Hạn chế lãng phí thức ăn sẽ giúp bảo vệ môi trường như thế nào?

ND Minh Đức
1/6/2015 17:58Phản hồi: 54
Hạn chế lãng phí thức ăn sẽ giúp bảo vệ môi trường như thế nào?
Tinhte-lang-phi-thuc-an-11.jpg
Hàng đêm trên thế giới có 805 triệu người đang đi ngủ với cái bụng đói meo và thật trớ trêu khi mà 1/3 lượng thực phẩm trên toàn thế giới lại đang bị lãng phí hàng năm. Ngoài những ảnh hưởng về mặt xã hội, kinh tế và đạo đức thì lượng thực phẩm hoang phí này còn gián tiếp tác động xấu đến môi trường. Và các chuyên gia cho rằng nếu tiết kiệm được lượng thực phẩm hoang phí thì đồng nghĩa với bảo vệ môi trường, kiềm hãm quá trình biến đổi khí hậu đang ngày càng phức tạp như hiện nay.

Lượng thực phẩm lãng phí trên thế giới lớn cỡ nào?


Tinhte-lang-phi-thuc-an-2.jpg
Những quả cà chua không bán được, bị hư và phải bỏ đi tại một chợ nông phẩm Asheville, Bắc Carolina. Khoảng 26% lượng cà chua trồng tại Mỹ không bao giờ đến được tay người tiêu dùng

Hơn 1/3 trong toàn bộ sản lượng lương thực trên khắp hành tinh đã bị bỏ phí. Đây chính là lượng thực phẩm bị quá hạn trong lúc vận chuyển, bị những người dân ở nước giàu vứt đi do đã mua quá nhiều, dư thừa mà không dùng hết. Theo ước tính, toàn bộ 1,3 tỷ tấn thực phẩm này có giá bán lẻ vào khoảng 1 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó, bạn có biết mỗi đêm đang có 805 triệu người trên thế giới đang đi ngủ với cái bụng đói meo. Ngoài những tác động xã hội, kinh tế và đạo đức thì lượng thực phẩm thải bỏ này còn tác động tiêu cực đến "chi phí môi trường" trong quá trình sản xuất ra thực phẩm.

Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tính riêng lượng nước dùng trong quá trình sản xuất thực phẩm lãng phí có thể tương đương với lượng nước hàng năm chảy dọc sông Volga - con sông lớn nhất tại Châu Âu. Còn lượng năng lượng phục vụ quá trình sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và đóng gói thức ăn lãng phí đã tạo ra 3,3 tỷ tấn CO2. Nếu lượng thức ăn lãng phí được ghép lại thành 1 quốc gia thì nó sẽ trở thành nước có tỷ lệ phát thải khí nhà kính lớn thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.


Tinhte-lang-phi-thuc-an-10.jpg
John Mandyck, giám đốc phát triển của Tập đoàn kỹ thuật và vận chuyển đông lạnh United Technologies

John Mandyck, giám đốc phát triển của Tập đoàn kỹ thuật và vận chuyển đông lạnh United Technologies, Hoa Kỳ cho biết rằng có thể hạn chế lượng thực phẩm lãng phí bằng cách cải thiện "Chuỗi cung ứng lạnh" (cold chain) - bao gồm tăng cường công nghệ đông lạnh trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Trong Hội nghị kinh tế thế giới diễn ra hồi đầu năm nay (1/2015) tại Davos, Thụy Sĩ, ông đã nói về vấn đề thực phẩm lãng phí. Bên dưới đây là câu trả lời của ông khi được phỏng vấn quanh vấn đề này. Xin được lược dịch lại cho các bạn tiện theo dõi.

Tại sao vấn đề lãng phí thực phẩm có vẻ như ít được chú ý tới?


Tinhte-lang-phi-thuc-an-3.jpg
Khung cảnh một cơ sở trứng tại Granja Mantiqueira, Brazil. Hàng ngày có 5,4 triệu quả trứng tươi được thu thập tại đây. Trong khi đó hàng năm các nước Mỹ Latin có hơn 15 triệu tấn trứng và sữa bị lãng phí trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển. Trong khi người dân tại đây cũng đã bỏ phí đi 2,5 triệu tấn.

Tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển thì thực phẩm có thể dễ dàng tiếp cận tới tất cả mọi người. Trong khi thực phẩm cực kỳ phong phú nên con người thường không nhận thấy được số tiền to lớn do lãng phí thực phẩm và tất nhiên, họ cũng ít quan tâm tới những tác động của nó tới những tác động xã hội, chính trị, môi trường và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên khi tìm cách hạn chế lượng khí thải nhà kính thì việc lãng phí thực phẩm là nguyên nhân có thể cải thiện dễ dàng. Việc cải thiện không cần phải có bất kỳ công nghệ mới nào, chỉ cần sử dụng hiệu quả những gì chúng ta có là được.

Thực phẩm là ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với nhân loại. Mỗi người trên khắp hành tinh đều sống dựa vào đó. Vậy tại sao lại có tới 1/3 lượng thực phẩm sản xuất ra nhưng không bao giờ được sử dụng?


Tinhte-lang-phi-thuc-an-4.jpg
Ảnh chụp trong một bữa dạ tiệc tại Thượng Hải, hàng tá hải sản trên đây chỉ là 1 trong số 13 bàn tiệc. Các đám cưới của người giàu được xem như hình mẫu của sự lãng phí thực phẩm tại Trung Quốc và những loại thực phẩm thừa từ các quán cafe, nhà hàng tăng nhanh cùng thu nhập người dân tại các thành phố. Ước tính có hơn 9 triệu tấn protein bị lãng phí mỗi năm tại đây.

Thực phẩm bị lãng phí có 2 dạng. 1/3 số thực phẩm lãng phí là do người dùng, họ mua quá nhiều rồi không dùng hết và vứt nó đi. Khoảng 2/3 còn lại bị hủy trong quá trình sản xuất và cung ứng. Thí dụ như trấy nhiều thực phẩm đang bị thối rữa trên các cánh đồng, bị hư hại do mạng lưới giao thông vận tải nghèo nàn, bị hỏng tại các chợ do thiếu kỹ thuật bảo quản thích hợp,… Chúng ta có thể cải thiện bằng cách vận chuyển và lưu trữ thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp nhằm mở rộng nguồn cung ứng hơn.

Quảng cáo



Chúng ta có thể làm gì để cải thiện? Các ngành công nghiệp và tổ chức chính phủ nên làm gì để giảm lượng thực phẩm hoang phí?

Tinhte-lang-phi-thuc-an-6.jpg
Một khoảng khắc đẹp tại "Chợ nông sản xấu xí" ở vùng Lisbon, Bồ Đào Nha. Những loại thực phẩm đẹp mắt luôn được người tiêu dùng lựa chọn và do đó, nông sản bị lỗi không thể đạt chuẩn để bán tại các siêu thị. Người ta đã chọn ra giải pháp là hình thành nên các chợ nông sản xấu, nơi mà chúng sẽ được chiết khấu, đảm bảo người nông dân vẫn bán được hàng và trong năm đầu tiên thực hiện mô hình này, 50 tấn nông sản đã được dùng thay vì đưa vào thùng rác.

Chính phủ có thể bạn hành thêm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm mà trước đây chưa có. Đây sẽ tạo nên những sự thay đổi lớn trong quá trình vận chuyền và lưu trữ thực phẩm, đặc biệt là những thứ dễ hỏng như thịt, cá, sữa và nông phẩm. Mặt khác, cách làm này còn đảm bảo tiêu thụ sẽ an toàn hơn. Trong khi đó, các hãng công nghiệp đóng vai trò đổi mới và phát triển công nghệ, qua đó, họ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các hãng thực phẩm cũng có thể đóng góp bằng cách nâng cao nhận thức của người dân về tác động của lãng phí thực phẩm.

Chúng ta sẽ được gì nếu hạn chế lãng phí thức ăn?


Tinhte-lang-phi-thuc-an-7.jpg
Khung cảnh thu hoạch cần tây tại vùng Greenfield, California. Lượng năng lượng dùng để thu hoạch, sản xuất, đóng gói và cung ứng số thực phẩm lãng phí đã thải ra 3,3 tỷ tấn CO2 mỗi năm.

