HIMARS hay M142 HIMARS là một hệ thống pháo phản lực di động cao và có thể bắn được nhiều loại tên lửa với tầm bắn đến 500 km.
M142 HIMARS là hệ thống pháo phản lực lắp trên khung gầm xe tải tiêu chuẩn M1140 nặng 5 tấn. Đây là phiên bản bánh lốp của M270 MLRS dùng bánh xích, được phát triển vào thập niên 90 và hiện do Lockheed Martin sản xuất. Toàn hệ thống HIMARS gồm hệ thống phóng và xe tải có thể được chuyên chở bằng máy bay vận tải C-130 Hercules. Hệ thống phóng của HIMARS có thể phóng được nhiều loại pháo phản lực, tên lửa dẫn đường và không dẫn đường, thậm chí là tên lửa phòng không SLAMRAAM - biến thể của tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM. Vào năm 2017, Thủy quân lục chiến Mỹ đã thử nghiệm dùng M142 HIMARS trên biển để tấn công một mục tiêu trên đất liền. HIMARS được đặt trên tàu vận tải USS Anchorage và đã đánh trúng mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường chính xác. Thử nghiệm này mở ra khả năng triển khai mới cho HIMARS.
Lockheed Martin nói HIMARS là hệ thống pháo phản lực có khả năng "bắn và chuồn" nhằm ám chỉ tính di động cao của nó. So với M270, hệ thống phóng của M142 HIMARS chỉ bằng 1 nửa và nó lại được lắp trên nền tảng xe tải bánh lốp cơ động cao M1140 6x6 - một biến thể của dòng xe tải quân sự FMTV. Nó được trang bị động cơ diesel C7 7,2 lít 6 xy-lanh của Caterpillar kèm hộp số 7 cấp, có thể đạt tốc độ tối đa 94 km/h và phạm vi hoạt động 483 km. Thêm vào đó, hệ thống HIMARS có thể nạp lại đạn dược trong chỉ vài phút.
Các tên lửa và ống phóng được thiết kế dạng module tháo rời với dàn phóng, sẽ không phải nạp lại từng tên lửa, rocket như các hệ thống pháo phản lực phóng loạt khác. Cơ chế nạp lại đạn cũng như việc dàn phóng được lắp trên nền tảng bánh lốp như XM1140 mang lại cho HIMARS sự linh hoạt cao, về tốc độ di chuyển, tầm hoạt động, khả năng tái trang bị, triển khai, bắn và tháo chạy nhanh hơn rất nhiều so với M270 MLRS.
Sức mạnh của HIMARS tùy thuộc vào loại tên lửa, rocket được dùng. Danh sách các loại tên lửa mà HIMARS có thể phóng rất dài, chia làm 3 danh mục gồm MLRS - phóng loạt với các loại pháo phản lực M28 không dẫn đường; GMLRS - pháo phản lực có tầm bắn mở rộng và dẫn đường bằng GPS gồm M30/M30A1/A2, M31/M31A1/A2 tầm bắn 15 - 84 km, ER GMLRS với tầm bắn đến 150 km; ATACMS - tên lửa 610 mm đất đối đất chiến thuật với tầm bắn đến 300 km gồm các biến thể M39/M39A1, M48, M57/M57E1 và mới nhất là PrSM - tên lửa tấn công chính xác dẫn đường bằng GPS với tầm bắn đến 500 km. Tùy theo loại tên lửa được dùng mà ống phóng của HIMARS sẽ là loại 6 ống dùng cho các tên lửa M30/M31, 2 ống cho tên lửa PrSM hay 1 ống cho ATACMS.
HIMARS là một hệ thống đã được thực địa trên nhiều chiến trường từ năm 2010 đến nay, tham gia vào các cuộc chiến tranh Afghanistan, nội chiến Syria, Iraq và mới nhất là cuộc chiến giữa Ukraine và Nga. Mỹ đã viện trợ cho Ukraine các hệ thống HIMARS cùng tên lửa dẫn đường GMLRS M30/M31. Với tầm bắn hiệu quả ở 70 km, các tên lửa GMLRS sẽ đủ để quân đội Ukraine đáp trả Nga với các mục tiêu sát biên giới. Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine loại tên lửa ATACMS với tầm bắn đến 300 km để tránh khả năng nó được dùng để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong biên giới Nga.
