CEO của Nvidia đã không ít lần khẳng định rằng định luật Moore, lúc thì “đã chết”, lúc thì “đang chậm lại”, và cho rằng những ý tưởng củng cố cho mức độ chính xác của tốc độ phát triển hiệu năng chip bán dẫn dựa trên định luật Moore đã bắt đầu có dấu hiệu lỗi thời. Và với Nvidia, thay vì định luật Moore, giờ họ phát triển sản phẩm theo “định luật Huang”.
Đấy là những gì giám đốc khoa học của Nvidia, Bill Dally đề cập trong một bài viết trên blog chính thức của Nvidia. Nguồn gốc của “định luật Huang”, theo Nvidia, đến từ một bài viết trên tờ tạp chí danh giá IEEE Spectrum, rồi sau đó được vài trang tin lớn dẫn lại cụm từ ấy trong bài viết của họ. Theo Dally, nhờ chiến lược phát triển sản phẩm như thế này, Nvidia đã tạo ra được những con chip với sức mạnh tăng 1000 lần trong vòng 10 năm, từ con chip K20X ra mắt năm 2012, tới H100 ra mắt năm 2022.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/10/8138303_tinhte-nvidia1.jpeg)
Trong một bài thuyết trình tại sự kiện Hot Chips 2023, ông Dally cho rằng, nếu chỉ áp dụng định luật Moore, thì không bao giờ chỉ trong 10 năm mà chip xử lý của hãng lại có sức mạnh tăng 1000 lần như thế được. Đặc biệt trong số đó, một trong những giải pháp được định luật Moore coi là chiến lược quan trọng nhất để tăng hiệu năng chip và mật độ transistor trên bề mặt die bán dẫn, thu nhỏ tiến trình, đối với Nvidia, không tạo ra quá nhiều tác động như mọi người nghĩ.
Lấy ví dụ cụ thể. Năm 2012, Nvidia sản xuất chip dựa trên tiến trình 28nm. Năm 2022, H100 kiến trúc Hopper được tạo ra dựa trên tiến trình 5nm. Tính ra, tất cả những nâng cấp về mặt tiến trình gia công bán dẫn, theo ông Dally, chỉ giúp hiệu năng của chip xử lý tăng có 2.5 lần trong suốt 10 năm qua, một con số quá nhỏ.
Đấy là những gì giám đốc khoa học của Nvidia, Bill Dally đề cập trong một bài viết trên blog chính thức của Nvidia. Nguồn gốc của “định luật Huang”, theo Nvidia, đến từ một bài viết trên tờ tạp chí danh giá IEEE Spectrum, rồi sau đó được vài trang tin lớn dẫn lại cụm từ ấy trong bài viết của họ. Theo Dally, nhờ chiến lược phát triển sản phẩm như thế này, Nvidia đã tạo ra được những con chip với sức mạnh tăng 1000 lần trong vòng 10 năm, từ con chip K20X ra mắt năm 2012, tới H100 ra mắt năm 2022.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/10/8138303_tinhte-nvidia1.jpeg)
Trong một bài thuyết trình tại sự kiện Hot Chips 2023, ông Dally cho rằng, nếu chỉ áp dụng định luật Moore, thì không bao giờ chỉ trong 10 năm mà chip xử lý của hãng lại có sức mạnh tăng 1000 lần như thế được. Đặc biệt trong số đó, một trong những giải pháp được định luật Moore coi là chiến lược quan trọng nhất để tăng hiệu năng chip và mật độ transistor trên bề mặt die bán dẫn, thu nhỏ tiến trình, đối với Nvidia, không tạo ra quá nhiều tác động như mọi người nghĩ.
Lấy ví dụ cụ thể. Năm 2012, Nvidia sản xuất chip dựa trên tiến trình 28nm. Năm 2022, H100 kiến trúc Hopper được tạo ra dựa trên tiến trình 5nm. Tính ra, tất cả những nâng cấp về mặt tiến trình gia công bán dẫn, theo ông Dally, chỉ giúp hiệu năng của chip xử lý tăng có 2.5 lần trong suốt 10 năm qua, một con số quá nhỏ.

Một yếu tố giúp Nvidia đạt được những chênh lệch quá lớn trong hiệu năng chip xử lý mà họ phát triển trong vòng 1 thập kỷ qua chính là việc tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những đột phá riêng lẻ và chuyên biệt, thay vì cố gắng chạy đua phát triển một con chip hoàn hảo ở mọi khía cạnh.
Lấy ví dụ, kiến trúc chip xử lý phục vụ nghiên cứu AI cũng như máy chủ đám mây Hopper, Nvidia tập trung nghiên cứu để những nhân xử lý, từng transistor có hiệu năng xử lý số thực dấu phẩy động 8 và 16 bit tối ưu và mạnh hơn rất nhiều. Trước đó, kiến trúc Ampere thì hỗ trợ xử lý thống kê và machine learning để tăng hiệu năng lên gấp đôi trong quá trình xử lý điện toán. Rồi để kết hợp tất cả những công nghệ mà Nvidia tạo ra ấy, họ sử dụng cầu nối bộ nhớ NVLINK…
Dally, trong bài blog trên trang chủ Nvidia cho rằng: “Giờ là thời điểm quá tuyệt vời để làm một nhà khoa học máy tính.” Và cũng dám khẳng định một điều, kỹ nghệ phát triển chip bán dẫn giờ sẽ đi theo hướng chuyên biệt hoá, không tạo ra những con chip phổ quát làm được mọi việc một cách chậm chạp, mà là những con chip chuyên biệt, chỉ làm được một vài tác vụ cụ thể, nhưng hiệu năng cao hơn rất nhiều lần so với những chip CPU hay GPU phổ quát.
Theo WCCFTech
https://tinhte.vn/thread/vi-sao-dinh-luat-moore-lai-dang-chet-dan.3700793/

Vì sao Định luật Moore lại đang chết dần?
Nếu có quan tâm đến tin tức truyền thông công nghệ trong một thập niên qua, có lẽ chúng ta đã nghe nói tới Định luật Moore và cách mà định luật này đang chết dần mòn ra sao. Điều không may là chúng ta thật khó để mô tả Định luật Moore là cái gì và…
tinhte.vn