Hàng ngàn nghiên cứu não fMRI bị nghi ngờ tính xác thực do lỗi phần mềm

MinhTriND
20/7/2016 4:27Phản hồi: 15
Hàng ngàn nghiên cứu não fMRI bị nghi ngờ tính xác thực do lỗi phần mềm
Một lỗ hổng phần mềm lớn vừa được phát hiện có thể khiến hàng ngàn nghiên cứu não nhờ quét fMRI không còn chính xác. Vụ việc được xem như một đòn giáng mạnh vào lĩnh vực khoa học thần kinh. Việc sử dụng fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng) là một phương pháp phổ biến để quét não, trong các thí nghiệm khoa học thần kinh và tâm lý học.

Để có thể phân tích dữ liệu thu được, các nhà nghiên cứu đôi khi sử dụng một kỹ thuật gọi là tương quan không gian (spatial autocorrelation) nhằm xác định các khu vực bên trong não "sáng lên" ở các nhiệm vụ hay trải nghiệm cụ thể. Thế nhưng, một số lỗi phần mềm được tìm thấy trong các gói phân tích dữ liệu cộng hưởng từ như SPM, FSL và AFNI, đồng nghĩa với việc kỹ thuật này đã cho ra những kết quả không đúng dẫn đến sai sót, với tỷ lệ lên đến 50% hoặc nhiều hơn.

Hai nhà khoa học Anders Eklund và Hans Knutsson đến từ Đại học Linköping (Thụy Điển) và Thomas Nichols thuộc Đại học Warwick (Anh), đã đưa ra con số này bằng cách phân tích dữ liệu não từ một dự án hợp tác mở về fMRI, tên là 1000 Functional Connectomes. Hầu hết các phương pháp thống kê fMRI đều được phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu mô phỏng, nhưng trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thông tin thực từ não để xác nhận các dữ liệu quan trọng trong hoạt động quét fMRI.

Công việc đó cho phép nhóm nhà nghiên cứu xác nhận có một lỗ hổng phần mềm thống kê, bị họ nghi ngờ lần đầu tiên vào năm 2012. Mặc dù các lỗi phần mềm hiện đã được sửa chữa, tuy nhiên, hàng ngàn nghiên cứu liên quan đến fMRI có khả năng bị nghi ngờ tính xác thực.

Thiệt hại là gì?


máy-fmri-tinhte.jpg
Máy chụp cộng hưởng từ chức năng. Ảnh: trueimpact

Theo ông Eklund, rất khó để xác định các nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng, vì dữ liệu thô từ các nghiên cứu trước đây thường rất hiếm. Nichols trong khi đó ước tính có khoảng 1/10 nghiên cứu fMRI có thể bị ảnh hưởng, trong số 40.000 nghiên cứu đã thực hiện trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, tạp chí khoa học nổi tiếng Newscientist cho rằng có thể có nhiều hơn 40% nghiên cứu kiểu này không đáng tin cậy. Những dạng nghiên cứu có khả năng bị ảnh hưởng nhất thường được báo cáo với tiêu đề như "Nhân tố X đã làm sáng lên một phần Y trong não bộ", hoặc "Đây là bộ não của bạn khi tiêu thụ loại thuốc Z".

Đọc một cách thận trọng


Jens Foell tại Đại học bang Florida (Mỹ) ví phương pháp fMRI cũng giống như việc sử dụng một chiếc kính lúp mờ để nhìn vào các đối tượng phức tạp nhất trong vũ trụ. Chính vì điều đó, ông cho rằng chúng ta nên luôn phải hoài nghi về các nghiên cứu fMRI với kết quả nhận được từ những thống kê thiếu xác thực. Đồng thời, cần thận trọng trong việc áp dụng những thông tin có được sau một nghiên cứu.

Ngoài vấn đề phần mềm, cũng có một vài lý do khiến các nhà khoa học thận trọng trong việc sử dụng fMRI cho các nghiên cứu của mình. Kể từ khi máy fMRI ra đời và trở nên phổ biến vào đầu những năm 90, các nhà thần kinh học và tâm lý học đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc xác nhận kết quả của họ.

Một trong những trở ngại lớn nhất là chi phí khổng lồ dành cho việc sử dụng loại máy này, khoảng 600 USD/giờ. Điều đó khiến cho các nghiên cứu thường bị giới hạn bởi số lượng mẫu mà họ thu thập được, và cũng rất ít tổ chức có tiền để tiến hành lại các thí nghiệm nhiều lần nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất.

