Tiếp tục giải mã hiệu năng dòng Core i thế hệ 10 (Ice Lake) mới nhất của Intel, chi tiết hơn với GPU tích hợp dùng kiến trúc đồ họa Gen11. Theo thông tin được Intel công bố trước đó thì phiên bản Intel HD Graphics mạnh nhất dùng kiến trúc Gen11 có thể đạt hiệu năng tính toán đến 1,12 TFLOPs, tương đương với dòng GeForce MX của Nvidia vốn là giải pháp GPU rời dành cho các mẫu laptop mỏng nhẹ. Vậy Intel Gen11 có thực sự đạt hiệu năng như vậy không?
Dựa trên các thử nghiệm của PCMag với phiên bản Core i7-1065G7 thì thực tế GPU tích hợp trên con chip này đã mạnh hơn rất nhiều nếu so với thế hệ trước.
Cũng cần phải nói đôi chút về cách đặt tên, các vi xử lý Ice Lake sẽ có GPU tích hợp là Intel Iris Plus Graphics. Thực tế tên gọi này đã xuất hiện trên nhiều dòng vi xử lý trước đây nhưng đa phần là dòng cao. Lần này Intel đổi cách gọi để tách biệt giữa Intel HD Graphics hay UHD Graphics vốn dùng kiến trúc đồ họa Gen9 trên các CPU thế hệ trước. Tuy nhiên, không phải vi xử lý Core i thế hệ 10 nào cũng được tích hợp Intel Iris Plus Graphics mà chỉ riêng các phiên bản GPU có trên 48 EU (đơn vị thực thi), các phiên bản có 32 EU thì vẫn được gọi là UHD Graphics như cũ.
PCMag tiến hành so sánh hiệu năng giữa một chiếc máy tham chiếu của Intel với Core i7-1065G7 hỗ trợ chuyển đổi qua lại giữa 2 mức TDP 15 W và 25 W. Phiên bản GPU tích hợp trên Core i7-1065G7 là Intel Iris Plus Graphics với 64 EU. Các bài test được thực hiện rất đa dạng gồm 3DMark, Unigine Heaven và các tựa game như Rise of the Tomb Raider, Far Cry 5, CS:Go, Rainbow Six: Siege.
Đầu tiên với 3DMark, bài test Fire Strike độ phân giải FHD, bài test này mô phỏng game dùng DirectX 11 và kết quả thật sự đáng ngạc nhiên khi ở cả 2 thiết lập TDP 15 W và 25 W, Iris Plus Graphics trên Core i7-1065G7 đạt điểm số đến 812 điểm ở TDP 25 W và cũng trên 600 điểm ở TDP 15 W. Trong khi đó với UHD Graphics 620 trên Zenbook 14 UX433F chưa đầy 400 điểm. Thú vị hơn, Vega 8 tích hợp trên Ryzen 5 2500U của Acer Aspire 3 cũng thua hiệu năng của Iris Plus Graphics. Dĩ nhiên với các nội dung 3DMark thì giải pháp GPU của Nvidia vẫn vượt trội hơn. Tuy nhiên, Iris Plus Graphics đã đạt được hiệu năng gần bằng với GeForce MX250 - phiên bản làm mới của MX150 nhưng bị nhiều người chê là không cải thiện đáng kể về hiệu năng, chỉ cải thiện về mức tiêu thụ điện năng. Tiếp tục với Fire Strike, lần này tăng độ phân giải lên 4K thì Iris Plus Graphics trên Core i7-1065G7 ở mức TDP 25 W cho hiệu năng cao nhất, vượt MX150 lẫn MX250 của Nvidia, quá sức ngạc nhiên.
Chuyển sang Time Spy tức mô phỏng game DirectX 12 thì hiệu năng của Iris Plus Graphics vẫn cao hơn hẳn so với UHD Graphics Gen9, chỉ thua MX150 trên chiếc HP Spectre X360. Những bài test Fire Strike và Time Spy đều được thiết kế dành cho những hệ thống dùng GPU rời.
Dựa trên các thử nghiệm của PCMag với phiên bản Core i7-1065G7 thì thực tế GPU tích hợp trên con chip này đã mạnh hơn rất nhiều nếu so với thế hệ trước.





Game thực tế thì sao?





Tham khảo: PCMag