Hiệu năng của Tiger Lake và Iris Xe qua những con số. Rất đáng để trải nghiệm!

bk9sw
3/9/2020 5:1Phản hồi: 122
Hiệu năng của Tiger Lake và Iris Xe qua những con số. Rất đáng để trải nghiệm!
Tiger Lake sẽ là con bài chiến lược của Intel trong phân khúc Ultrabook mỏng nhẹ năm nay, cạnh tranh trực tiếp với dòng AMD Renoir (Ryzen 4000 series dòng U tiết kiệm điện năng). Tiến trình 10nm SuperFin, kiến trúc Willow Cove và nhân đồ họa Iris Xe là những thứ sẽ giúp Tiger Lake cất cánh.

Thông tin chi tiết về tiến trình 10nm SuperFin cũng như kiến trúc vi xử lý đã được Intel chia sẻ tại Architecture Day 2020 nhưng ở lần công bố này, hiệu năng của Tiger Lake được tiết lộ với các bài benchmark bằng ứng dụng cụ thể.

Tiger Lake.jpg
Thiết kế SuperFin được Intel cải tiến từ FinFET với các gate cao hơn để cải thiện hiệu quả truyền tải electron giữa source và drain, giảm thiểu rò rỉ electron trong khi vẫn đảm bảo được khoảng cách ngắn giữa source và drain. Thêm vào đó, Intel còn tích hợp công nghệ SuperMIM (Metal-Insulator-Metal) giúp tăng điện dung lên 5 lần và giảm 30% điện trở của tụ điện. Tiger Lake sẽ là thế hệ vi xử lý đầu tiên dùng tiến trình 10nm SuperFin và Intel cho biết hiệu năng của dòng vi xử lý này sẽ cao hơn 17 - 18% so với Ice Lake dùng tiến trình 10nm hiện tại. 10nm SuperFin cho mật độ bán dẫn cao hơn cả 7nm của TSMC hiện được AMD sử dụng để sản xuất dòng AMD Renoir cho laptop.

Tiger Lake (3).jpg
Bên cạnh tiến trình mới, Tiger Lake sử dụng kiến trúc Willow Cove cải tiến từ Sunny Cove trên Ice Lake. Willow Cove có kiến trúc bộ đệm mới, L2 có dung lượng 1,25 MB và L3 có 3 MB cho mỗi nhân. Như vậy một vi xử lý 4 nhân thì bộ đệm L2 là 5 MB và L3 sẽ lên đến 12 MB - tương đương với bộ đệm của những vi xử lý hiệu năng cao thế hệ trước của Intel. Thêm vào đó, Willow Cove còn có thể đạt được xung nhịp cao hơn so với Sunny Cove ở cùng mức điện năng cũng như có thể giữ xung nhịp cao lâu hơn. Theo Intel công vối, Tiger Lake vẫn có TDP trung bình ở 15 W, phạm vi TDP từ 12 đến 28 W nhưng xung nhịp thì có thể đạt gần 5 GHz. Mức chênh lệch về xung nhịp tối đa của Willow Cover và Sunny Cove lên đến 900 Mhz.


Tiger Lake (5).jpg
Tiger Lake cũng là một SoC, ngoài các nhân xử lý hiệu năng cao hơn thì để cạnh tranh với đối thủ Ryzen 4000 series của AMD thì Intel đã cải tiến nhân đồ họa với Iris Xe. Iris Xe dùng kiến trúc đồ họa Xe LP - dòng Xe dành cho GPU tích hợp và nó cho hiệu năng gấp đôi so với kiến trúc đồ họa Gen11 được dùng cho Iris Plus của Ice Lake.

Tiger Lake (20).jpg
Tùy SKU mà GPU Iris Xe sẽ có số đơn vị thực thi (EU) nhiều hay ít, phiên bản cao nhất có 96 EU cho 768 ALU, bộ đệm L3 riêng, thông lượng truyền tải lớn nhờ thiết kế double ring bus và có thể khai thác bộ nhớ DDR4-3200 hay tương lai là LPDDR5-5400 của CPU khiến Iris Xe có thể đạt năng lực xử lý đến 2,07 TFLOPs trong khi Iris Plus là 1,13 TFLOPs, tăng gần gấp đôi.

