TTBC23

TTBC23


Hệ sinh thái 2 nm GAAFET của TSMC đã dần hoàn thiện, khai thác vào năm 2025

Lư Thế Nghĩa
16/10/2023 11:5Phản hồi: 60
Hệ sinh thái 2 nm GAAFET của TSMC đã dần hoàn thiện, khai thác vào năm 2025
Khác với các tiến trình bán dẫn 7 / 5 / 3 nm trước đó, việc chuyển sang 2 nm (N2) của TSMC sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn do áp dụng kỹ thuật sản xuất nanosheet gate-all-around (GAA) hoàn toàn mới so với FinFET.

Chip bán dẫn là một ngành kinh doanh đa chiều và có tính phức tạp cao. Nó không chỉ là việc các hãng gia công bán dẫn phải luôn cải tiến để có được công nghệ mới, mà còn đòi hỏi những công ty khác có liên quan tới quá trình phát triển công nghệ, tài liệu kỹ thuật, công cụ thiết kế chip... cũng phải liên tục thay đổi thì những con chip mới mới có điều kiện để ra đời.

Một cách so sánh tương đối dễ tiếp cận hơn là ngành xây dựng, chỉ mỗi thợ hồ hoặc đốc công thì bạn vẫn không đủ khả năng để làm ra những công trình lớn. Bạn cần cả những công ty chuyên cung cấp nguyên vật liệu, bạn cần cả kiến trúc sư có năng lực lẫn những kỹ sư công trình biết cách tạo ra toà nhà cũng như biết cách khắc phục sự cố khi xảy ra vấn đề ngoài ý muốn. Nói nôm na thì, xây nhà cũng gần như là xây... chip, bạn cần tất cả cùng vào cuộc thì mọi thứ mới suôn sẻ được.

tsmc-2-nm-gaafet-tinhte-1.jpg

Ngoài ra riêng với mảng chip bán dẫn, kể cả "khách hàng", những công ty "lên đơn" để yêu cầu TSMC hay Samsung gia công sản phẩm cho, cũng buộc "phải hiểu" về công nghệ bán dẫn mà họ đang đặt hàng. Lý do là vì mỗi tiến trình bán dẫn ở từng công ty sẽ khác nhau - transistor 3 nm của TSMC sẽ khác 3 nm của Samsung. Người ta không thể cứ vác bản thiết kế chip dùng cho 3 nm của TSMC qua đưa Samsung và hy vọng con chip thành phẩm sẽ y hệt nhau. Đó là chưa kể mỗi tiến trình bán dẫn của từng hãng còn có các biến thể phụ - mà nếu khách hàng không hiểu đúng sẽ dẫn tới việc chọn nhầm tiến trình không phù hợp cho sản phẩm của mình. Ví dụ một con chip hiệu suất cao (thường trên 3 GHz) sẽ cần nhiều vật liệu chuyên biệt hơn các con chip tiết kiệm điện.


Đây là lý do tại sao việc triển khai công nghệ 2 nm của TSMC sẽ mất nhiều thời gian hơn các công nghệ tính từ thời điểm 16 nm ra mắt cách đây 10 năm. 16 nm là tiến trình đầu tiên TSMC áp dụng kỹ thuật FinFET còn 2 nm sẽ là tiến trình đầu tiên áp dụng kỹ thuật GAA.

tsmc-2-nm-gaafet-tinhte-2.jpg

Về mặt giản lược, FinFET là cuộc cách mạng đầu tiên trong việc thiết kế transistor khi "lật ngang" kênh dẫn điện (source & drain) nhằm đạt hiệu ứng trường (field effect) tốt hơn so với kỹ thuật Planar đã tồn tại từ rất lâu. Song khi yêu cầu transistor phải nhỏ đi càng cao thì FinFET cũng dần tới giới hạn của nó. GAA hoặc nanowire/nanosheet chính là câu trả lời mà các hãng bán dẫn kỳ vọng sẽ thay thế được FinFET. Một cách khái quát, GAA sẽ có nhiều kênh dẫn điện nằm trong cùng một cổng tín hiệu (gate) so với chỉ 1 kênh ở FinFET. Thiết kế này giúp ổn định tín hiệu FET hơn trong kích thước transistor vẫn tiếp tục nhỏ đi. Nhưng điểm trừ của GAA là việc làm ra transistor sẽ phức tạp hơn (chúng ta sẽ có bài viết sâu hơn về vấn đề này). Do đó tất cả các công ty có liên quan tới bán dẫn sẽ phải điều chỉnh lại toàn bộ khi chuyển giao từ FinFET sang GAA.