Đây sẽ là một hành động mang tính lịch sử. Chúng ta sản xuất đủ thức ăn để nuôi sống mỗi người trên hành tinh và sẽ có thêm 2,5 tỷ người được sinh ra trong 35 năm tới. Do đó, chúng ta cần phải bớt lãng phí để nuôi sống nhiều người khác. Tại Mỹ, ngành nông nghiệp đã sử dụng 38% diện tích đất không đóng băng, trong khi tổng diện tích dành cho thành phố chỉ có 2% và đồng thời, nông nghiệp sử dụng 70% lượng nươc ngọt. Do không thể sản xuất nhiều hơn nên việc bớt lãng phí sẽ giúp nuôi sống nhiều người khác. Bên cạnh đó, hành động này còn có tác động tích cực tới môi trường: lượng phát thải khí nhà kính ít đi trong khi tiết kiêm được nguồn nước.

Quảng cáo



Và người dùng sẽ được gì?

Tinhte-lang-phi-thuc-an-5.jpg
Tủ lạnh bên trái chứa đầy những loại thức ăn đóng họp mang đi nên sẽ khó kiểm soát trước khi nó hỏng. Tủ lạnh bên phải chứa các loại nông phẩm tươi sống nên cần phải có kế hoạch nấu nướng và lưu trữ hợp lý. Các loại vi khuẩn gây hỏng thực phẩm thường ít có điều kiện hoạt động ở nhiệt độ dưới 4 độ C.

Có thể một người không thể giúp được nhiều, nhưng nếu tất cả mọi người đều hành động thì sẽ tạo nên tác động lớn. Hãy đơn giản là mua thức ăn đủ dùng và hạn chế vứt đi. Hãy chấp nhận rằng các loại nông phẩm vẫn đảm chất lượng cao, rất ngon lành mặc dù có một số khuyết điểm nhỏ xuất hiện trên đó. Thức ăn ăn không hết ở nhà hàng có thể mang về nhà. Những thay đổi nhỏ này có thể mang lại kết quả lớn.

Chuỗi cung ứng lạnh là gì và có công nghệ mới nào sẽ cải thiện nó?


Tinhte-lang-phi-thuc-an-9.jpg
Hình ảnh container lạnh tại cảng Jurong, Singapore. Đây là một phần trong chuỗi cung ứng lạnh và bằng cách cải thiện nó, chúng ta có thể giảm lượng thực phẩm lãng phí

Chuỗi cung ứng lạnh là một mạng lưới vận tải, lưu trữ các loại thực phẩm dễ hỏng như thịt, cá, sữa và các loại nông phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để tránh hư hỏng. Hệ thống này liên quan tới những công nghệ như container lạnh trên tàu biể, xe tải đông lạnh, kho lạnh và hệ thồng trưng bày đông lạnh. Hiện tại có nhiều công nghệ hiệu quả với giá thành hợp lý nhằm liên tục theo dõi và giám sát thực phẩm trong quá trình vận chuyển nhằm đảm bảo duy trì các thông số nhiệt độ thích hợp. Đây là một cách chủ động ngăn chặn thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình cung ứng. Việc ung cấp các giải pháp xe tải đông lạnh giá rẻ cũng được thực hiện tại Ấn Độ nhằm cải thiện chất lượng chuỗi cung ứng này. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất làm lạnh tự nhiên và khai thác năng lượng hiệu quả cũng góp phần giúp cũng cung ứng lạnh thân thiện với môi trường hơn.

Làm thế nào phổ cập chuỗi cung ứng lạnh đến các quốc gia đang phát triển, vốn thu nhập chưa cao nhưng nhu cầu lại nhiều


Hiện tại, người ta chưa thể mang toàn bộ hệ thống xe tải đông lạnh hiện đại tại Mỹ hoặc châu Ấu đến trang bị cho các nước nghèo. Trong nhiều trường hợp, cơ sở hạ tầng giao thông, đường sá tại các quốc gia này chưa đủ điều kiện để các xe tải lớn hoạt động, kỹ năng của nhân công chưa đủ để vận hành những hệ thống cung ứng phức tạp và nền kinh tế cũng chưa cho phép triển khai các hệ thống này một cách hiệu quả. Vì vậy, vấn đề ở đây là tìm cách thu nhỏ quy mô của chuỗi cung ứng lạnh, ít tính năng hơn, giá cả hợp lý hơn nhằm phù hợp với nhu cầu thực tế tại các nước nghèo.

