Sau vài năm đối thoại và thuyết phục chính phủ các quốc gia đồng minh, có vẻ chính quyền Washington đã được toại nguyện, khi vừa rồi cả Hà Lan và Nhật Bản đều đã đạt được thoả thuận với phía Mỹ để áp dụng những điều khoản cấm vận đối với Trung Quốc, liên quan đến việc xuất khẩu những thiết bị gia công chip bán dẫn hiện đại nhất hiện nay.
Vì bản chất nhạy cảm của thoả thuận này nên những nguồn tin cung cấp cho báo giới thông tin về thoả thuận giữa Hà Lan, Nhật Bản với Mỹ đều cho biết rằng đây không phải thông tin được chính phủ các nước công khai. Nhưng theo họ, những thoả thuận độc lập giữa chính phủ Hà Lan và Mỹ, cùng Nhật Bản và Mỹ đã đạt được từ hôm thứ 6 vừa rồi.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/my-tim-cach-yeu-cau-asml-ha-lan-ngung-ban-may-va-cong-nghe-san-xuat-chip-ban-dan-cho-trung-quoc.3538131/
Một phần lý do những cuộc đối thoại giữa chính phủ các quốc gia đồng minh giờ mới có được kết quả tích cực là vì, các quan chức chính phủ ba nước vẫn còn chưa định hình được rõ ràng việc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu những công nghệ, thiết bị và nguyên vật liệu gia công chip bán dẫn sang Trung Quốc sẽ ảnh hưởng ra sao tới việc kinh doanh của những công ty tư nhân như ASML, Tokyo Electron và Nikon.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/my-de-xuat-thanh-lap-lien-minh-chip-4-vi-sao-chua-thanh-hien-thuc.3565198/
Vì bản chất nhạy cảm của thoả thuận này nên những nguồn tin cung cấp cho báo giới thông tin về thoả thuận giữa Hà Lan, Nhật Bản với Mỹ đều cho biết rằng đây không phải thông tin được chính phủ các nước công khai. Nhưng theo họ, những thoả thuận độc lập giữa chính phủ Hà Lan và Mỹ, cùng Nhật Bản và Mỹ đã đạt được từ hôm thứ 6 vừa rồi.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/my-tim-cach-yeu-cau-asml-ha-lan-ngung-ban-may-va-cong-nghe-san-xuat-chip-ban-dan-cho-trung-quoc.3538131/

Mỹ tìm cách yêu cầu ASML Hà Lan ngưng bán máy và công nghệ sản xuất chip bán dẫn cho Trung Quốc
Hiện tại Trung Quốc đang triển khai kế hoạch Made in China 2025, qua đó đặt mục tiêu hoàn toàn tự chủ công nghệ sản xuất chip bán dẫn, trở thành cường quốc chip xử lý với những công nghệ tối tân nhất, không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
tinhte.vn
Một phần lý do những cuộc đối thoại giữa chính phủ các quốc gia đồng minh giờ mới có được kết quả tích cực là vì, các quan chức chính phủ ba nước vẫn còn chưa định hình được rõ ràng việc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu những công nghệ, thiết bị và nguyên vật liệu gia công chip bán dẫn sang Trung Quốc sẽ ảnh hưởng ra sao tới việc kinh doanh của những công ty tư nhân như ASML, Tokyo Electron và Nikon.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/my-de-xuat-thanh-lap-lien-minh-chip-4-vi-sao-chua-thanh-hien-thuc.3565198/

Mỹ đề xuất thành lập liên minh "Chip 4", vì sao chưa thành hiện thực?
Khoảng hơn 1 năm trước, Mỹ đề xuất thành lập một liên minh tên là Chip 4, quy tụ bốn cái tên hàng đầu hiện giờ của ngành phát triển chip bán dẫn: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Mục tiêu của Chip 4 là đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng chip bán dẫn…
tinhte.vn
Quảng cáo
ASML là đơn vị lớn nhất hành tinh cung cấp máy in thạch bản dùng trong quy trình sản xuất chip bán dẫn. Bản thân họ đã bị cấm bán những cỗ máy in thạch bản silicon sử dụng chùm tia cực tím EUV cho Trung Quốc.

Đấy là hệ quả của việc Mỹ gây sức ép lên chính phủ Hà Lan, khiến ASML không thể lấy được giấy phép bán mặt hàng này cho khách đến từ Trung Quốc. Một chiếc máy này được cho là có giá khoảng 164 triệu USD. Giờ đây đến cả những cỗ máy công nghệ cũ hơn là DUV (Deep UltraViolet) của ASML cũng không được phép bán cho những công ty và tập đoàn của Trung Quốc.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/huawei-dang-ky-ban-quyen-thiet-bi-in-thach-ban-euv-cho-phep-tu-san-xuat-chip-duoi-10nm.3617008/
Mười hai tháng vừa qua, Mỹ đã liên tục có những động thái thắt chặt nguồn cung thiết bị và công nghệ phục vụ cho tham vọng tự chủ bán dẫn của Bắc Kinh. Lệnh cấm được công bố hồi tháng 10 vừa rồi đồng nghĩa với việc những công ty như KLA Corp, Lam Research Corp hay Applied Materials Inc. không còn được phép xuất khẩu những thiết bị và móc phục vụ trong các fab gia công chip bán dẫn tiến trình dưới 14nm cho Trung Quốc nữa. Nỗi lo của Mỹ ngay sau đó là ASML của Hà Lan sẽ nhảy ngay vào thị trường này trám vào chỗ trống mà những công ty Mỹ đã bỏ lại.
Tờ New York Times cho biết, cả hai phía Hà Lan và Nhật Bản vẫn sẽ cần thêm một khoảng thời gian để biến thoả thuận với chính phủ Mỹ trở thành luật pháp cũng như quy định.
Theo Techspot