Tính đến thời điểm giữa năm ngoái, công ty Space Adventures đến từ Hoa Kỳ đã có được tổng cộng 5 vị khách mở hàng có được may mắn quá giang tàu vũ trụ Soyuz của Nga để ghé thăm và lưu lại trạm Không gian Quốc Tế (ISS). Đổi lại, chi phí cho mỗi du khách khá đắt đỏ lên đến $20 triệu cùng các quy định chặt chẽ về sức khỏe và luyện tập vô tình cản bước ngành du lịch còn non trẻ này. Sắp tới đây, công ty Virgin Galactic thuộc tập đoàn Virgin America sẽ triển khai dự án du lịch không gian mới ít tốn kém và dễ thực hiện hơn nhiều lần.
Chương trình này đã được hãng này khởi động từ giữa năm 2003 với việc phóng thành công tàu không gian SpaceShipOne có người lái lên độ cao 112 km vào giữa năm ngoái, đem lại cho Virgin Galactic giải thưởng Ansari X trị giá $10 triệu. Phiên bản thứ hai của tàu không gian đang được phát triển với tên gọi SpaceShipTwo (SST) có thiết kế lai ghép giữa dạng tàu lượn và phi thuyền không gian. Cặp cánh hai bên có thể gập lên và có những đường nét tựa ván lướt cho phép con tàu "cỡi gió" để giảm dần cao độ khi hạ cánh. Đặc biệt hơn, tên lửa đẩy đốt bằng nhiên liệu rắn gắn ở đuôi tàu chỉ hoạt động khi SST được "cõng" lên độ cao 16 km bằng phản lực cơ đôi WhiteKnightTwo (WKT), được chế tạo hoàn toàn bằng sợi carbon tổng hợp khá nhẹ và bền chắc. SST có tổng chiều dài 18,3 mét với sải cánh dài 8,2 mét và hệ thống tạo áp suất bên trong để cung cấp dưỡng khí. Vị trí của tàu SST sẽ hiển thị trên một quả địa cầu giả lập nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Toàn bộ cuộc du hành lên không gian của Virgin Galactic sẽ diễn ra chỉ vỏn vẹn 2 tiếng 30 phút. Trong đó, Ngoài 2 phi công điều khiển chiếc SST không có hệ thống lái tự động này, các du khách vẫn phải tiến hành luyện tập và khám sức khỏe tuy không khắt khe và khó khăn bằng lúc tỉ phú Charles Simony của tập đoàn Microsoft lên vũ trụ. Sau 90 giây phải ép chặt mình vào ghế do sức ép khi SST bay với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, đưa phi hành đoàn vượt qua vạch Karman trong tầng thượng quyển, được xem như ranh giới giữa khí quyển trái đất và vũ trụ, sáu du khách tối đa trong mỗi chuyến bay có thể tận hưởng trạng thái lửng lơ không trọng lực trong hơn 6 phút và ngắm nhìn Hành tinh Xanh qua các ô kính to 17 inch, ở độ cao 110 cây số so với mặt nước biển.
Dù vẫn đau xót khi để xảy ra vụ nổ đáng tiếc khiến hai nhân viên thiệt mạng và bốn người khác bị thương khi đang thử nghiệm động cơ mới cho SST vào năm 2007, hãng Virgin Galatic vẫn quyết tâm đeo đuổi dự án để sớm đưa vào thương mại hóa vào năm 2011. Tập đoàn này cũng đang gấp rút xây dựng phi trường Mojave tại Mexico. Chi phí dự tính cho mỗi du khách sẽ chỉ ở mức $200.000, và sẽ giảm mạnh khi có sự tham gia của các công ty khác nếu dự án này thành công rực rỡ.
[relate]"du lịch", "vũ trụ", "virgin america", "tàu con thoi"[/relate]
Chương trình này đã được hãng này khởi động từ giữa năm 2003 với việc phóng thành công tàu không gian SpaceShipOne có người lái lên độ cao 112 km vào giữa năm ngoái, đem lại cho Virgin Galactic giải thưởng Ansari X trị giá $10 triệu. Phiên bản thứ hai của tàu không gian đang được phát triển với tên gọi SpaceShipTwo (SST) có thiết kế lai ghép giữa dạng tàu lượn và phi thuyền không gian. Cặp cánh hai bên có thể gập lên và có những đường nét tựa ván lướt cho phép con tàu "cỡi gió" để giảm dần cao độ khi hạ cánh. Đặc biệt hơn, tên lửa đẩy đốt bằng nhiên liệu rắn gắn ở đuôi tàu chỉ hoạt động khi SST được "cõng" lên độ cao 16 km bằng phản lực cơ đôi WhiteKnightTwo (WKT), được chế tạo hoàn toàn bằng sợi carbon tổng hợp khá nhẹ và bền chắc. SST có tổng chiều dài 18,3 mét với sải cánh dài 8,2 mét và hệ thống tạo áp suất bên trong để cung cấp dưỡng khí. Vị trí của tàu SST sẽ hiển thị trên một quả địa cầu giả lập nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Toàn bộ cuộc du hành lên không gian của Virgin Galactic sẽ diễn ra chỉ vỏn vẹn 2 tiếng 30 phút. Trong đó, Ngoài 2 phi công điều khiển chiếc SST không có hệ thống lái tự động này, các du khách vẫn phải tiến hành luyện tập và khám sức khỏe tuy không khắt khe và khó khăn bằng lúc tỉ phú Charles Simony của tập đoàn Microsoft lên vũ trụ. Sau 90 giây phải ép chặt mình vào ghế do sức ép khi SST bay với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, đưa phi hành đoàn vượt qua vạch Karman trong tầng thượng quyển, được xem như ranh giới giữa khí quyển trái đất và vũ trụ, sáu du khách tối đa trong mỗi chuyến bay có thể tận hưởng trạng thái lửng lơ không trọng lực trong hơn 6 phút và ngắm nhìn Hành tinh Xanh qua các ô kính to 17 inch, ở độ cao 110 cây số so với mặt nước biển.
Clip mô phỏng quá trình du hành của SpaceShipTwo
Dù vẫn đau xót khi để xảy ra vụ nổ đáng tiếc khiến hai nhân viên thiệt mạng và bốn người khác bị thương khi đang thử nghiệm động cơ mới cho SST vào năm 2007, hãng Virgin Galatic vẫn quyết tâm đeo đuổi dự án để sớm đưa vào thương mại hóa vào năm 2011. Tập đoàn này cũng đang gấp rút xây dựng phi trường Mojave tại Mexico. Chi phí dự tính cho mỗi du khách sẽ chỉ ở mức $200.000, và sẽ giảm mạnh khi có sự tham gia của các công ty khác nếu dự án này thành công rực rỡ.
Nguồn: Engadget
[relate]"du lịch", "vũ trụ", "virgin america", "tàu con thoi"[/relate]