Tham khảo Natgeo (1), (2), FAO
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ttdmt
TÍCH CỰC
9 năm
Không ăn thì bảo vệ nhiều hơn kg?
Giàu có thì mai ra mới lãng phí, đủ ăn đủ xài lấy đâu ra lãng phí
skylarkcob
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Ttdmt Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu, có nhiều người họ giàu nhưng họ biết tiết kiệm, có nhiều người không giàu có gì nhưng họ không có thói quen tiết kiệm thức ăn.
Hôm qua mình đã đổ đi gần 1kg thịt gà vì mua 3 tuần rồi ăn chưa hết, có dấu hiệu đã hỏng dù để ngăn đá. ( mình 1 tuần mua đồ ăn 1 lần thôi ) tội lỗi tội lỗi.😔
huydiem.mr
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bắt lỗi mod nhé ;).

Đúng là người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra.

Ai từng sống ở Nhật thì có lẽ không thể bỏ qua món Gà Bắc Cực (đông lạnh, hạn sử dụng trong 3 năm).
@huydiem.mr Đợt mình xem discovery, lính Mỹ có đồ thức ăn gì năng lượng cao mà để 3 năm cũng không hỏng, hình như là bánh mì kẹp gì đấy..
@huydiem.mr Chỉ thấy Nhật nó lãng phí kinh khủng thôi. Bọn bạn kể nó làm trog nhà máy cơm hộp ấy. Sản xuất xog lô hàg mà còn thừa xin mang về nó ko cho mang. Đổ hết thùg rác. Mà cả 1 xe kéo to ấy chứ. Phí ko chịu đc
@huydiem.mr vn mình cũng từng có nhập khẩu chân gà đông lạnh 20 năm nè 😁 :D
longprof
TÍCH CỰC
9 năm
Người nghèo không có đồ ăn thì nguyên nhân cũng không phải do người giàu ăn uống hoang phí, cái quan trọng là giải quyết bài toán kinh tế của mỗi quốc gia từ đó nâng cao đời sống của người dân.
yoyo20
ĐẠI BÀNG
9 năm
Vấn đề này phụ thuộc vào yếu tố địa lý, cũng như chỗ mưa lũ chỗ khô cằn vậy.
Chừng nào nghiên cứu phát triển thành công cái "Portal" thì vấn đề này mới được giải quyết
nhawe
ĐẠI BÀNG
9 năm
Người việt mình tính ra là ... ít lãng phí nhất. Này nhé:

1. Vd như thịt con gà hoặc con heo: chỉ bỏ những thứ "không thể nào ăn được" còn lại xơi tất. Từ da-thịt-xương-lòng. Thậm chí cái thứ bên trong ruột (phèo non) cũng chơi luôn, thứ trắng trắng bên phèo mà bỏ đi thì món phèo coi như bỏ đi luôn !
Trong khi những nước phát triển, hầu hết lòng + da + xương họ bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc hoặc bán cho ...du học sinh/lao động châu Á 😔

