ đôi ba năm, lại có một công nghệ mới mọi người đều cho rằng sẽ khiến giáo dục đại học bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đến giờ vẫn chưa thấy chuyện đó xảy ra.”

Giáo sư Selber cho rằng ông “không lo lắng” về ChatGPT hơn bất kỳ những tiến triển mới của khoa học công nghệ trong lịch sử, đặc biệt là công nghệ liên quan tới ngôn ngữ: “Nhìn lại vài thập kỷ trước ai cũng lo ngại y hệt khi Microsoft Word, Wikipedia và cả internet nói chung trở nên phổ biến.”
Quảng cáo
Ông cho rằng, ChatGPT có thể viết ra những đoạn văn “rất hay ở khía cạnh phân tích trừu tượng.” Nhưng khi đề cập đến những vấn đề cụ thể hoặc chỉ có ở một vài vùng lãnh thổ, thì AI lại gặp khó khăn trong việc kết nối suy luận. Bản thân AI cũng không tự đưa ra được luận điểm riêng, hoặc phân tích (ủng hộ hoặc phản đối) những luận điểm đã có trước, mà chỉ viện dẫn lại chúng. Cả hai yếu tố kể trên, theo giáo sư Selber, là những yếu tố giúp một bài tiểu luận có chất lượng, đạt điểm cao.
Đây không phải nhà giáo duy nhất nghĩ như vậy về AI đang khiến cả thế giới vừa kinh ngạc vừa có đôi phần hoảng sợ về khả năng của nó.

Giáo sư Leah Henrickson tại đại học Leeds, vương quốc Anh cho rằng nếu biết cách sử dụng, AI sẽ giúp ích cho ngành giáo dục, giúp các sinh viên có nền tảng công bằng hơn về mặt ngôn ngữ: “Tôi nghĩ có rất nhiều tiềm năng để giúp mọi người bày tỏ ý kiến của riêng họ theo cách mà họ nghĩ được nhưng không trình bày được bằng từ ngữ. Điều này có thể sẽ rất hữu ích cho những sinh viên nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, hoặc đối với những sinh viên chưa quen với cách viết hàn lâm.”
Cô Henrickson cho rằng, giờ sinh viên đã quá quen với giải pháp machine learning của Grammarly để kiểm tra ngữ pháp bài viết của họ, và ChatGPT chỉ là bước phát triển tiếp theo: “Sinh viên của chúng tôi biết những công cụ đó, vì thế nhiệm vụ của chúng tôi là dạy họ sử dụng chúng theo cách hiệu quả, biết cách phản biện.”
Đại học Leeds cũng đang có kế hoạch điều chỉnh lại bài tập và những bài luận án để phù hợp hơn với sự phát triển rất nhanh của AI. AI thừa sức liệt kê dữ liệu theo cách rất ấn tượng và tự nhiên. Nhưng phân tích phản biện và đánh giá vấn đề lại là những kỹ năng đến giờ mới chỉ có con người làm được. Giáo sư Henrickson cho rằng: “Tôi cảm thấy tích cực. Những công cụ ấy nếu biết sử dụng, có thể giúp sinh viên nhìn thế giới theo những cách khác.”
Theo Yahoo Finance