YMTC là hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất của Trung Quốc và Apple đã đưa YMTC vào chuỗi cung ứng của mình. Điều này có lợi cho Apple nhưng đối với các nhà làm luật Hoa Kỳ thì lo ngại Apple sẽ tạo điều kiện cho YMTC cũng như ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc phát triển - cũng là điều mà Hoa Kỳ đang ra sức ngăn chặn.
Apple lập luận rằng hãng có kế hoạch sử dụng chip từ YMTC đối với những chiếc iPhone được bán tại Trung Quốc. Dù vậy điều này không khiến các nhà lập pháp bớt đi lo ngại. YMTC - Công ty công nghệ bộ nhớ Dương Tử được kiểm soát bởi Tsinghua Unigroup trực thuộc chính phủ Trung Quốc thông qua nhiều ngân hàng và các quỹ đầu tư khác nhau. Tsinghua Unigroup cũng có mối liên hệ với đại học Thanh Hoa vốn được tài trợ bởi Bộ giáo dục Trung Quốc. Vì vậy YMTC về cơ bản cũng là một công ty thuộc nhà nước và điều này khiến giới chức Hoa Kỳ lo ngại. Thực tế là họ đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc tài trợ bất hợp pháp cho YMTC nhằm giúp công ty này cạnh tranh với những đối thủ ngoại quốc chẳng hạn như Micron.
Một lý do gây lo ngại nữa là YMTC được cho là đang cung cấp bộ nhớ 3D NAND và/hoặc các sản phẩm khác cho Huawei mà không có giấy phép xuất khẩu từ Bộ thương mại Hoa Kỳ. Kể từ năm 2020 thì tất cả các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm dùng công nghệ được phát triển tại Mỹ (chẳng hạn như chip được thiết kế và sản xuất bằng các công cụ của Mỹ) cho Huawei đều cần phải xin giấy phép từ Bộ thương mại Hoa Kỳ. Việc Apple sử dụng chip của YMTC được cho là tạo điều kiện để "chuyển giao kiến thức" và "bí quyết" cho YMTC từ đó giúp công ty này tăng cường năng lực sản xuất, cũng như giúp chính phủ Trung Quốc đạt được các mục tiêu quốc gia.
Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang đề nghị bộ trưởng Bộ thương mại - Gina Raimondo đưa YMTC vào danh sách thực thể (Entity List), từ đó cấm YMTC tiếp cận các công cụ và phần mềm của Mỹ. Thực tế trước đó Mỹ đã muốn chặn đường phát triển ngành sản xuất chip nhớ của Trung Quốc bằng cách cấm YMTC cũng như các hãng làm chip nhớ khác tiếp cận các công cụ sản xuất chip nhớ có nhiều hơn 128-layer. Không chỉ cấm công cụ phần cứng, phần mềm thiết kế mạch cũng đang được xem xét hạn chế tiếp cận.
YMTC chỉ là một trong số hàng chục công ty Trung Quốc góp mặt trong chuỗi cung ứng của Apple. Ngoài chip nhớ và các linh kiện khác, Apple cũng đang sử dụng màn hình OLED của BOE có trụ sở tại Bắc Kinh cho iPhone. Vì vậy có thể nói ngay cả khi không có YMTC thì các sản phẩm của Apple vẫn chứa đầy công nghệ được phát triển và sản xuất tại Trung Quốc. Điều này chỉ có thể được thay đổi nếu như Apple chuyển một số hoạt động sản xuất sang Ấn Độ hay các quốc gia khác nhưng quá trình này sẽ mất nhiều thời gian.
Theo: Tom's Hardware
Apple lập luận rằng hãng có kế hoạch sử dụng chip từ YMTC đối với những chiếc iPhone được bán tại Trung Quốc. Dù vậy điều này không khiến các nhà lập pháp bớt đi lo ngại. YMTC - Công ty công nghệ bộ nhớ Dương Tử được kiểm soát bởi Tsinghua Unigroup trực thuộc chính phủ Trung Quốc thông qua nhiều ngân hàng và các quỹ đầu tư khác nhau. Tsinghua Unigroup cũng có mối liên hệ với đại học Thanh Hoa vốn được tài trợ bởi Bộ giáo dục Trung Quốc. Vì vậy YMTC về cơ bản cũng là một công ty thuộc nhà nước và điều này khiến giới chức Hoa Kỳ lo ngại. Thực tế là họ đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc tài trợ bất hợp pháp cho YMTC nhằm giúp công ty này cạnh tranh với những đối thủ ngoại quốc chẳng hạn như Micron.
Một lý do gây lo ngại nữa là YMTC được cho là đang cung cấp bộ nhớ 3D NAND và/hoặc các sản phẩm khác cho Huawei mà không có giấy phép xuất khẩu từ Bộ thương mại Hoa Kỳ. Kể từ năm 2020 thì tất cả các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm dùng công nghệ được phát triển tại Mỹ (chẳng hạn như chip được thiết kế và sản xuất bằng các công cụ của Mỹ) cho Huawei đều cần phải xin giấy phép từ Bộ thương mại Hoa Kỳ. Việc Apple sử dụng chip của YMTC được cho là tạo điều kiện để "chuyển giao kiến thức" và "bí quyết" cho YMTC từ đó giúp công ty này tăng cường năng lực sản xuất, cũng như giúp chính phủ Trung Quốc đạt được các mục tiêu quốc gia.
Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang đề nghị bộ trưởng Bộ thương mại - Gina Raimondo đưa YMTC vào danh sách thực thể (Entity List), từ đó cấm YMTC tiếp cận các công cụ và phần mềm của Mỹ. Thực tế trước đó Mỹ đã muốn chặn đường phát triển ngành sản xuất chip nhớ của Trung Quốc bằng cách cấm YMTC cũng như các hãng làm chip nhớ khác tiếp cận các công cụ sản xuất chip nhớ có nhiều hơn 128-layer. Không chỉ cấm công cụ phần cứng, phần mềm thiết kế mạch cũng đang được xem xét hạn chế tiếp cận.
YMTC chỉ là một trong số hàng chục công ty Trung Quốc góp mặt trong chuỗi cung ứng của Apple. Ngoài chip nhớ và các linh kiện khác, Apple cũng đang sử dụng màn hình OLED của BOE có trụ sở tại Bắc Kinh cho iPhone. Vì vậy có thể nói ngay cả khi không có YMTC thì các sản phẩm của Apple vẫn chứa đầy công nghệ được phát triển và sản xuất tại Trung Quốc. Điều này chỉ có thể được thay đổi nếu như Apple chuyển một số hoạt động sản xuất sang Ấn Độ hay các quốc gia khác nhưng quá trình này sẽ mất nhiều thời gian.
Theo: Tom's Hardware