Trong sự kiện Open Innovation Platform (OIP) tại châu Âu mới đây, TSMC đã "cảnh báo" các khách hàng cần sử dụng những công cụ thiết kế, kiểm định lẫn thư viện tài nguyên mới nhất khi muốn làm ra những con chip 2 nm. Mặc dù nghe có vẻ khó khăn, song điểm sáng mà hãng nêu ra là những thứ trên - các công cụ EDA (Electronic Design Automation), kiểm định, IP, kể cả IP analog - cũng đã đều có mặt trên thị trường. Dan Kochpatcharin, trưởng đơn vị quản lý thiết kế hạ tầng tại TSMC, phát biểu: "Đối với N2, chúng tôi cần làm việc sớm hơn 2 năm bởi vì nanosheet rất khác biệt. Các công cụ EDA buộc phải sẵn sàng từ trước, nên nhóm OIP phải làm việc sớm hơn với các đối tác. Chúng tôi gửi một lượng lớn kỹ sư để làm việc với các đối tác EDA, IP cũng như là các đơn vị khác".

tsmc-2-nm-gaafet-tinhte-3.jpg

Tính tới hiện tại, các bộ EDA lớn đến từ Cadence hay Synopsys, Ansys hay Siemens đều đã được TSMC chứng nhận, do đó các hãng thiết kế phát triển chip đã có thể dùng chúng. Ngoài ra, bộ EDA của Cadence và Synopsys cũng đã sẵn sàng cho những ai có nhu cầu chuyển giao các thiết kế analog. Riêng sản phẩm của Cadence còn hỗ trợ cả tính năng phân phối điện nền backside có trong tiến trình N2P.

Nhưng việc phát triển các thư viện IP sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Tuy các IP tiêu chuẩn như standard cell, GPIO/ESD, PLL, SRAM và ROM cho cả chip hiệu suất cao lẫn di động đều đã có mặt, thì những IP cho non-volatile memory, interface hay chiplet vẫn chưa được hoàn thiện. Điều này có thể khiến việc thiết kế chip của một số công ty bị trì hoãn ở một số công đoạn. Song nhìn chung, chúng sẽ sớm có mặt trên thị trường để kịp với tiến độ ra mắt tiến trình TSMC 2 nm vào 2025.

"(Việc phát triển IP cho các transistor nanosheet) không chỉ là khó hơn, mà còn tốn nhiều thời gian quy trình hơn. Một số công ty cung cấp IP sẽ cần phải học lại bởi vì nanosheet rất khác biệt. Để chuyển từ Planar sang FinFET không chỉ là khó hơn, mà bạn còn phải biết cách làm ra FinFET. Nên việc đó là tương tự khi bạn cần phải biết cách làm ra nanosheet. Vậy anh sẽ cần thêm thời gian để học. Nhưng một khi đã học được rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần phải xuất phát sớm", Kochpatcharin mô tả.

