Nếu bạn muốn một công việc, hãy nói ra: Giọng nói chứa đựng trong đó sức mạnh bản thân, khiến mọi người tin tưởng vào năng lực và trí tuệ của bạn theo một cách mà những từ được viết không thể làm được.
Một nghiên cứu mới của đại học Chicago Booth School of Business, đã được công bố bởi tạp chí Khoa Học Tâm Lý (Journal of Psychology Science), phát hiện ra rằng những ứng cử viên có nhiều khả năng được tuyển dụng nếu họ sử dụng giọng nói của họ hơn là các đoạn văn bản.
Nhà nghiên cứu của Booth School, giáo sư Nicholas Epley và tiến sĩ candidate Juliana Schroeder đã yêu cầu những nhà tuyển dụng và sử dụng lao động giả đánh giá những ứng viên dựa trên bằng cấp của họ. Những ứng viên này, về phần mình, chuẩn bị cả phần nói và viết. Những nhà tuyển dụng khi nghe các ứng viên nói sẽ đánh giá họ thông minh, sâu sắc và có năng lực hơn những người chỉ đơn thuần đọc các phần viết – ngay cả khi từ ngữ được sử dụng là hoàn toàn giống nhau.
Tại sao giọng nói của con người lại có sức mạnh trong các quyết định tuyển dụng đến như thế? Epley nói: “Cùng với việc nói lên suy nghĩ trong chúng ta, như những suy nghĩ và niềm tin cụ thể, bài nói của một người biểu hiện năng lực suy nghĩ cơ bản của họ – khả năng lập luận có cơ sở, sự sâu sắc và trí tuệ. Khi biểu hiện trí thông minh, điều quan trọng là giọng nói của người đó phải được nghe rõ – theo đúng nghĩa đen.”
Điều này đã xác nhận lại điều mà nhiều chuyên gia đã nói đến trong những năm gần đây, rằng sự giao tiếp của con người sẽ tiến xa hơn nội dung thật của câu chữ. Giọng nói có thể kết nối mọi người theo cách mà các đoạn văn không thể làm được (hầu như nguyên do là vì sự phát triển tiến hóa cho phép chúng ta xây dựng lòng tin dựa trên những biểu hiện của lời nói).
Greig Schneider, đối tác quản lý của Egon Zehnder tại Mỹ, một công ty tìm kiếm điều hành lớn trên toàn cầu, nói rằng nghiên cứu cho thấy bất kì giọng nói nào cũng có lợi thế trong việc xây dựng một mối quan hệ so với không nói. “Tôi mong rằng trong tất cả những khả năng, phần lớn mọi người chẳng phải lo ngại gì về chuyện được người khác tôn trọng âm thanh và chất lượng giọng nói của họ”, Schneider nói, “Có lẽ ở hai đầu thực quản, một đầu nói giọng rất vang có thể sẽ hữu ích, và đầu còn lại, một giọng nói rất kì lạ, có thể tổn thương. Nhưng hầu hết mọi người sẽ nằm ở mốc giữa và sẽ được lắng nghe, không phải đọc.”
Schneider nói rằng, một khi các ứng viên chấp nhận sức mạnh của giọng nói của họ để kết nối với người khác, “Điều mà họ nên tập trung vào là những thứ họ có thể kiểm soát – các kĩ năng giao tiếp”. Điều đó có nghĩa là huấn luyện bản thân sửa các tật như hay nói “kiểu như” hoặc “umm”, phát triển sự tự tin bất kể chất lượng hoặc âm giọng của một người, ông cho biết.
Khi một ai đó được yêu cầu giúp các tổ chức tuyển lựa những người giỏi nhất, không giống với những người khác, Achneider nói: “Nghiên cứu không nói rằng du liệu mà các nhà phỏng vấn chọn được từ việc nghe giọng nói của một ai đó nhất thiết sẽ dẫn tới những quyết định tuyển dụng tốt hơn. Nó nói rằng họ thích người đó hơn khi nghe họ nói hơn là đọc về họ. Điều đó là quan trọng và là nguyên nhân đưa đến những thành kiến mới, có thể được giới thiệu (thành quá trình ra quyết định).
Và với những người đang tìm việc, điều quan trọng là phải coi trọng những thành kiến này và áp dụng chúng trong suốt quá trình tìm kiếm việc làm.
Đây dường như là tin xấu đối với những người nhút nhát, sử dụng thời đại kĩ thuật số để che đậy bản thân đằng sau những hồ sơ truyền thông xã hội, email, hình avarta, thuật ngữ nghề nghiệp và cảm xúc. Sự kết nối thật sự của con người đưa ta đến việc được nhận ra và tuyển dụng hay được thăng thức, đòi hỏi điều gì đó mong manh hơn – thứ gì đó thân mật và ràng buộc như những lời nói.
Vậy nếu như bạn ghét giọng nói của mình? Nếu như bạn nghĩ nó quá trầm, quá mỏng, quá khàn? Đừng im lặng. Nhiều chuyên gia tin rằng sẽ tốt hơn nếu bạn chấp nhận và che chở cho nó – và sao đó khắc phục chúng – còn hơn là giấu diếm chúng dưới những từ ngữ được viết ra.
Trần Gia An dịch
Quảng cáo