Hacker Nga đã vừa phát động một dạng tấn công mới nhằm vào Lockheed Martin - nhà thầu quân sự sản xuất pháo phản lực tự hành M142 HIMARS, loại pháo mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine và đang được quân đội nước này sử dụng rất hiệu quả.
Trang Life.ru của Nga cho biết cuộc tấn công mạng này được thực hiện bởi nhóm tin tặc Killnet vào 7 giờ sáng thứ 2 vừa qua. Nhóm tấn công nói các hệ thống HIMARS phải chịu trách nhiệm cho hàng ngàn cái chết.
Hôm 28 tháng 7, một chuyên gia quân sự Nga tuyên bố trên kênh truyền hình nhà nước rằng Nga đã phát triển công cụ xâm nhập vào hệ thống HIMARS. Đến 22 tháng 7, nhóm tin tặc Killnet cho biết: "Chúng tôi đang sử dụng một kiểu tấn công mới … Đây là một công nghệ mới mà chúng tôi lần đầu sử dụng nhằm chống lại nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới Lockheed Martin."
Killnet nổi tiếng với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DoS hay DDoS nhằm vào các cơ quan chính phủ và những công ty tư nhân kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trước Lockheed, các tổ chức và công ty thuộc chính phủ của Lithuania (Litva) cũng đã bị Killnet tấn công DDoS nhằm trả đũa lệnh phong tỏa do nước này áp đặt lên hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Nga đến Kaliningrad - lãnh thổ hải ngoại của Nga nằm giữa Litva và Ba Lan. Ngoài ra, trang web của Quốc hội Hoa Kỳ và một sân bay ở Connecticut cũng bị Killnet tấn công.
Trong khi đó, HIMARS là hệ thống pháo phản lực tự hành có thể phóng các loại tên lửa dẫn đường chính xác với tầm bắn từ 80 đến 500 km. Sự xuất hiện của HIMARS đang ít nhiều thay đổi cục diện chiến sự khi hệ thống pháo này được Ukraine dùng để tấn công hiệu quả vào các mục tiêu giá trị cao của Nga như kho vũ khí, trung tâm chỉ huy hay phá hủy những cây cầu chiến lược tại Kherson, từ đó làm chậm đà tiến của Nga. Hôm 1 tháng 8, Nga công bố đã phát hủy được hơn một nửa số hệ thống HIMARS của Ukraine. Mỹ được cho đã chuyển giao cho Ukraine 16 hệ thống HIMARS kể từ đầu chiến sự đến nay.
Theo: Newsweek
Trang Life.ru của Nga cho biết cuộc tấn công mạng này được thực hiện bởi nhóm tin tặc Killnet vào 7 giờ sáng thứ 2 vừa qua. Nhóm tấn công nói các hệ thống HIMARS phải chịu trách nhiệm cho hàng ngàn cái chết.
Hôm 28 tháng 7, một chuyên gia quân sự Nga tuyên bố trên kênh truyền hình nhà nước rằng Nga đã phát triển công cụ xâm nhập vào hệ thống HIMARS. Đến 22 tháng 7, nhóm tin tặc Killnet cho biết: "Chúng tôi đang sử dụng một kiểu tấn công mới … Đây là một công nghệ mới mà chúng tôi lần đầu sử dụng nhằm chống lại nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới Lockheed Martin."
Killnet nổi tiếng với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DoS hay DDoS nhằm vào các cơ quan chính phủ và những công ty tư nhân kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trước Lockheed, các tổ chức và công ty thuộc chính phủ của Lithuania (Litva) cũng đã bị Killnet tấn công DDoS nhằm trả đũa lệnh phong tỏa do nước này áp đặt lên hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Nga đến Kaliningrad - lãnh thổ hải ngoại của Nga nằm giữa Litva và Ba Lan. Ngoài ra, trang web của Quốc hội Hoa Kỳ và một sân bay ở Connecticut cũng bị Killnet tấn công.
Trong khi đó, HIMARS là hệ thống pháo phản lực tự hành có thể phóng các loại tên lửa dẫn đường chính xác với tầm bắn từ 80 đến 500 km. Sự xuất hiện của HIMARS đang ít nhiều thay đổi cục diện chiến sự khi hệ thống pháo này được Ukraine dùng để tấn công hiệu quả vào các mục tiêu giá trị cao của Nga như kho vũ khí, trung tâm chỉ huy hay phá hủy những cây cầu chiến lược tại Kherson, từ đó làm chậm đà tiến của Nga. Hôm 1 tháng 8, Nga công bố đã phát hủy được hơn một nửa số hệ thống HIMARS của Ukraine. Mỹ được cho đã chuyển giao cho Ukraine 16 hệ thống HIMARS kể từ đầu chiến sự đến nay.
Theo: Newsweek