Hệ thống phòng thủ thiên thạch bằng phi đội vệ tinh phản chiếu laser

bk9sw
3/10/2013 13:6Phản hồi: 68
Hệ thống phòng thủ thiên thạch bằng phi đội vệ tinh phản chiếu laser
thiên_thạch.jpg

Năm ngoái, đại học Strathclyde tại Glasgow đã trình bày một ý tưởng sử dụng một phi đội các vệ tinh được trang bị laser để phát hiện và làm chệch hướng các vật thể nguy hiểm tiềm tàng đối với Trái Đất. Hôm nay, tiến sĩ Richard Fork đến từ phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật laser tại đại học Alabama, Huntsville (UAH) cùng các cộng sự đã cải tiến ý tưởng này và cho biết không chỉ có thể hiện thực hóa, hệ thống vệ tinh laser có thể đảm trách mọi thứ với kích cỡ tối đa lên đến một sao chổi.

Nếu sao chổi Hale-Bopp với đường kính 70 km va chạm với Trái Đất thì thảm họa diệt vong sẽ xảy ra. Theo tiến sĩ Fork: "Sao chổi Hale-Bopp có kích thước khổng lồ và nếu nó đang nhắm đến Trái Đất, chúng ta chỉ có 2 năm để chuẩn bị kể từ thời điểm phát hiện."

Mối nguy hiểm dù xa xôi nhưng vẫn hiện hữu và việc tìm kiếm các giải pháp làm chệch hướng thiên thạch luôn là mối quan tâm lớn đối với các nhà khoa học và kỹ sư. Ý tưởng do đại học Strathclyde đưa ra năm 2012 là nhằm triển khai một phi đội các vệ tinh nhỏ bắn laser vào các thiên thạch nguy hiểm tiềm năng. Mục tiêu chính không phải là phá hủy thiên thạch như một vụ nổ mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh mà là đưa thiên thạch vào một quỹ đạo mới.

Thay vì sử dụng một tia laser cực lớn để đẩy lùi thiên thạch đang tiến đến gần, nhiều tia laser nhỏ sẽ được bắn ra từ các vệ tinh dùng năng lượng mặt trời để làm bốc hơi bề mặt thiên thạch. Hơi và mảnh vụn sẽ đóng vai trò như một tên lửa đẩy, làm chệch hướng thiên thạch. Ưu điểm của hệ thống trên là chi phí thấp hơn so với các hệ thống laser mặt đất hay laser được trang bị trên tàu vũ trụ lớn. Do hoạt động bằng ánh sáng mặt trời, hệ thống các vệ tinh không cần nhiều lực đẩy như tàu vũ trụ và có thể hoạt động ở mức điện năng thấp hơn so với laser mặt đất.

laser_bắn_thiên_thạch.jpg
Sơ đồ triển khai các vệ tinh mini khi tiếp cận thiên thạch.​

Trở lại với đại học Alabama, hệ thống của họ dựa trên một nghiên cứu trước đây của tiến sĩ Fork tại phòng thí nghiệm Bell Labs vào những năm 1980. Hệ thống cũng sử dụng một phi đội vệ tinh mini nhưng hoạt động phụ thuộc vào một tàu mẹ. Tàu mẹ sẽ phóng tia laser chính và các vệ tinh sẽ phản chiếu vào mục tiêu.

Nếu một thiên thạch nguy hiểm được phát hiện, các vệ tinh được thả ra từ tàu mẹ, mỗi vệ tinh được trang bị một đĩa ion. Khi đã tiếp cận mục tiêu, vệ tinh mini tản ra và bay xung quanh thiên thạch ở khoảng cách vài km. Vệ tinh có thể quét và bản đồ hóa 3D bề mặt thiên thạch ở độ phân giải dưới mm đồng thời liên tục cập nhật những thay đổi trên bề mặt. Thông tin này sẽ được dùng để tìm kiếm các mặt phẳng trên thiên thạch nhằm làm mục tiêu tối ưu cho tia laser. Những mặt phẳng như vậy có thể rộng dưới ... 1 mm.

