Google vs Uber: chỉ cần 1 kĩ sư khác người đã đủ làm nên cuộc chiến

Duy Luân
25/5/2017 4:33Phản hồi: 67
Google vs Uber: chỉ cần 1 kĩ sư khác người đã đủ làm nên cuộc chiến
Anthony Levandowski là một cựu kĩ sư Google, anh này cũng người đang nằm ở trung tâm của cuộc chiến pháp lý về xe tự hành giữa UberAlphabet. Khi còn làm nhân viên cho Google, Levandowski đã lập ra công ty riêng để bán hệ thống cảm biến thu thập hình ảnh Street View cho chính Google, sau đó bán cả hệ thống xe tự hành khi Google bắt đầu bước chân vào thị trường này. Lúc nghỉ việc, Alphabet nghi Levandowski mang theo 14.000 file bí mật cùng những nhân sự hàng đầu qua một công ty mới trước khi được mua lại bởi Uber. Chuyện khá ly kỳ, mời anh em đọc kĩ hơn.

Tóm tắt ngắn gọn

Vài tuần sau khi Google tuyển dụng Levandowski hồi năm 2007 để làm việc với một dự án về cơ sở dữ liệu ảnh toàn cầu (giờ là Street View), Levandowski đã mở một startup tên 510 Systems LLC chuyên bán hệ thống cảm biến cho Google để dùng trong chính dự án này.

Trong 4 năm sau đó, Levandowski dành thời gian làm ở cả Google và 510 Systems LLC và anh hướng dẫn nhân viên của mình phát triển các công nghệ liên quan tới những dự án mà anh tham gia tại Google, trong đó có cả dự án xe tự hành.

Sau khi Google phát hiện ra 510 Systems LLC thực chất là của một nhân viên mình, thay vì đi kiện tụng Levandowski vì xung đột lợi ích hay đuổi việc anh ta, Google "chơi đẹp" mua hẳn lại startup đó với giá 20 triệu USD.

Giờ thì Alphabet - công ty mẹ của Google - đang kiện Uber vì những công nghệ mà Levandowski bị cáo buộc là đã đem từ Google sang công ty đối thủ. Hai công ty này, cùng với nhiều đơn vị khác trên thị trường, đang cố gắng tham gia vào cuộc đua xe tự hành nên không ngạc nhiên khi họ cạnh tranh với nhau từng chút một và sẵn sàng kiện đối thủ nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi thế của mình.

Google_Uber_Xe_tu_hanh_1.jpg
Đây là Anthony Levandowski khi giới thiệu chiếc xe tự lái của Uber

Một nhân viên không bình thường

Nhìn lại quá trình 9 năm Levandowski làm việc tại Google ở góc nhìn của một nhân viên thường đứng ở rìa của việc vi phạm và không vi phạm các quy định mà một công ty bình thường khó có thể chấp nhận. Mà ở đây lại là Google, vốn thường xuyên khuyến khích nhân viên khởi nghiệp (để rồi mua lại hoặc sử dụng công nghệ từ những phát minh). Chiến lược này giúp công ty có thêm công nghệ mới, nhưng nó cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa công ty và nhân viên về việc ai thật sự là người sở hữu công nghệ.

Alphabet cáo buộc Levandowski đã trộm công nghệ xe tự lái của Google rồi đem qua Uber, nơi mà anh đang làm trưởng bộ phận xe tự hành và sau ngần ấy thời gian đã hưởng hơn 120 triệu USD từ Google. Alphabet kiện Levandowski với 2 cáo buộc, và kiện Uber vì nghi ngờ đứng sau vụ ăn trộm công nghệ này. Phía Uber bác bỏ cáo buộc trước tòa, còn chưa rõ Levandowski trả lời như thế nào vì Uber không cho phép bất kì ai gặp anh này để nói chuyện. Bản thân Levandowski cũng không trả lời những câu hỏi hay bình luận gì cả.

