Theo một báo cáo vào tháng 6 của Google đã cảnh báo rằng, các tin tặc do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đang nhắm mục tiêu vào các chiến dịch bầu cử năm 2020 ở Hoa Kỳ và giờ đây, Google đã vạch ra một số phương pháp mà những kẻ này đã sử dụng.
APT31, một nhóm hacker có liên kết với Nhà nước Trung Quốc, đã mạo danh phần mềm diệt virus McAfee để lừa nhân viên chiến dịch bầu cử cài đặt phần mềm độc hại này. Mặc dù phần mềm là bản sao thực được lưu trữ trên GitHub, nhưng nó sẽ âm thầm cài đặt phần mềm độc hại chạy ngầm trong máy tính của họ. Và nếu xâm nhập thành công, hacker có thể chạy các lệnh tùy ý để ăn cắp các tập tin.
Ngoài ra, Google còn cảnh báo về sự gia tăng của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS, vốn ít được sử dụng từ các nhóm hacker do Trung Quốc hậu thuẫn, nhưng nó vẫn là một công cụ tấn công hiệu quả thông qua kĩ thuật bruteforcing. Tiêu biểu là vào năm 2017, Google đã phát hiện ra một cuộc tấn công DDoS với băng thông lên đến 2.5Tbps tới từ các nhà cung cấp internet của Trung Quốc. Google nói rằng các cuộc tấn công này cần có sự phối hợp giữa các nhóm với nhau, Google hứa rằng sẽ cảnh báo về nguy cơ bị tấn công và họ tin chắc rằng nó đến từ các nhóm hacker Trung Quốc.
Google cho biết thêm là họ đã xóa bỏ và ngăn chặn 3000 kênh YouTube được Trung Quốc sử dụng như một công cụ spam các nội dung gây ảnh hưởng đến người Mỹ trong việc ra quyết định khi bầu cử. Một điều may mắn là chưa có sự tác động đáng kể đến cử tri Mỹ và những kênh spam hầu hết đều sử dụng giọng nói do máy tính tạo ra là ngữ pháp tiếng Anh của nó rất tệ.
Theo Engadget.
APT31, một nhóm hacker có liên kết với Nhà nước Trung Quốc, đã mạo danh phần mềm diệt virus McAfee để lừa nhân viên chiến dịch bầu cử cài đặt phần mềm độc hại này. Mặc dù phần mềm là bản sao thực được lưu trữ trên GitHub, nhưng nó sẽ âm thầm cài đặt phần mềm độc hại chạy ngầm trong máy tính của họ. Và nếu xâm nhập thành công, hacker có thể chạy các lệnh tùy ý để ăn cắp các tập tin.
Ngoài ra, Google còn cảnh báo về sự gia tăng của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS, vốn ít được sử dụng từ các nhóm hacker do Trung Quốc hậu thuẫn, nhưng nó vẫn là một công cụ tấn công hiệu quả thông qua kĩ thuật bruteforcing. Tiêu biểu là vào năm 2017, Google đã phát hiện ra một cuộc tấn công DDoS với băng thông lên đến 2.5Tbps tới từ các nhà cung cấp internet của Trung Quốc. Google nói rằng các cuộc tấn công này cần có sự phối hợp giữa các nhóm với nhau, Google hứa rằng sẽ cảnh báo về nguy cơ bị tấn công và họ tin chắc rằng nó đến từ các nhóm hacker Trung Quốc.
Google cho biết thêm là họ đã xóa bỏ và ngăn chặn 3000 kênh YouTube được Trung Quốc sử dụng như một công cụ spam các nội dung gây ảnh hưởng đến người Mỹ trong việc ra quyết định khi bầu cử. Một điều may mắn là chưa có sự tác động đáng kể đến cử tri Mỹ và những kênh spam hầu hết đều sử dụng giọng nói do máy tính tạo ra là ngữ pháp tiếng Anh của nó rất tệ.
Theo Engadget.