Góc nhìn AutoTimelapse về khái niệm Time-lapse là gì?

autotimelapse
14/1/2021 13:19Phản hồi: 0
Góc nhìn AutoTimelapse về khái niệm Time-lapse là gì?
Time - lapse là kỹ thuật ghép nhiều bức ảnh liên tiếp lại với nhau, mỗi bức ảnh cách nhau một khoảng thời gian để tạo thành một video tua nhanh hoàn chỉnh. Thay vì sử dụng máy quay phim để quay video bình thường với 24 khung hình trong 1 giây, Time-Lapse là tập hợp của 24 khung hình được chụp bằng máy ảnh một cách riêng rẽ và ghép lại. Đây là kỹ thuật chụp "tua nhanh" thời gian từ vài chục tới hàng nghìn lần, từ đó tạo ra những hiệu ứng rất đặc biệt.



Thời gian chụp hết 1 frame ảnh càng lâu, hoặc thời gian delay (trễ) giữa các frame càng lâu, thì thời gian của video sẽ càng được tua nhanh hơn. Đây chính là lý do kỹ thuật này được tạm gọi là "Tua nhanh thời gian" nhằm giúp mắt người thấy rõ những chuyển động rất chậm hoặc tăng tốc các chuyển động bình thường nhằm tạo ra sự sôi động, kịch tính cho khung cảnh.

Kỹ thuật time-lapse này ngược với kỹ thuật time-warp (làm chậm thời gian). Time- warp là kỹ thuật quay phim với tốc độ hàng nghìn khung hình mỗi giây rồi phát lại với tốc độ khung hình thông thường 30 fps để chúng ta có thể thấy rõ những chuyển động rất nhanh như cảnh đua xe, viên đạn được bắn ra từ nòng súng…

Ưu điểm của time-lapse so với cách quay video thông thường - Time- lapse có khả năng tạo ra một video có chất lượng và độ phân giải rất cao như 2K, 4K...so với việc quay video full HD thông thường. - Với khả năng tua nhanh chuyển động, Time- lapse tạo ra sự sôi động và kịch tính, tăng sự hấp dẫn cho đoạn video. -Bên cạnh đó, Time- lapse còn tận dụng khả năng phơi sáng của máy ảnh để tạo ra hiệu ứng mờ nhòe (blur) hoặc các vệt sáng vào ban đêm. -Có thể delay giữa các frame khi chụp, qua đó khi phát ở tốc độ 30 hình/giây, thời gian thực sẽ được tua nhanh, giúp tăng tốc những chuyển động bình thường vốn chậm hoặc rất chậm.
Nguyên tắc chụp time-lapse Những video mà bạn đang xem hàng ngày thực chất là sự phát liên tiếp hàng loạt những khung hình ở tốc độ thông thường 24 khung hình/ giây. Time-lapse cũng dựa trên nguyên tắc đó, bạn chụp hàng loạt những bức hình sau đó ghép lại với nhau tạo thành một đoạn video. Ví dụ nếu mỗi giây bạn chụp 1 khung hình, sau đó ghép lại thành video với tốc độ 30 khung hình/giây (fps) thì như thế bạn đã đẩy tốc độ video so với thực tế nhanh hơn 30 lần. Tức là độ trễ giữa các bức ảnh bạn chụp sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ video tạo ra. Thông thường video time-lapse khi ghép lại sẽ là 25fps hoặc 30fps. Chính vì tính chất "tua nhanh" thời gian nên time-lapse thường được sử dụng để ghi lại quá trình rất lâu như công trường xây dựng, hoa nở... hoặc chụp những hoạt động thông thường để tăng sự "kịch tính".

Một số hình thức time-lapse khác -Drive lapse: cắm máy ảnh trên nóc xe hơi, xe đạp, xe máy... để chụp exposure time (1/100 giây vào ban ngày hoặc 1/25 giây vào ban đêm), chụp 3 frame/giây (Continuous), khi phát video 30 fps, bạn có thể tua nhanh tốc độ di chuyển của xe tới 10 lần. -Floral Time lapse: mắt thường không thể xem được quá trình hoa nở, nên nếu cứ 5-10 phút chụp 1 frame, rồi chiếu video 30fps, bạn đã tua nhanh tốc độ hoa nở từ 9.000-18.000 lần, nhờ đó quá trình hoa nở 10 tiếng ấy sẽ chỉ diễn ra trong 2-5 giây.

Nguồn: autotimelapse.com
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019