Tàu mẹ có thể bắn ra các tia laser để vệ tinh mini phản chiếu vào thiên thạch. Những loạt laser quang học gây nổ có thể được bắn ra chỉ trong vài pico giây một lần và làm bốc hơi bề mặt đá. Mặc dù chỉ là vụ nổ rất nhỏ nhưng tác động của nó lớn một cách đáng kinh ngạc. Fork nói: "Năng lượng trung bình được truyền đến thiên thạch từ ánh sáng laser tương đương với nguồn điện 10 kW được tàu vũ trụ Dawn sử dụng từ các tấm pin mặt trời."

Richard Fork.jpg
Tiến sĩ Richard Fork.​

Theo Fork: "Trong khoảng thời gian rất ngắn khi áp dụng lực đẩy, mỗi xung laser cung cấp năng lượng tương đương với động cơ của 3 tàu con thoi cộng lại khi chúng cháy cùng nhau. Thách thức kỹ thuật lớn nhất đối với chúng tôi là làm sao tạo ra tổng số xung laser cần thiết vào thiên thạch để áp dụng lực đẩy hiệu quả với mỗi xung được bắn ra."

Ngoài ra, một vấn đề đáng lo ngại khác là đám mây mảnh vụn có thể gây nhiễu các tia laser nhưng nhóm nghiên cứu kết luận rằng đám mây này sẽ phân tán từ bề mặt mục tiêu chỉ trong và micro giây.

Khi laser được bắn vào mục tiêu, các vệ tinh tiếp tục quét và sơ đồ hóa đường đi của thiên thạch để thực hiện những điều chỉnh chính xác khi cần. Laser cũng có thể được dùng để khiến thiên thạch ngừng tự quay, do đó phản lực từ mảnh vụn sẽ đóng vai trò như các tên lửa điều khiển trạng thái của tàu không gian.

Hệ thống trên đã được UAH giới thiệu trước NASA với ưu điểm về chi phí nhờ thiết kế tập trung vào khả năng phản ứng trước những vật thể nhỏ gần Trái Đất có kích thước dưới 20 m (một thiên thạch như vậy từng rơi xuống vùng Chelyabinsk của Nga hồi đầu năm nay). Fork tin rằng công nghệ để chế tạo những vệ tinh mini phản chiếu laser đã sẵn có và chúng có thể làm chệch hướng các thiên thạch trong tương lai gần. Ngoài ra, ông cũng cho rằng hệ thống có tỉ lệ đủ lớn để đối đầu với những sao chổi bất thường, tạo ra đủ năng lượng để làm chệch hướng chúng trước thời khắc nguy hiểm.

Quảng cáo

68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Le_Sulk
ĐẠI BÀNG
11 năm
Cứ như trong phim vậy đó các bác. Công nghệ giờ phát triển nhanh quá!
Chệch nó ra, thay đổi quỹ đạo nó quay lại thì vui phải biết.
@matrix8145 ngta tính hết r bác ạ 😁 làm ăn thế cho bị bà con xách chổi rượt :D
Đúng là cuộc sống mong manh thật
Hy vọng thành công... chỉ có 2 năm chuẩn bị từ khi phát hiện thạch!!
zinzinzu
ĐẠI BÀNG
11 năm
Tại sao ko cho nó quả tên lửa cho nó nổ trước khi tới trái đất của chúng ta!
maxcos
ĐẠI BÀNG
11 năm
@zinzinzu cho nổ như vậy thì làm thiên thạch vỡ ra làm nhiều mảnh, tốc độ các mảnh vỡ lao vào trái đất nhanh hơn,như vậy rất khó để phóng những quả tên lửa tiếp theo. mặc dù kích thước tuy nhỏ đi những vẫn đủ lớn để đe doạ trái đất. với lại, tỷ lệ bắt trúng khá thấp dotốc độ của thiên thạch rất nhanh.
Đại loại là vậy.
manhprotb
TÍCH CỰC
11 năm
@zinzinzu và mảnh vỡ ra làm thịt cả hành tinh hàng xóm "nhà mình" luôn
@zinzinzu nó vỡ ra thì thay1 cái thiên thạch to rơi xuống thì sẽ là mưa thiên thạch nhỏ có chạy bằng giời =))
@zinzinzu tốc độ bay của thiên thạch là rất lớn + đường kính 70km => tên lửa không ăn nhằm gì đâu bạn. Ở tốc độ và kích thước đó thì phải dùng đến vũ khí hạt nhân thì mới mong làm nó banh xác được.
thadanguyen
ĐẠI BÀNG
11 năm
@zinzinzu Có thể 1 trong những mảnh vỡ của vụ nổ đó sẽ rơi ngay nhà bác thì hay phải biết