Google thường khuyến khích nhân viên dành 20% thời gian làm việc để tự nghiên cứu những dự án bên ngoài, miễn là nó có lợi cho Google. Vậy nên họ mới tạo một môi trường khởi nghiệp dành cho các startup ngay từ bên trong công ty. Một số nhân viên đã theo mô hình này và tách ra làm riêng, ví dụ như Instagram hay Pinterest. Ngay cả hai đồng sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin cũng lập nhiều công ty của riêng họ trong những năm gần đây, trong đó có cả công ty làm xe bay hay khinh khí cầu.

Google_Uber_Xe_tu_hanh_4.jpg
Xe Street View của Google, bạn có thể nhìn thấy chiếc hộp màu vàng của 510 Systems

Thực chất thì startup của Levandowski đã giúp ích cho Google trong nhiều năm qua chứ không phải là không làm được gì. Công nghệ tạo bởi 510 Systems giúp Google ghi nhận được dữ liệu hình ảnh của riêng mình dùng cho Street View và giảm được chi phí khi sử dụng dữ liệu từ bên thứ ba. Khi Google công bố chương trình xe tự lái của mình vào năm 2009, một trong những chiếc xe đầu tiên là một con Toyota Prius mà Levandowski và các kĩ sư ở 510 Systems đã chuẩn bị kĩ càng cho màn trình diễn.

Thỏa thuận được kí khi bắt đầu làm việc của nhiều nhân viên Google không cho phép họ thành lập những công ty bên ngoài có khả năng xung đột lợi ích với Google, ví dụ như quảng cáo online. Chưa rõ khi nào thì Google phát hiện ra công ty của Levandowski, hay liệu hợp đồng lao động của anh có cho phép anh làm việc ở công ty riêng này hay không.

Quảng cáo



Ngoài 510 Systems, Levandowki còn lập ra một số doanh nghiệp khác, trong đó có một game online đặt cược vào xu hướng của thị trường chứng khoán, và một công ty chuyên làm nhà từ các công nghệ mới có nhà máy đặt ở California.

Về làm cho Google, nhưng vẫn bán hàng cho Google

Levandowski được sinh ra ở Brussels và đến Mỹ vào đầu những năm 1990 khi anh ở tuổi 14. Khi còn là một cậu thiếu niên ở vùng bắc San Francisco, anh đã tạo ra một bản đồ số của trường mình và bắt đầu lập công ty cung cấp hỗ trợ kĩ thuật cho những website thuộc các doanh nghiệp địa phương. Khi đi học Đại học California, anh đã làm ra một con robot từ Lego với khả năng sắp xếp những tờ tiền trong trò chơi Triệu phú. Anh cũng thử nghiệm xe tự lái khi cùng bạn học tham gia cuộc đua xe tự hành xuyên sa mạc Mojave do Bộ quốc phòng Mỹ tổ chức năm 2004. Để tiết kiệm tiền, nhóm của anh làm một chiếc xe máy tự chạy với tên gọi Ghostrider. Dù bị hỏng chỉ vài giây sau khi chạy nhưng giờ nó cũng đang được trưng bày tại Viện Smithsonian.

Google_Uber_Xe_tu_hanh_2.jpg
Đây là chiếc xe máy tự lái, Levandowski đứng ở rìa bên trái

Khoảng năm 2006, trước khi về làm cho Google, Levandowski là thành viên tham gia một dự án vẽ bản đồ số tên là VuTool, trong đó sử dụng công nghệ cảm biến được phát triển cho cuộc đua của Bộ quốc phòng nói trên. Cùng lúc đó, Google cũng kiếm công cụ tương tự cho dịch vụ của mình. Larry Page tin rằng sứ mệnh của Google là "tổ chức thông tin của thế giới" nên chỉ dữ liệu website là không đủ, thế nên ông mới quyết định thu thập thêm dữ liệu từ đường xá. Dự án này sau đó đã trở thành Street View.