2. Ở ta, rau củ quả "lọt" size vẫn bán được tất, rau củ ế hả, gọt sạch đem bán quán cơm nhà hàng, nói chung là xài được hết ko phí phạm gì cả.
@nhawe Mình cũng thấy thế. Hôm ngồi ở quán cơm thấy chị hàng rong ghé qua gạ chủ quán mua cà chua xấu, hàng loại 2 loại 3 mà bình thường đi chợ không ai mua, đi bán cả ngày còn lại mấy cân bán rẻ nốt cho hàng cơm để người ta làm hàng. Dạo sau ngồi hàng bún riêu cũng thấy cảnh tương tự. Người bán rau củ thì bán được hết hàng, chủ hàng ăn thì mua được rẻ. Đôi bên cùng có lợi.
Bài học rút ra là, tích cực ăn cơm nhà :(
thuyfoet
TÍCH CỰC
9 năm
@nhawe VN mình kiểu gì giảm giá tý là chạy hết.
world2015
ĐẠI BÀNG
9 năm
@nhawe cái này chỉ có mấy người buôn bán làm thôi,chứ người trong 1 gia đình ai làm thế
lãng phí thì phải nói đến những người giàu,để thể hiện đẳng cấp và độ sang chảnh thì phải vào nhà hàng gọi hàng đống món,nhưng ăn có 1 ít cồn đâu bỏ đi hết,
SilverA
TÍCH CỰC
9 năm
@xxxphantomxxx Cà chua xấu là loại ít hóa chất giờ mới là ngon đó bạn! :3 Giờ ra chợ cứ rau nào xấu, nhiều sâu là rau sạch. :3 Chỉ sợ nhà hàng mua đồ ôi thiu thôi. Kinh nghiệm là cứ chọn cửa hàng nào đông khác nhất mà ăn vì ở đó đồ ăn ít bị ế nên làm mới hàng ngày. Tuy không bằng ở nhà nhưng cũng gọi là đỡ đi! 😃
vu van cong
ĐẠI BÀNG
9 năm
con cá hồi ngon quá:rolleyes:
@vu van cong ca hồi nướng hay sốt tepanzaki ap chảo tuyet vời
N.E.M
CAO CẤP
9 năm
nhớ hồi có thằng bạn qua pháp làm cho nhà hàng nhỏ bên đó, cứ cuối buổi còn bảo nhiêu đồ ăn thừa hay đồ ăn mua từ sáng mà chưa xài hết là bỏ hết mai mua và làm lại cái mới 😁 thằng bạn nó tiếc nó lôi ra ăn bị ông quản lý chửi đồ bỏ mày ăn cái gì :D
doancaosang
ĐẠI BÀNG
9 năm
@N.E.M Mình cũng đi làm thêm nhiều chỗ bên đó rồi, siêu thij thì trước khi hết hạn 2-3 ngày thậm chí là 1 tuần là bỏ hết rồi, tuỳ chủ hoặc hệ thống nhân viên mà lấy đem về là bị đuổi việc liền, hên chủ dễ thì đc xách về thoải mái để hết hạn thậm chí cả năm cũng ko bi hư(ví dụ như hủ nutela mình mua từ khi còn hạn đến khi mở ra ăn hết hạn cả năm vẫn ăn ngon). Mỗi lần bỏ đồ đí quá phí mình moi thùng rác ăn đc cả tuần haha toàn đồ ngon haizz trong khi nếu mua thì rất mắc. Nên có những người mỗi tuần đều đến xin đồ hết hạn xách về nước họ haizzz
yokel
TÍCH CỰC
9 năm
Tiện đây mình cũng nói về gia đình mình . ba mẹ mình rất muốn mình ăn nhiiều nên hầu như đều chừa thức ăn rất nhiều đồ mặn.xào.canh.cơm ; hủ tíu; cháo; bánh xèo .....gấp 2 gấp 3 lần 1 phần cơm thông thường. mình thường ăn trễ. Cụ thể như sau. 100 lần chừa 50 lần là 2 nguời ăn đủ. 20 lần là 3 4 nguời ăn. 15 lần 1.5 nguời ăn. 15 lần là 1 nguời ăn. Mình rất hay nói ba má chừa cho mình đủ 1 nguời ăn thôi. NNhưng chỉ được 1 ngày là đâu lại vào đó. Mình thì ko cố ăn đưọc chỉ ăn đủ no. Do vậy rất nhiều lúc mình chỉ ăn 1/2 chén cơm còn đâu ăn vã thức ăn mà vẫn ko hết. Do vậy nhà mình thường đổ bỏ thức ăn và cơm... Vào hôm sau. nhiều lúc chả nhẽ bây giờ mình nói là ba má chỉ chừa cho mình 1 phần cơm thông thường và canh 1 tô thôi. Con đâu đem qua cho cô hàng xóm nhà khó khăn. Nếu làm như vậy ngày nào cũng nấu và đem qua cho quá! Mà kéo dài cả trên 10 năm rồi . nên giờ hầu như là pó tay rồi. Và 1 chi tiết nũa nhà mình ngay chợ nên hầu như thường xuyên bị mấy bà bán cá thịt đem vô nhà ép.
KytoSai
TÍCH CỰC
9 năm
Mỗi lần ăn cơm mình cố gắng ăn hết những thức ăn trong dĩa của mình, trừ khi món đó kô ăn đc thì rán nuốt vài miếng hoặc xem ai ăn đc hỏi họ ăn không gắp qua

Cảm giác ăn mà để lại đồ ăn cứ thấy tội lỗi thế nào ấy, người không có ăn, mình có ăn nên ráng mà trân trọng. Nhưng đôi khi vì cái trân trọng này mà nhiều người lại nghĩ "ăn như chết đói vậy" , mình kệ và ăn cho dứt điểm phần còn lại.