Theo: Wikipedia
M142 HIMARS là hệ thống pháo phản lực lắp trên khung gầm xe tải tiêu chuẩn M1140 nặng 5 tấn. Đây là phiên bản bánh lốp của M270 MLRS dùng bánh xích, được phát triển vào thập niên 90 và hiện do Lockheed Martin sản xuất. Toàn hệ thống HIMARS gồm hệ thống phóng và xe tải có thể được chuyên chở bằng máy bay vận tải C-130 Hercules. Hệ thống phóng của HIMARS có thể phóng được nhiều loại pháo phản lực, tên lửa dẫn đường và không dẫn đường, thậm chí là tên lửa phòng không SLAMRAAM - biến thể của tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM. Vào năm 2017, Thủy quân lục chiến Mỹ đã thử nghiệm dùng M142 HIMARS trên biển để tấn công một mục tiêu trên đất liền. HIMARS được đặt trên tàu vận tải USS Anchorage và đã đánh trúng mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường chính xác. Thử nghiệm này mở ra khả năng triển khai mới cho HIMARS.
Lockheed Martin nói HIMARS là hệ thống pháo phản lực có khả năng "bắn và chuồn" nhằm ám chỉ tính di động cao của nó. So với M270, hệ thống phóng của M142 HIMARS chỉ bằng 1 nửa và nó lại được lắp trên nền tảng xe tải bánh lốp cơ động cao M1140 6x6 - một biến thể của dòng xe tải quân sự FMTV. Nó được trang bị động cơ diesel C7 7,2 lít 6 xy-lanh của Caterpillar kèm hộp số 7 cấp, có thể đạt tốc độ tối đa 94 km/h và phạm vi hoạt động 483 km. Thêm vào đó, hệ thống HIMARS có thể nạp lại đạn dược trong chỉ vài phút.
Các tên lửa và ống phóng được thiết kế dạng module tháo rời với dàn phóng, sẽ không phải nạp lại từng tên lửa, rocket như các hệ thống pháo phản lực phóng loạt khác. Cơ chế nạp lại đạn cũng như việc dàn phóng được lắp trên nền tảng bánh lốp như XM1140 mang lại cho HIMARS sự linh hoạt cao, về tốc độ di chuyển, tầm hoạt động, khả năng tái trang bị, triển khai, bắn và tháo chạy nhanh hơn rất nhiều so với M270 MLRS.
Sức mạnh của HIMARS tùy thuộc vào loại tên lửa, rocket được dùng. Danh sách các loại tên lửa mà HIMARS có thể phóng rất dài, chia làm 3 danh mục gồm MLRS - phóng loạt với các loại pháo phản lực M28 không dẫn đường; GMLRS - pháo phản lực có tầm bắn mở rộng và dẫn đường bằng GPS gồm M30/M30A1/A2, M31/M31A1/A2 tầm bắn 15 - 84 km, ER GMLRS với tầm bắn đến 150 km; ATACMS - tên lửa 610 mm đất đối đất chiến thuật với tầm bắn đến 300 km gồm các biến thể M39/M39A1, M48, M57/M57E1 và mới nhất là PrSM - tên lửa tấn công chính xác dẫn đường bằng GPS với tầm bắn đến 500 km. Tùy theo loại tên lửa được dùng mà ống phóng của HIMARS sẽ là loại 6 ống dùng cho các tên lửa M30/M31, 2 ống cho tên lửa PrSM hay 1 ống cho ATACMS.
HIMARS là một hệ thống đã được thực địa trên nhiều chiến trường từ năm 2010 đến nay, tham gia vào các cuộc chiến tranh Afghanistan, nội chiến Syria, Iraq và mới nhất là cuộc chiến giữa Ukraine và Nga. Mỹ đã viện trợ cho Ukraine các hệ thống HIMARS cùng tên lửa dẫn đường GMLRS M30/M31. Với tầm bắn hiệu quả ở 70 km, các tên lửa GMLRS sẽ đủ để quân đội Ukraine đáp trả Nga với các mục tiêu sát biên giới. Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine loại tên lửa ATACMS với tầm bắn đến 300 km để tránh khả năng nó được dùng để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong biên giới Nga.
Theo: Wikipedia