Tham khảo: PNAS, Ảnh minh họa: Newscientist

Quảng cáo

15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ngoanrazo
TÍCH CỰC
8 năm
600$ 1 giờ trong đó chắc tiền cho helium hết $400 rồi
khoa với chả học...???
Kỹ thuật MRI nói chung và chẩn đoán hình ảnh (CT scanner...) đều có tỷ lệ dương tính giả, nên thầy thuốc có kinh nghiệm ko bao h dựa hoàn toàn vào hình ảnh. Buồn thay phim CT xoang của mình chụp ở bv nông nghiệp trên Thái Hà cho kq các xoang sáng, niêm mạc ko dày, ko tụ dịch lại bị 1 bs TMH ở BV TMH SG nói là nếu chụp ko để chế độ đặc biệt ko thể thấy niêm mạc xoang viêm 😔. Hỏi bao nhiêu bs TMH ở HN ko ai biết chế độ đặc biệt của ông ấy là chế độ gì.
@lupinnightvn ko thể có khả năng ko biết sử dụng hay đọc nhầm phim dc. Viêm xoang nếu ai bị đi khám nhiều nơi sẽ thấy mỗi thằng nói 1 kiểu, thằng thì chỉ ghi chẩn đoán "viêm mũi xoang" (ko bao h sai, ko phạm gì); cụ thể hơn thì ghi "viêm mũi dị ứng, vận mạch...". Riêng mình thì ngạt mũi do vách ngăn và cuốn mũi phì đại, đã chụp CT mà chưa đâu nó đưa ra phương án cụ thể thế nào. Vừa lên TMH HN cách đây 30', nó bảo "mổ, mở ra rồi bọn anh xử lý cho, tùy thực tế mà có cắt cuốn mũi ko...". Chán quá đi về, mai lên 108 khám lại cái. Nhưng mà có thể khẳng định thế này, ae nào đã từng làm khoa học sẽ hiểu, kiến thức và hiểu biết về 1 vấn đề rộng lớn cần phải có nghiên cứu riêng về vấn đề ấy, TMH cũng vậy, điều đó giải thích tại sao những người có nghiên cứu hay làm luận văn tốt nghiệp về cuốn mũi, vách ngăn sẽ nắm chắc hơn hẳn những bs TMH bình thường và cũng giải thích tại sao mỗi người khi khám nói ko giống nhau
Tranlehuy
ĐẠI BÀNG
8 năm
@xuanhaibg Bác ơi,đừng có mổ xoang hay cắt cuốn mũi nhé, thấy trên mạng nhiều BS tư vấn như thế đó. BS TMH họ hay nói "lai rai tai mũi họng" mà, viêm xoang hay viêm xoang dị ứng là không cần phải lo lắng. Siêng năng tập thể dục, vệ sinh phòng ốc nhà cửa thường xuyên, thỉnh thoảng uống thuốc Bổ Vitamin C, B complex liên tục 1 tuần rồi nghỉ, bệnh sẽ thuyên giảm và hết (không tái phát), không cần phải thuốc men, kháng sinh kháng siết hay thậm chí nhiều BS nâng quan điểm lên thành mổ xoang...BS chuyên khoa TMH mà họ cần nói mổ xoang sẽ không bao giờ hết viêm xoang.
hacrot3000
TÍCH CỰC
8 năm
@xuanhaibg cái này cũng bình thường thôi. Chẩn đoán hình ảnh chỉ là phụ, kinh nghiệm thầy thuốc mới là thật. Vợ mình đi khám khắp nơi, chụp phim đủ kiểu đều bình thường. Gặp trực tiếp trưởng khoa khám bệnh của BV Phạm Ngọc Thạch ổng cũng bảo thấy phim bình thường. Nhưng ổng thòng một câu: Theo kinh nghiệm của tôi thì mạch máu phổi có tổn thương bất thường, chụp phim và CT scan đều không thấy đâu, nhưng chắc chắn có tổn thương, nên điều trị sớm.
Hai năm sau (tức cách đây 3 tháng) vợ tôi phải nhập viện để cắt phần bị thâm nhiễm do vỡ mạch máu theo đúng như tiên đoán của ông bác sỹ đó.
Như vậy mặc dù 100% chẩn đoán hình ảnh bình thường, nhưng bằng kinh nghiệm của mình ông bác sỹ đó đã biết bệnh từ trước. Tiếc là ở mình không được nhiều bs như vậy, hoặc do duyên số mà ít gặp :(
@Tranlehuy Cảm ơn bạn. Mình bị vách ngăn và cuốn mũi chứ xoang ko điển hình. Ko phẫu thuật thì phải chấp nhận cả đời chỉ thở dc 1 mũi, mệt mỏi vô cùng. Mình thừa biết nhiều tay bs cố tình gạ mổ để lấy tiền, chắc chúng nó nghĩ lất tiền trước đã, khỏi ko kệ mẹ m. Mình sẽ vào TMH TƯ để bs hội chẩn xem tn rồi qđ. Tập thể dục chỉ đỡ, ko khỏi dc.
mrford105
TÍCH CỰC
8 năm
khoa học như tôn giáo vậy, (hầu hết) chúng ta chẳng hiểu gì về nó, cứ tin mù quáng vào kết quả nghiên cứu của người khác và hy vọng nó không sai 😆

In god we trust
Viêm xoang chụp cắt lớp đã thấy, chụp mri để làm gì nữa tốn tiền vô ích
NSX có bồi thường không nhỉ
vythanh168
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thua
Tóm lại là vào bệnh viện chúng nó ( bác sĩ,giáo sư,...) có tư vấn ra chỗ này chỗ nọ để chụp cộng hưởng từ đắt lòi ra thì đừng có nghe nhé...
lamqsb
TÍCH CỰC
8 năm
Não người chỉ mới xài 10%? o_O

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019