Bài này không mới, nhưng em mới đọc thấy hay wa'!
Từ ngàn xưa, nụ hôn luôn là phương tiện để bày tỏ tình cảm, là cách biểu lộ cảm xúc mà không cần diễn tả thành lời. Tuy nhiên, điều mà ít ai có thể ngờ tới, đó chính là những nguy hiểm tiềm ẩn sau những nụ hôn nồng nàn và lãng mạn đó.
Người ta vẫn gọi bệnh nhiễm khuẩn mono, hay sốt viêm tuyến bạch cầu là "bệnh hôn". Căn bệnh này do nhiễn virus Epstein - Barr (EBV), sau khi bị nhiễm EBV, thông thường đa số mọi người đều không có triệu chứng gì.
Tới 95% người trưởng thành có kháng thể với nhiễm khuẩn EBV, mặc dù họ bị nhiễm loại virus này rất nhiều và không có biểu hiện ốm. Đó chính là một trong những lý do mà "bệnh hôn" hiện vẫn ít người biết đến.
Sau khi bị nhiễm EBV, chỉ một số ít người phát bệnh với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hay khớp, xuất hiện u bạch huyết và đau họng. EBV thường lưu trú trong nước bọt và truyền qua những nụ hôn, nhưng nó không phải dễ gây ốm và cũng có thể được truyền bằng nhiều đường khác, như ho hay hắt hơi. Việc ngăn chặn sự lây lan EBV thực sự không đơn giản bởi nó thường không xuất hiện triệu chứng nào cả, chỉ khi bị ốm và xét nghiệm người ta mới biết là bệnh gì.
Nhiều bệnh nhiễm virus khác cũng gây ra ốm và có các triệu chứng giống với bệnh mono, bao gồm bệnh nhiễm virus cytomegalovirus (CMV) và nhiều bệnh nhiễm virus khác. Để chuẩn đoán đúng "bệnh hôn", người ta cần phải tiến hành thử máu mới có thể xác định được.
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để và nhanh chóng cho "bệnh hôn", mặc dù thuốc acetaminophen hay ibuprofen và truyền nước giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Đa số người nhiễm EBV đều phục hồi hoàn toàn trong vòng từ 1 đến 2 tuần. Đôi khi chúng mệt mỏi có thể kéo dài cả tháng nhưng cũng sớm bình phục. Tuy nhiên lá lách có thể bị to ra và bị thoái vị nếu người đang mắc bệnh bị thương, chính vì vậy những người mắc bệnh mono này được khuyên không nên chơi thể thao ít nhất một tháng sau khi hồi phục.
Từ ngàn xưa, nụ hôn luôn là phương tiện để bày tỏ tình cảm, là cách biểu lộ cảm xúc mà không cần diễn tả thành lời. Tuy nhiên, điều mà ít ai có thể ngờ tới, đó chính là những nguy hiểm tiềm ẩn sau những nụ hôn nồng nàn và lãng mạn đó.
Người ta vẫn gọi bệnh nhiễm khuẩn mono, hay sốt viêm tuyến bạch cầu là "bệnh hôn". Căn bệnh này do nhiễn virus Epstein - Barr (EBV), sau khi bị nhiễm EBV, thông thường đa số mọi người đều không có triệu chứng gì.
Tới 95% người trưởng thành có kháng thể với nhiễm khuẩn EBV, mặc dù họ bị nhiễm loại virus này rất nhiều và không có biểu hiện ốm. Đó chính là một trong những lý do mà "bệnh hôn" hiện vẫn ít người biết đến.
Sau khi bị nhiễm EBV, chỉ một số ít người phát bệnh với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hay khớp, xuất hiện u bạch huyết và đau họng. EBV thường lưu trú trong nước bọt và truyền qua những nụ hôn, nhưng nó không phải dễ gây ốm và cũng có thể được truyền bằng nhiều đường khác, như ho hay hắt hơi. Việc ngăn chặn sự lây lan EBV thực sự không đơn giản bởi nó thường không xuất hiện triệu chứng nào cả, chỉ khi bị ốm và xét nghiệm người ta mới biết là bệnh gì.
Nhiều bệnh nhiễm virus khác cũng gây ra ốm và có các triệu chứng giống với bệnh mono, bao gồm bệnh nhiễm virus cytomegalovirus (CMV) và nhiều bệnh nhiễm virus khác. Để chuẩn đoán đúng "bệnh hôn", người ta cần phải tiến hành thử máu mới có thể xác định được.
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để và nhanh chóng cho "bệnh hôn", mặc dù thuốc acetaminophen hay ibuprofen và truyền nước giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Đa số người nhiễm EBV đều phục hồi hoàn toàn trong vòng từ 1 đến 2 tuần. Đôi khi chúng mệt mỏi có thể kéo dài cả tháng nhưng cũng sớm bình phục. Tuy nhiên lá lách có thể bị to ra và bị thoái vị nếu người đang mắc bệnh bị thương, chính vì vậy những người mắc bệnh mono này được khuyên không nên chơi thể thao ít nhất một tháng sau khi hồi phục.
Trong bất kỳ hoạt động trao đổi chất nào giữa con người thì nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cũng rất cao. Tuy nhiên cơ thể con người có hệ thống bảo vệ nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm này, dù có thể với một số loại này hệ miễn dịch này làm việc tốt, còn những loại virus khác thì không. Như virus HIV và bệnh viêm gan B rất dễ lây truyền qua sinh hoạt tình dục, còn viêm gan C thì không.
Cũng giống như vậy, một vài bệnh lây nhiễm hiếm khi truyền qua những nụ hôn hơn những bệnh khác. HIV hiếm khi truyền qua hôn nhau. Nếu có bị truyền nhiễm thì nguy cơ này liên quan tới những vết thương trong miệng cho phép virus đi vào trong máu, chứ không phải do nước bọt. Mặt khác, rất nhiều bệnh do nhiễm virus lây lan qua đường hôn: virus herpes đơn hình gây nên những vết lở và rộp là một ví dụ điển hình. Trên thực tế nhiều bệnh thông thường qua hôn nhau trong đó có bệnh mono có ảnh hưởng rất nhỏ tới sức khỏe nói chúng.
( Nguồn: Phong cách đàn ông )
Những tình huống sau đây không nên hôn:
1. Khi môi có nốt phồng rộp, vì đó có thể là một bệnh có tính truyền nhiễm cao mặc dù nốt đó đã hết đau cũng không nên hôn.
2. Khi bị viêm tuyến nước bọt: rất dễ bị lây sang người khác qua nụ hôn cho nên trong thời kỳ đầu khi xuất hiện triệu chứng sốt, cổ họng đau, đắng nên tránh hôn.
3. Khi bị cảm cúm: bệnh này dễ lây qua nụ hôn. Có điều tới nay vẫn chưa xác định rõ ràng là do nước bọt hay do khoảng cách tiếp xúc gần là cơ hội tốt để vi rút gây bệnh truyền qua không khí cho nên để tránh lây bệnh, tốt nhất không nên hôn khi thấy có biểu hiện cảm cúm.
4. Bệnh QIDS: rút cuộc bệnh này có lây qua nụ hôn không? Về cơ bản lượng vi rút gây bệnh có trong nước bọt không đủ để mắc bệnh, trừ khi miệng bị thương, chảy máu. Có điều nguy cơ mắc bệnh là rất nhỏ. Về "lý" bệnh này không lây bằng con đường hôn. Nhưng bởi vì hôn là một niềm vui không nên vì nó mà ảnh hưởng phụ về tinh thần. Vì vậy, nên tránh nụ hôn với người bệnh này vẫn là hơn.