Lúc ấy, nhóm của Google khá vật vã khi dùng một chiếc camera độ phân giải cao: ánh sáng chói qua các bức ảnh khiến chúng rất khó để sử dụng. Trong khi đó, VuTool đi trước một bước, họ sử dụng ngay những linh kiện có sẵn cùng một hệ thống mà Levandowski và bạn học của mình đã xây dựng nên. Hệ thống này có khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều cảm biến ảnh lại với nhau.

Quảng cáo


Thế là Google tuyển ngay Levandowski và cộng sự vào mùa xuân năm 2007. Vài tuần sau, Levandowski đăng kí mở công ty 510 Systems. Số 510 này được đặt theo mã vùng của khu vực Berkeley. Ít lâu sau, Levandowski bắt đầu bán hệ thống gộp hình ảnh của mình cho Google thông qua một bên trung gian khác. Rất nhanh chóng, chiếc hộp màu vàng đen trở thành bộ não của Street View. Nó tổng hợp thông tin từ các cảm biến như camera, GPS, thậm chí cả cảm biến gắn ở bánh xe vào chung một nơi để khi xe đi đến chỗ nào thì ảnh sẽ được chụp đúng và ghi nhận vị trí địa lý đầy đủ.


Trong những tháng đầu tiên 510 Systems đi vào hoạt động, Google là khách hàng duy nhất của họ. Những cựu nhân viên của 510 Systems nói rằng tất cả giao dịch mua bán sẽ đi qua bên trung gian, người đứng ra đặt thương hiệu cho sản phẩm, chịu trách nhiệm bán hàng cho Google và sau đó sản xuất giúp cho 510 Systems luôn. Chỉ trong năm đầu tiên Google đã mua hơn 100 máy. Nhóm cựu nhân viên này giữ bí mật rất kín về khách hàng của mình và chỉ đề cập tới Google bằng cái tên "Aspen".

Tất nhiên, 510 Systems có nói cho nhân viên của mình về việc anh ta đang làm ở Google. Thật ra thì những người nhân viên này cũng đã biết được vì anh thường mặc đồ có logo Google trên đó. Có một vài kĩ sư trong nhóm Street View biết về mối liên hệ giữa Levandowski và 510 Systems.

He_thong_xe_tu_hanh.jpg

Trong những hồ sơ kiện tụng gần đây, luật sư của Alphabet nói rằng các lãnh đạo Google ban đầu không biết rằng họ đang mua hàng từ công ty của nhân viên mình. "Anh không tiết lộ về sự liên quan của anh với 510 System với Google... trước khi Google phát hiện ra, đúng không?", luật sư đại diện cho Alphabet hỏi Levandowski trong một phiên điều trần hồi tháng trước. Vị này cũng hỏi thêm rằng liệu Levandowski có đem mã nguồn của Street View về cho 510 Systems hay không, và liệu anh có sử dụng thông tin mật của Street View để giúp 510 Systems kiếm lời hay không. Levandowski từ chối trả lời tất cả những câu hỏi này.

Ở 510 Systems, Levandowski thường ít khi xuất hiện. Anh ta hẹn gặp các quản lý vào buổi tối. Anh nhờ mẹ kế của mình, Suzanna Musick, làm giám đốc điều hành để giúp anh quản lý khoảng vài chục nhân viên. Cựu nhân viên của 510 Systems nói Musick là một quản lý giỏi nhưng bà lại không biết nhiều về công nghệ.

Tới năm 2008, thiết bị của 510 Systems đã giúp Google chụp được ảnh của nhiều thành phố ở Mỹ. Rồi đột nhiên Google ngừng việc mua hàng. Thay vào đó, Google quyết định xem cách vận hành của thiết bị này như thế nào rồi tự làm ra một cái giống như vậy cho riêng mình. Điều này được nhân viên của cả hai công ty tiết lộ cho Wall Street Journal.

Nhưng cũng không vấn đề gì, khi đó 510 Systems đã bán được hệ thống của họ cho một số công ty làm trắc địa và sau đó cho cả Microsoft. Ngoài ra, công ty này còn bán một bộ camera tương tự như cái dùng cho Street View, nhưng thay vì gắn vào xe thì Google gắn lên máy bay để chụp không ảnh cho dịch vụ bản đồ của mình.