Quảng cáo

60 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

OK 👍
Mấy cái 7nm 5nm hay 2 3 4 giữa TSMC và Samsung nghe thì giống chứ thật ra lại khác biệt rất nhiều trong công nghệ sản xuất. Thế nên ai làm được tới đâu thì cũng là thành quả đáng khen vậy.
@Vinyar Nguyen toàn lùa gà hút máu bác nhỉ
- TSMC: gia công chip bá.
- Apple: thiết kế chip bá
- Sam: vừa gia công lẫn thiết kế nhưng … toàn phế vật.
@tiendatmagic Voliemsi đỉnh cao. Bị xuỳ thế mà còn nhào ra cào được.
Lượn đi cho nước nó trong
@fear factor quê 😂
@arsenal911 Ko phải ai cũng làm cho Samsung, mà cũng nhiều công nhân Samsung mua Samsung dùng rồi thấy nó phế hơn Apple thì vẫn chê là bình thường, phế thì là phế.
Cười vô mặt
Công nghệ TSMC ko thể bằng công nghệ mõm của Xam xung đc.OK
Khó nhưng với sự hỗ trợ công nghệ lõi từ Apple thì chắc chắn là làm đc thôi 😁
Thực ra 5nm xam xung tiên phong: kết quả đẻ ra phế vật Snapdragon 888, phế vật Exynos 2100.
3nm xam xung tiên cmn phong: thiếu mỗi khách hàng, ko ai đặt, trừ bọn lìu tìu đào coins.
2nm xam xung tiên phong, TSMC tuổi gì? Cái xam xung thiếu là khách hàng thôi, còn lại công nghệ mõm của xam xung thì vô địch thiên hạ rồi hahaha
dlcky
TÍCH CỰC
2 tháng
@tinhdg Sao thiếu 4nm SS làm cho NVIDIA vậy?
@tinhdg công nghệ mõm thì culi đông lào nhà m mới là đỉnh =)))) toàn làm culi cho thằng sam nó kêu sx cái ốc vít sx không nổi nữa =)))))
Cười vô mặt
@arsenal911 Làm culi nhưng người ta kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Nhóc là cái thứ gì mà đi nhục mạ họ? Họ có nhân cách hơn nhiều so với đám lãnh lương cào phím ăn chực thiên hạ tỏ vẻ thanh cao.
@arsenal911 Chú em culi cho ai khai mau ?
boanh86
TÍCH CỰC
2 tháng
Apple lại dẫn đầu
Đỉnh thật sự, vượt xa Apple đại đế, công nghệ lõi của Samsung thì luôn dẫn đầu,
Nhưng mà đầu nó ở đuôi kakaka
@Doãn_Chí_Bình RAM, SSD có hãng samsung mà apple đâu có đâu 😂
pikupi
TÍCH CỰC
2 tháng
TSMC hay Samsung thì đều là những công ty gia công bán dẫn hàng đầu trong lĩnh vực tinh hoa nhất của nhân loại mà qua cmt của các mem tinh tướng như phế vật? ngồi dưới đáy giếng nhìn lên cái vung và đánh giá công ty toàn cầu hàng trăm tỷ đô? tư duy ngạo nghễ muôn nơi :v
@fear factor TSMC hơn được cái tiến trình sản xuất chip còn mấy cái còn lại làm gì đủ tuổi với Samsung.
@BenGlo Uh giám đốc làm cái dek gì khuân vác bằng thợ hồ. Mấy tư tưởng bần nông kiểu đó nhóc cũng để trong đầu đi, đừng có đi khoe ra ngoài nó ê mặt lắm.
@pikupi Gì chứ CPU của Samsung ko phế thì hãng nào phế. Đến 1 triệu tỷ đô thì CPU Vẫn là phế vật.
Cười vô mặt
2 thằng này được Mỹ bơm tiền để tạo con bài chiến lược kinh tế chứ dễ gì mà nắm trùm thế giới được như vậy. TSMC với Samsung mà không ở ĐL với HQ là sẽ có chiến tranh.
@Khoa Monster culi đông lào ngạo nghễ thật, sao nó k bơm cho đám giáo sư tiến sĩ đông lào nhà m mà đi bơm cho 2 thằng thằng kia hả nhóc =)))))
Cười vô mặt
@arsenal911 Có luôn nhé, không bơm thì TQ nó đập cái 1 nhé
zoro1tuoi
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@arsenal911 Bơm vô bao nhiêu thì nó vô bụng mấy chú hết rồi, intel bơm đó mà giờ nó cũng méo lên nổi
Đúng là lĩnh vực đòi hỏi cực kỳ nhiều chất xám
Việt Nam sản xuất dc chip "cm" chưa nhỉ😂
@Guest345 VN chắc làm được cm rồi bạn, nhưng làm để nghiên cứu chứ cm thì thương mại làm gì ông.
dvtung0103
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Phải thừa nhận TSMC thành công. Nhưng chả ai thiệt hại cả, vì sự thành công của TSMC là thành quả hợp tác từ nhiều phía. Các ông trùm đứng sau intel, TSMC, Samsung, ASML, ARM, Apple, AMD, NVIDIA... trao đổi cầm cổ phần rồi. Đó là 1 thế lực khổng lồ, họ cạnh tranh với nhau và cũng làm rào chắn cho kẻ đến sau.Ai thua thì tôi ko biết chứ họ sẽ ko thua.
Ngon, Intel thuê gia công cpu lại bá quá
Yêu quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019