P/s: biết đâu bất ngờ.......:p:p:p:p
Nghe những tin này thấy yên tâm hơn về cuộc sống tương lai của mình 😁
Công nghệ luc nào cũng có 2 mặt . Cái này mà gặp mấy trùm khủng bố thì ....xong .
giống goldeneye + icarus trong điệp viên 007 😁
Dahaka321
TÍCH CỰC
11 năm
bảo vệ con người khỏi nguy cơ huỷ diệt cả nhân loại, từ đe doạ ngoài trái đất 😁
lekimtung24
ĐẠI BÀNG
11 năm
Sao k chờ nó vàò, phóng cho nó trái bom hạt nhân vào ban đêm lúc nó gần trái đất sẳn tiện xem pháo bông 😁
TTris
TÍCH CỰC
11 năm
Giống phim quá ha!
anthui2009
ĐẠI BÀNG
11 năm
Đang định làm con Z1 & 1020 , đọc tin này xong buồn chả mua nữa.Lấy 20 củ đi ăn chơi cho đỡ tiếc.
@anthui2009 Bác lại cứ thần hồn nhát thần tính là thế nào.
Triệu chứng đã có khả năng xảy ra nên đã đến lúc các nhà khoa học phải bắt tay vào tìm ra biện pháp để phòng ngừa và điều trị trước khi quá muộn. Ngưỡng mộ các thiên tài của nhân loại và vì nhân loại.
mình mong sẽ có thiên thạch ... mong từ lâu lắm rồi... từ hồi còn coi phim kẻ huỷ diệt phần 1...có 1 trái thôi dc nghỉ học chạy vòng vòng chơi, ra dg ko có ai . vuiii
@thienbao_0949964724 Ờ vui nếu lúc đó bạn còn thức dậy đượco_O
mcshane
TÍCH CỰC
11 năm
cho một đội bay lên trên thiên thạch, khoan 1 lỗ trên đó rồi quăng bom nguyên tử vào , nghe cũng khá khả quan nhỉ 😁
@mcshane Nác này lại xem trong phim rồi 😆
@mcshane bạn làm mình nhớ đến phim "Armageddon" :D
Chẳng ăn thua, thiên thạch rơi ở Nga có chặn đc đâu
@sướng từ nhỏ cái này đang phát triển mà bạn @@
@ngokimphuc uh thì đang phát triển nhưng mà từ trước đến giờ cũng nghe tin là đã có khả năng phát hiện và dùng tên lửa để bắn phá, nhưng mà thực tế thì thiên tai bất ngờ và quá nhanh không thể tránh đc.
baduy90
TÍCH CỰC
11 năm
không biết laze mua ở chợ có bắn đc không nhỉ.về nghiên cứu súng bắn Tàu.
Nc ngoài nó lên lịch xong là làm ngay. Làm j cũng nhanh mà ít khi hô hào băng rôn
Hình như cái hệ thống này mới đc yêu cầu ngiên cứu sau vụ nổ thiên thạch ở Nga mấy tháng trc chứ mấy
lý thuyết tối ưu, nhưng thực tế ko bít sao :p

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019