Việc để lộ dữ liệu cá nhân trên thế giới giờ không còn là gì quá lạ lẫm nữa, nhất là đối với những công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên internet. Google hiện đang vướng phải cáo buộc về việc để lộ dữ liệu cá nhân sau khi có người lấy câu chuyện 5 năm trước để kiện hãng này, sự việc nghiêm trọng hơn bình thường bởi những thông tin bị lộ lại là những thông tin y tế của khoảng 1.6 triệu người dùng tại vương quốc Anh.
Lý do là công ty con chuyên về trí tuệ nhân tạo AI của hãng này có tên DeepMind hồi 2015 đã nhận dữ liệu từ 1 quỹ có tên Royal Free NHS Trust có trụ sở tại London để thử phần mềm Streams trên điện thoại thông minh. Đây là phần mềm dùng để phân tích và chứng minh có thể tránh được 25% số ca tử vong do các tổn thương thận cấp tính (acute kidney injuries) nếu sử dụng dịch vụ giảm giá của Trust. Quỹ này vào năm 2017 đã bị Văn phòng giám sát thông tin của Anh cấm hoạt động vì phát hiện họ đã chia sẻ thông tin 1 cách không hợp pháp. Lúc đó Google đã tránh được lệnh cấm hoạt động khi đổ hết mọi trách nhiệm sang phía quỹ Trust.
Đến giờ 1 công ty quản lý tài sản tập trung vào các vụ kiện co tên Litigation Capital Management Limited đã lôi chuyện này lên với mục đích đưa ra là tìm lại cái kết có hậu đối với 1.6 triệu người, những người không hề biết thông tin y tế đáng lẽ được bảo mật của mình lại bị thu thập và sử dụng bởi các công ty công nghệ lớn.
Năm ngoái tòa án tối cao tại Anh đã chặn 1 cáo buộc tương tự chống lại Google khi có bên cho rằng hãng công nghệ này đã theo dõi lịch sử truy cập web của hàng triệu người dùng iPhone dù Google khẳng định không làm như vậy.
Trong 1 nghiên cứu mới đây của 1 hội đồng về tự do dân chủ độc lập cho biết dữ liệu người dùng của người dân châu Âu được chia sẻ 376 lần mỗi ngày. Tại vương quốc Anh con số này là 462 lần, còn nơi chia sẻ nhiều nhất là Colorado, Mỹ với 987 lần. Đây là những con số làm nhiều người phải suy nghĩ hơn về việc chia sẻ hay bấm nút OK mỗi khi dùng mạng. Nhưng nói thế thôi chứ chắc hầu hết chắc chả mấy ai để ý đến việc này, trừ khi có sự vụ sự việc xảy ra.
Tham khảo E&T
Lý do là công ty con chuyên về trí tuệ nhân tạo AI của hãng này có tên DeepMind hồi 2015 đã nhận dữ liệu từ 1 quỹ có tên Royal Free NHS Trust có trụ sở tại London để thử phần mềm Streams trên điện thoại thông minh. Đây là phần mềm dùng để phân tích và chứng minh có thể tránh được 25% số ca tử vong do các tổn thương thận cấp tính (acute kidney injuries) nếu sử dụng dịch vụ giảm giá của Trust. Quỹ này vào năm 2017 đã bị Văn phòng giám sát thông tin của Anh cấm hoạt động vì phát hiện họ đã chia sẻ thông tin 1 cách không hợp pháp. Lúc đó Google đã tránh được lệnh cấm hoạt động khi đổ hết mọi trách nhiệm sang phía quỹ Trust.
Đến giờ 1 công ty quản lý tài sản tập trung vào các vụ kiện co tên Litigation Capital Management Limited đã lôi chuyện này lên với mục đích đưa ra là tìm lại cái kết có hậu đối với 1.6 triệu người, những người không hề biết thông tin y tế đáng lẽ được bảo mật của mình lại bị thu thập và sử dụng bởi các công ty công nghệ lớn.
Năm ngoái tòa án tối cao tại Anh đã chặn 1 cáo buộc tương tự chống lại Google khi có bên cho rằng hãng công nghệ này đã theo dõi lịch sử truy cập web của hàng triệu người dùng iPhone dù Google khẳng định không làm như vậy.
Trong 1 nghiên cứu mới đây của 1 hội đồng về tự do dân chủ độc lập cho biết dữ liệu người dùng của người dân châu Âu được chia sẻ 376 lần mỗi ngày. Tại vương quốc Anh con số này là 462 lần, còn nơi chia sẻ nhiều nhất là Colorado, Mỹ với 987 lần. Đây là những con số làm nhiều người phải suy nghĩ hơn về việc chia sẻ hay bấm nút OK mỗi khi dùng mạng. Nhưng nói thế thôi chứ chắc hầu hết chắc chả mấy ai để ý đến việc này, trừ khi có sự vụ sự việc xảy ra.
Tham khảo E&T