Thương vụ trị giá 20 triệu USD

Niềm đam mê của Levandowski với kĩ thuật tự động hóa vẫn không hề suy giảm. Năm 2008, anh được yêu cầu làm một chiếc xe tự lái để giao pizza, và kênh Discovery Channel sẽ quay một bộ phim về vấn đề này. Và anh ấy lại lập thêm một startup nữa, Anthony’s Robots LLC, trong đó bao gồm nhiều cựu nhân viên của 510 Systems. Họ chỉnh sửa một chiếc Toyota Prius và làm cho nó tự chạy. Vài tuần sau, chiếc xe này tự chay qua vùng San Francisco với sự hộ tống của xe cảnh sát cùng bánh pizza bên trong.

Nhiều tháng sau, vào năm 2009, chiếc xe này trở thành "hạt giống" cho dự án xe tự hành của Google, một nhánh đầu tư mạo hiểm mà Google quyết định sẽ đổ tiền vào. Và trong năm 2010, Levandowski âm thầm chuyển trọng tâm phát triển của 510 Systems sang xe tự hành. Lại một lần nữa, 510 Systems cung cấp cho Google công nghệ xe tự lái, trong đó có một chiếc hộp chứa hệ thống cảm biến đã được nâng cấp, và một giải pháp giúp kết nối máy tính vào bánh xe, chân ga, hộp số, thắng.

Google_Uber_Xe_tu_hanh_3.jpg
Chiếc hộp màu vàng được dán nhẫn Topcon là sản phẩm của 510 Systems nhưng được gọi bằng một thương hiệu khác. Đây là hệ thống máy đặt dưới một chiếc xe tự hành của Google

Bản thân những người nhân viên của 510 Systems cũng tỏ ra nghi ngờ. "Chúng tôi tự hỏi với nhau rằng vì sao lại có điều lạ lùng như vậy nhỉ, nhưng nó chỉ là một mặt của công việc. Chúng tôi thích công việc của mình". Có những hôm Levandowski đến 510 Systems sau giờ làm tại Google và bỗng nhiên anh có câu trả lời cho những vấn đề kĩ thuật mà nhóm đang gặp phải.

Vào một ngày đầu năm 2011, Levandowski nhắn email tới cho toàn thể nhân viên của mình và triệu tập một cuộc họp toàn công ty. Ở trụ sở, nhân viên được yêu cầu kí một thỏa thuận không tiết lộ, và rồi Levandowski tuyên bố Google sẽ mua lại 510 Systems và Anthony’s Robots để phục vụ cho chương trình phát triển xe tự hành.

Vào trưa ngày hôm đó, nhân viên của 510 Systems đi tới trụ sở Google để ăn barbecue, uống bia và đi thử xe tự hành. Nhưng rồi mọi người thất vọng ngay khi biết Levandowski đã bán công ty mình với giá 20 triệu USD, ngay dưới ngưỡng mà nếu vượt qua thì nhân viên công ty sẽ được chia cổ phần trong thương vụ này. Cuối cùng, Google thuê khoảng phân nửa công ty với tầm 50 nhân viên.

Lần này, Levandowski buộc phải kí một thỏa thuận không cạnh tranh với Google bằng bất kì hình thức nào, trong nhiều mảng khác nhau, từ cảm biến, tự động hóa đến xe tự hành.

Discoe, một cựu nhân viên 510 Systems, mô tả rằng "mối quan hệ giữa Google và 510 Systems đã hoàn toàn bị gút nút. "Tôi đoán quyết định mua lại này được đưa ra theo kiểu: Chúng ta sẽ gỡ cái nút thắt đó, hay chúng ta không cần làm gì cả và gộp hai công ty lại với nhau cho xong?".