Ở VN khi ăn nhậu có cái tật 1 dĩa đồ ăn ăn cho đã rốt cuộc lúc nào cugnx chừa lại 1 miếng @@ , chả biết tại sao nữa...
nhawe
ĐẠI BÀNG
9 năm
@KytoSai Lúc nhỏ ở quê được dạy là ăn ko được bỏ mứa, mang tội, lớn thành quen, nên tôi cũng giống như bạn. Nhiều khi đi ăn phở, thấy tô mình cạn queo, bạn bè nó tưởng mình chết đói 😔 chắc ăn phở với hủ tiếu phải chừa lại nước mới sành điệu !?
@nhawe Bạn gái mình luôn cố ăn hết những món ăn được, không ra vẻ này nọ, mình cảm thấy may mắn vì quen được một người như vậy.
oldman20
TÍCH CỰC
9 năm
@KytoSai Giống mình, trước giờ ở nhà toàn thuộc "ban chống thiu" 😁. Giờ ra trường đi làm nơi phố xá, vì điều kiện ko cho phép nấu nướng (chứ mình thích tự nấu/ ai nấu cho càng tốt rồi ăn, chắc bụng hơn mà lại ngon) nên toàn đi ăn cơm bụi. Và lần nào sau khi ăn đĩa cơm cũng "sạch như chưa từng ăn". Đôi khi ng khác nhìn thấy tưởng mình chết đói chết khát, nhưng quả thật từ nhỏ đã đc bố mẹ dạy ko đc bỏ thừa đồ ăn (ngày xưa có thể phần nhiều vì kinh tế khó khăn, có cái ăn là tốt rồi, và gia đình xuất phát bần nông nên biết việc làm ra hạt lúa, cây rau vất vả cho nên quý trọng nông sản lắm)
newbiehtc
TÍCH CỰC
9 năm
@Duy_P900 Cái cô trong avatar hả? Bạn thật may mắn quớ 😁
Đợt sang Mỹ, mình ở khách sạn, họ có phục vụ buffet vào bữa sáng và trưa, để ý thấy họ nấu xong khách ăn không hết đều trút hết vào cái bao nilon rồi vứt đi. Đúng là tiếc thật, ở những nước ăn uống đầy đủ, thừa thãi thức ăn đối với họ khá thoải mái, ăn không hết thì đổ. Còn ở những nước khác thì...
Người Việt mình ăn buffet cũng buồn cười lắm, lấy rất nhiều rồi ăn không hết, đổ đi thậm chí thành tiếng xấu ở nước ngoài. Có lẽ người Việt mình chưa có hiểu biết tốt về ăn buffet nên sinh ra cái tật này.
taituan83
ĐẠI BÀNG
9 năm
@gauto988 Họ cố tình lấy thật nhiều rồi bớt lại thật nhiều để thể hiện rằng ta đây đã no đủ chứ không đói khát đến mức ăn hết sạch cả đĩa như người khác đấy bạn ạ.
Hồi trước có 1 bà chị làm cùng cơ quan mình, một hôm cơ quan đi ăn buffet thì bà ý ngồi cạnh mình. Bà ý lấy thật nhiều thứ vào đĩa, ăn no rồi bớt lại thật nhiều thứ trên đĩa, xong quay sang mình và bảo "Em ăn tốt nhỉ, chị chỉ ăn được vài miếng, gần như còn nguyên đĩa đây này". Mình chán quá, chỉ cười rồi đi ra chỗ khác ngồi chứ không ngồi cạnh bà ý nữa.
@taituan83 Mình thì trước đây làm ở cty phần mềm cũng khá lớn. Cuối năm nào cty cũng tổ chức cho nhân viên đi xa khỏi thành phố chút để tổng kết cuối năm và buffet là một hoạt động không thể thiếu. Nhưng năm nào cũng như năm nào, tình trạng ăn buffet cứ như chết đói và thiếu ý thức, mình thì cũng nằm trong số đó, vì không biết cách ăn buffet và không nắm được ăn như thế nào nên nhìn những người xung quanh sao thì mình bắt chước vậy. Ban đầu thì anh em ngồi tụ thành một bàn, xong chia ra mỗi người đi lấy các món khác nhau, lấy càng nhiều càng tốt về cho bàn mình với ý nghĩ trong đầu rằng bàn mình sẽ ăn, đỡ khỏi phải đi lấy nhiều lần, nhưng thực tế thì lại thừa mứa rất nhiều. Mình thấy lãng phí quá và vì từ bé được dạy phải ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu và phải ăn cho bằng hết, tìm hiểu kĩ cách ăn buffet rồi mới thấy mình sai và xấu. Từ đó mình thấy thật ra nhiều người không phải xấu ăn mà thật ra họ chưa được đào tạo, chưa được chỉ dẫn cách ăn uống sao cho lịch sự và hợp lí.
