Phần mềm AI có tên MusicLM của Google có thể tạo ra 1 bản nhạc theo yêu cầu bằng 1 đoạn mô tả bằng văn bản. Mặc dù vậy, phần mềm này sẽ chưa được phát hành bởi Google lo ngại những rủi ro liên quan đến bản quyền. Google cho biết đây chắc chắn không phải là công cụ đầu tiên có khả năng này, nhưng trước đó chưa có cái nào có thể tạo ra những đoạn nhạc phức tạp về bố cục cũng như cao độ.
MusicLM được "nghe" qua 280.000 giờ nhạc để học cách tạo ra 1 bài hát với độ phức tạp nhất định, theo mô tả các nhà phát triển. Mặc dù yêu cầu đặt ra có thể dài và phức tạp, nhưng MusicLM được cho là vẫn có thể tạo ra 1 đoạt beat đủ ổn về cả giai điệu, các đoạn ngân và mood để phù hợp với chủ đề. Anh em có thể bấm vào link nguồn của bài viết này để nghe thử các đoạn nhạc tạo ra bởi AI. Với khả năng này, Google nói MusicLM hoàn toàn hữu ích trong việc tạo ra các bản nhạc dành cho phim ảnh.
Mặc dù vậy, vấn đề lớn nhất mà MusicLM đối mặt nằm ở khía cạnh tác quyền âm nhạc, nghĩa là nguồn gốc của các bản nhạc mà AI này đã được dạy. Trong một thử nghiệm, các chuyên gia phát hiện có khoảng 1% nhạc mà hệ thống tạo ra được copy trực tiếp từ các bài hát mà hệ thống đã tiếp nhận. Con số này đủ để Google tạm thời không phát hành MusicLM ra ngoài. Vấn đề pháp lý là câu chuyện mà những hệ thống AI như MusicLM phải đối mặt, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, sáng tạo.
https://twitter.com/keunwoochoi/status/1618809167573286912
Vào năm 2020, hãng thu âm của Jay-Z đã đệ đơn cảnh cáo bản quyền đối với kênh YouTube Vocal Synthesis, vì đã sử dụng AI để nhại lại giọng rap của Jay-Z trong các bài hát như “We Did not Start the Fire”. Sau khi xóa các video, YouTube đã khôi phục chúng, nhận thấy các yêu cầu gỡ xuống vẫn chưa thật sự đạt ngưỡng mà nền tảng này đặt ra. Những công nghệ deepfake kiểu này vẫn tồn tại khi chưa có một nền tảng pháp lý thỏa đáng cho sự hiện diện của chúng.
Eric Sunray, thực tập sinh tại Hiệp hội các nhà xuất bản âm nhạc, cho rằng những chương trình tạo nhạc bằng AI như MusicLM vi phạm bản quyền âm nhạc bằng cách tạo ra “những tấm thảm âm thanh mạch lạc từ các tác phẩm chúng nhập vào trong quá trình đào tạo, do đó đã vi phạm theo Đạo luật bản quyền của Mỹ". Không riêng gì âm nhạc, tính hợp lệ của sản phẩm do AI tạo ra trong các lĩnh vực khác nhau như hình ảnh, code và văn bản cũng là điều còn gây tranh cãi.
Từ góc độ người dùng, Andy Baio đến từ Waxy.org suy đoán rằng âm nhạc do hệ thống AI tạo ra sẽ được coi là tác phẩm phái sinh (một thứ sinh ra dựa trên giá trị của những cái sẵn có), và trong trường hợp đó, chỉ các yếu tố gốc mới được bảo vệ bản quyền. Tất nhiên, đi tìm cái gọi là "nguyên bản" trong 1 tác phẩm như vậy chắc chắn không phải chuyện dễ. Người ta cho rằng vấn đề sẽ dễ hơn nếu các tác phẩm do AI tạo ra sẽ được dùng cho mục đích phi thương mại, nhưng câu chuyện sẽ còn phức tạp khi những hệ thống như MusicLM bắt đầu phổ biến.
Ảnh minh họa
MusicLM được "nghe" qua 280.000 giờ nhạc để học cách tạo ra 1 bài hát với độ phức tạp nhất định, theo mô tả các nhà phát triển. Mặc dù yêu cầu đặt ra có thể dài và phức tạp, nhưng MusicLM được cho là vẫn có thể tạo ra 1 đoạt beat đủ ổn về cả giai điệu, các đoạn ngân và mood để phù hợp với chủ đề. Anh em có thể bấm vào link nguồn của bài viết này để nghe thử các đoạn nhạc tạo ra bởi AI. Với khả năng này, Google nói MusicLM hoàn toàn hữu ích trong việc tạo ra các bản nhạc dành cho phim ảnh.
Mặc dù vậy, vấn đề lớn nhất mà MusicLM đối mặt nằm ở khía cạnh tác quyền âm nhạc, nghĩa là nguồn gốc của các bản nhạc mà AI này đã được dạy. Trong một thử nghiệm, các chuyên gia phát hiện có khoảng 1% nhạc mà hệ thống tạo ra được copy trực tiếp từ các bài hát mà hệ thống đã tiếp nhận. Con số này đủ để Google tạm thời không phát hành MusicLM ra ngoài. Vấn đề pháp lý là câu chuyện mà những hệ thống AI như MusicLM phải đối mặt, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, sáng tạo.
https://twitter.com/keunwoochoi/status/1618809167573286912
Vào năm 2020, hãng thu âm của Jay-Z đã đệ đơn cảnh cáo bản quyền đối với kênh YouTube Vocal Synthesis, vì đã sử dụng AI để nhại lại giọng rap của Jay-Z trong các bài hát như “We Did not Start the Fire”. Sau khi xóa các video, YouTube đã khôi phục chúng, nhận thấy các yêu cầu gỡ xuống vẫn chưa thật sự đạt ngưỡng mà nền tảng này đặt ra. Những công nghệ deepfake kiểu này vẫn tồn tại khi chưa có một nền tảng pháp lý thỏa đáng cho sự hiện diện của chúng.
Eric Sunray, thực tập sinh tại Hiệp hội các nhà xuất bản âm nhạc, cho rằng những chương trình tạo nhạc bằng AI như MusicLM vi phạm bản quyền âm nhạc bằng cách tạo ra “những tấm thảm âm thanh mạch lạc từ các tác phẩm chúng nhập vào trong quá trình đào tạo, do đó đã vi phạm theo Đạo luật bản quyền của Mỹ". Không riêng gì âm nhạc, tính hợp lệ của sản phẩm do AI tạo ra trong các lĩnh vực khác nhau như hình ảnh, code và văn bản cũng là điều còn gây tranh cãi.
Từ góc độ người dùng, Andy Baio đến từ Waxy.org suy đoán rằng âm nhạc do hệ thống AI tạo ra sẽ được coi là tác phẩm phái sinh (một thứ sinh ra dựa trên giá trị của những cái sẵn có), và trong trường hợp đó, chỉ các yếu tố gốc mới được bảo vệ bản quyền. Tất nhiên, đi tìm cái gọi là "nguyên bản" trong 1 tác phẩm như vậy chắc chắn không phải chuyện dễ. Người ta cho rằng vấn đề sẽ dễ hơn nếu các tác phẩm do AI tạo ra sẽ được dùng cho mục đích phi thương mại, nhưng câu chuyện sẽ còn phức tạp khi những hệ thống như MusicLM bắt đầu phổ biến.
Google created an AI that can generate music from text descriptions, but won't release it
Google has created an artificial intelligence system that can generate songs given detailed text descriptions. But it won't release it yet.
techcrunch.com
Ảnh minh họa