Hơn 5 năm sau, món đồ quý nhất từ thương vụ này chính là hệ thống LIDAR của 510 Systems. LIDAR sử dụng tia laser để quét môi trường xung quanh, nhờ ghi nhận tín hiệu phản hồi lại mà xe biết được chướng ngại vật mà né. Nói cách khác, hệ thống LIDAR này chính là con mắt của xe tự hành. Nó cũng là phiên bản mà Waymo - công ty con của Alphabet chuyên về xe tự lái - dùng để phát triển nên hệ thống LIDAR tân tiến hơn vốn đang được dùng cho đội xe tự hành của công ty.


Hệ thống LIDAR này cũng là nhân vật chính trong vụ kiện giữa Alphabet với Levandowski và Uber. Alphabet nghi rằng Levandowski vẫn tiếp tục việc mua bán của mình ngay cả khi đã kí thỏa thuận hồi Google mua lại công ty. Cụ thể hơn, Alphabet đặt ra nghi vấn khi họ biết rằng vào tháng 8/2012, một công ty mới chuyên sản xuất hệ thống LIDAR cũng đã được thành lập ngay tại trụ sở cũ của 510 Systems, mà tòa nhà đó lại thuộc sở hữu của Levandowski. Hồ sơ sổ sách cho thấy công ty mới này - Odin Wave LLC - được đăng kí bằng tên luật sư cá nhân của Levandowski. Vào thời điểm này, Levandowski đang lãnh đạo nhóm làm LIDAR ở Google.

Tháng 1/2016, Levandowski nghỉ việc ở Google, chỉ vài ngày sau khi thành lập công ty về xe tự hành của riêng mình - Ottomotto LLC. Alphabet cáo buộc rằng khi rời đi, Levandowski đã mang theo 14.000 file bí mật về hệ thống LIDAR cùng một số kĩ sư hàng đầu của Google. Ottomotto có vẻ như được gộp chung với doanh nghiệp đã thành lập ở trụ sở cũ của 510 Systems, và tới tháng 8 năm 2016 Uber mua lại Ottomotto với giá 680 triệu USD trả bằng cổ phiếu. Ngoài ra, hồ sơ của tòa án còn cho thấy Levandowski đã nhận hơn 250 triệu USD từ thương vụ này.

67 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Yugo
ĐẠI BÀNG
7 năm
"Kỹ sư" thì chuẩn hơn
Mậu Luýt
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Yugo Chuẩn....
empty77
TÍCH CỰC
7 năm
Trộm rồi
dat225
TÍCH CỰC
7 năm
Một siêu nhân làm nên tất cả.
Ông này giỏi vãi, có điiều hơi điêu.
vinhokss
TÍCH CỰC
7 năm
Thêm thông tin, là anh của Robert Lewandowski đang khoác áo bayern 😁
lom-com
TÍCH CỰC
7 năm
@vinhokss hờ hờ!ban đầu em cũng tưởng Lewandowski của hùm xám có nghề tay trái nữa chứ:D
anhbboy
TÍCH CỰC
7 năm
quá ly kỳ luôn.
ilove1520
TÍCH CỰC
7 năm
Sao bên mấy nước phát triển họ phát minh sáng chế ra cái mới cảm giác dễ dàng vậy nhỉ.
@ilove1520 Ngay câu đầu tiên đã tự trả lời rồi đấy "sao bên mấy nước phát triển"
upkey1010
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ilove1520 không dễ dàng đâu. đầu tư cả triệu $$, thời gian cộng thêm cực kỳ nhiều nhân tài góp sức đó bro.
@hypous Bên này suốt ngày cũng ra rả là "đang phát triển" còn gì.
@Doan Phu Hoa Đi học chỉ nằm ngủ à, không phân biệt được "nước phát triển" và "nước đang phát triển" thì chẳng trách tại sao đất nước các bạn đang sống vẫn chỉ "đang phát triển".

Quá nhiều đứa ngu si đần độn, quá buồn cho quê hương tôi.