@taituan83 hai ong chi thich sam soi ma ko hieu het nguoi ta noi lang phji la o cho nao. Thuc an buffet cua nha hang moi chinh la su lang phi rat lon, dung co nghi may cai banh ngot voi kem no ban lai ra ngoai hay dem phuc vu bua sang nhe, no do bo tat ca. Con ve phia nguoi dung buffet nhu the goi la lang phi tai chinh thi dung hon
Tôi lại không cố ăn như bạn. Ra ngoài quán, tôi chỉ lấy vài thìa cơm, thức ăn đủ dùng. Về nhà, tôi cũng chỉ lấy một bát nhỏ cơm và một lượng thức ăn vừa đủ. Chả phải là tôi tiết kiệm gì đâu. Đơn giản là tôi sợ tăng cân các bạn ạ!
tienloc.com
ĐẠI BÀNG
9 năm
@bshuy2003 bác này giống mình này ;)
Từ nhỏ mình đã được mẹ dạy là ăn không được bỏ mứa, nhất là cơm, tội lắm, mình nghe lời răm rắp 😃 Sau này lớn lên đi làm có tiền, mình cũng cố gắng duy trì thói quen đó nhưng thực sự rất khó, nhất là khi đi ăn ở quán xá, gọi dĩa cơm ra ngon thì không nói gì, dở thì không tài nào lùa vào mồm hết được. Còn khi ăn tiệc ở nhà hàng thì đều bắt gặp cảnh cụng ly tới tấp, uống nhiều hơn ăn, mình cũng thế, nếu thức ăn chưa gắp vào chén riêng thì nhà hàng có khi còn tận dụng lại được, chứ vào chén rồi thì chỉ có nước là bỏ thôi, cho nên VN mình lãng phí nhất là ở các đám tiệc, đàn ông thì no bia, phụ nữ thì giữ kẽ chẳng dám ăn nhiều, kết quả là đi đám xong ai cũng phải về nhà làm 1~2 chén cơm 😃
oldman20
TÍCH CỰC
9 năm
@Duy_P900 chuẩn cơm mẹ nấu rồi, mình thấy đa phần như vậy! Kiểu ra quán xá gọi đã đời, chỉ zô zô là nhiều, xong về nhà đầu óc choáng váng, bụng đói cồn cào, nửa đêm xuống bếp lục đục bát đĩa xoong nồi :d
^ Haha, mình cũng thế. Bình thường thì không sao, tới khi ăn phở là mình gỡ kính ra ăn vừa húp sồn sột vừa thở tới giọt cuối cùng. Người thì chửi chết đói, người thì chửi mình ăn như cái đồ vô học :v

Klq nhưng con gái thời nay, mình cảm giác là bọn nó không ăn thịt hay sao ấy. Nhiều đứa mang hộp ăn trưa đúng nghĩa là nửa trái chuối, dưa leo còn lại là rau và trái cây xắt nhỏ ra. Hai đứa cầm hai hộp trái cây bự vừa nói chuyện vừa ăn tỉnh queo, chả thịt cá, cơm canh gì cả.
@benchimto Haha, chuối với dưa leo là đủ no rồi chứ gì nữa bác :b
Đi đám cưới ở sg là thấy rõ nhất thức ăn nhiều khi không ai đụng tới.. Đổ bỏ..!
oldman20
TÍCH CỰC
9 năm
vầng, mình là 1 trong số 805 triệu người😔
"Hàng đêm trên thế giới có 805 triệu người đang đi ngủ với cái bụng đói meo và thật trớ trêu khi mà 1/3 lượng thực phẩm trên toàn thế giới lại đang bị lãng phí hàng năm"
macpro87
TÍCH CỰC
9 năm
mình là mình ghét nhất cái tội bỏ mứa thức ăn ( trừ khi là ko ăn đc)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019