"Developing countries" đó là: Các nước đang phát triển. - Để miêu tả tình trạng kinh tế của các nước nghèo hơn của thế giới, được bắt đầu sử dụng trong những năm 1960 để thay thế các cụm thuật ngữ ít hoàn chỉnh hơn như kém phát triển hoặc lạc hậu.
Há hốc mồm vì cái sự "siêu" của ổng luôn :eek:
@BillyTheKid96 Kiểu như criminal mastermind
@Duy Luân với một chút "maniac".
hidronak
TÍCH CỰC
7 năm
Có tài còn phải có đức nữa, mình luôn quan niệm là như thế
@hidronak Không phải người giỏi nào cũng có đức, đó mới là vấn đề của thế giới. Bọn dở không có đức dễ trị hơn
nholuumanh
TÍCH CỰC
7 năm
Không biết Tesla có dính dáng gì đến anh này không :eek:
@nholuumanh Chua thấy 😁 mà ai biết được, với đầu óc của ông này thì mọi thứ đều có thể xảy ra
liêu trai
ĐẠI BÀNG
7 năm
Kỹ sư nhà họ đấy . Kỹ sư nhà mình học xong grab tuyển dụng
Đến bom nguyên tử còn lộ nữa là công nghệ. Lòng người khó dò ko thể quản đc.
firestork
TÍCH CỰC
7 năm
quá khủng, ước gì giỏi bằng 1/10 anh ấy
Mậu Luýt
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình là dân kỹ thuật, lúc ở trong trường cũng như ra ngoài đi làm: Không ai dùng từ "kĩ thuật" hay "kĩ sư", mà dùng đúng phải là "kỹ thuật" và "kỹ sư"...
@Mậu Luýt Đã dốt còn thích ngu. Đọc bài này xem có bị oan không? http://thchiengsinh.tuangiao.edu.vn/index.php/news/Chuyen-hoc-duong/MOT-SO-QUY-TAC-VIET-CHINH-TA-TRONG-TIENG-VIET-16/
@Mậu Luýt Trong môn Tiếng Việt Thực Hành dạy cách làm sao sử dụng tiếng Việt cho đúng, thì Kĩ Sư chứ không phải Kỹ Sư.
Cơ bản là chữ i đứng ngay sau phụ âm và không có kí tự sau nó là Kĩ chứ không phải Kỹ.

Cũng như Kí Tự chứ không phải Ký Tự.
Anh cắt tóc Kĩ Kĩ cho tôi nhé chứ không phải Kỹ Kỹ nhé!

Ps: Bạn gọi là Bác Sĩ hay Bác Sỹ? Ca sĩ hay là Ca sỹ? Tự khắc biết câu trả lời.
Mậu Luýt
ĐẠI BÀNG
7 năm
@zixjax Mình để đây và không tranh cãi gì đâu bạn à. Mình còn nhiều sách "kỹ thuật" để chứng minh lắm, có cần xem bằng của mình luôn không để biết họ ghi chữ "kỹ thuật" như thế nào... Và mình hồi nhỏ cũng được dạy là "ngu" là cái từ tục tiễu nhất đó bạn, vậy nên... hihi
Untitled.png
WP_20170528_00_43_09_Rich.jpg
Mậu Luýt
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Airblade14 Mình không bàn về chính tả, mình chỉ nói viết làm sao cho đúng từ chuyên ngành. Nếu bạn đã viết một bài viết nói về kỹ thuật thì mình khuyên dùng từ sao cho thật chuyên nghiệp, không mấy kỹ sư nhìn vào họ cười đó. Mình đi làm mà viết như bạn nói người ta cười cho đó bạn...
WP_20170528_00_43_09_Rich.jpg
hainga2401
ĐẠI BÀNG
7 năm
Dòng họ Lê Văn có gốc gác ở Bắc Giang thì bá đạo khỏi bàn luôn
marklost
TÍCH CỰC
7 năm
@hainga2401 Á đìu, anh ấy đã tìm được cội nguồn của mình, khéo lại như bác Ban Ki-moon thì hay 😁
hacklife
TÍCH CỰC
7 năm
Đi làm thuê thì mãi mãi không thành tỷ phú được.Do vậy ông kỹ sư ấy mới tìm mọi cách để làm ngoài ,và bí mật kiếm tiền bằng mọi cách

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019