Tiger Lake (19).jpg
Engine hiển thị của Iris Xe hỗ trợ trình xuất tối đa 4 màn hình hay 8K với các chuẩn như DisplayPort 1.4, HDMI 2.0, Thunderbolt 4, USB4, hỗ trợ HDR10/Dolby Vision và tần số quét đến 360 Hz với Adaptive Sync. Vi xử lý ảnh IPU 6.0 được tích hợp, hỗ trợ đến 6 cảm biến ảnh cho phép quay video 4K@90fps hay chụp ảnh tĩnh đến 42 MP.


Iris Xe mang lại trải nghiệm mới mẻ ra sao thì mời anh em xem video trên. Kiến trúc Xe thì trước đó Intel đã nói rất nhiều rồi, mình có tóm gọn lại trong bài này.

Tiger Lake (2).jpg
Tiger Lake là SoC nên nó còn có nhiều thành phần khác như GNA 2.0 - nhân xử lý AI riêng, hỗ trợ PCIe 4.0, Thunderbolt 4, Wi-Fi 6. Intel đã giới thiệu thương hiệu Evo dành cho những chiếc máy dùng vi xử lý Tiger Lake đạt các tiêu chuẩn về trải nghiệm lẫn hiệu năng, anh em có thể xem thêm trong bài này để hình dung 1 chiếc máy gắn mác Evo sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì.

Quảng cáo


Tại buổi ra mắt, Intel đã liên tục so sánh Core i thế hệ 11 với AMD Renoir, cụ thể hơn là giữa Core i7-1185G7 với Ryzen 7 4800U. Core i7-1185G7 là phiên bản CPU mạnh nhất của dòng Tiger Lake-U với 4 nhân 8 luồng, xung đơn nhân 4,8 GHz, 12 MB cache, Iris Xe có 96 EU xung 1350 MHz, TDP 15 W, Trong khi đó Ryzen 7 4800U là flagship của dòng Renoir 7nm kiến trúc Zen2 với 8 nhân 16 luồng, xung tối đa 4,2 GHz, 8 MB cache và đi với GPU Radeon RX Vega 8 (8 CU, 512 SP) xung 1750 MHz, TDP 15 W.

Tiger Lake (1).jpg
Nhiều bài test đã được Intel thực hiện và đưa ra con số so sánh giữa Core i7-1185G7 với Ryzen 7 4800U. Có một điểm đáng chú ý lần này là Intel không còn dùng các phần mềm benchmark như AMD vẫn hay dùng mà thay vào đó là các ứng dụng thực tế như Microsoft Excel, Word, PowerPoint hay bộ công cụ làm ảnh, phim của Adobe như Photoshop và Premiere, trình duyệt web và một số game phổ biến như CS:GO, Gears Tactics … So với Ryzen 7 4800U thì Core i7-1185G7 cho hiệu năng xử lý các tác vụ văn phòng trung bình cao hơn 35%, hiệu năng xử lý đồ họa cao hơn 4,4 lần và cho tỉ lệ khung hình khi chơi game cao hơn 76% và đồng thời cho các kết nối mạng, truyền tải dữ liệu cao hơn nhiều lần so với đối thủ từ AMD, đơn giản vì dòng Renoir của AMD vẫn chưa hỗ trợ Wi-Fi 6 cũng như không hỗ trợ Thunderbolt 4.

Tiger Lake (16).jpg
Mặc dù chỉ có 4 nhân nhưng lợi thế của Tiger Lake là xung nhịp và IPC, thêm vào đó Intel còn tích hợp các công nghệ xử lý bằng AI như nhân GNA 2.0 và DL Boost DP4a hỗ trợ các tác vụ trong quá trình xử lý hình ảnh, video như khử noise, upscale, làm mở phông nền từ đó khiến thời gian hoàn thành một chuỗi tác vụ được rút ngắn.



Đây là một video cho thấy những ứng dụng như Photoshop có thể khai thác GNA 2.0 và công nghệ DL Boost trên Tiger Lake ra sao.

Quảng cáo


Tiger Lake (8).jpg
Về game thì Iris Xe trên Core i7-1185G7 là phiên bản mạnh nhất và Intel nói thế hệ GPU này lần đầu tiên cho phép những chiếc máy laptop mỏng nhẹ có thể trải nghiệm được nhiều tựa game ở độ phân giải 1080p với tỉ lệ khung hình trên 30 fps (có thể chơi được). Loạt game được Intel thử nghiệm và so sánh bao gồm Battlefield 5, Apex Legends, Fornite, Total War Saga: TROY, The Witcher 3, Gears Tactics, Dungeon Defenders Awakened, Overwatch, GRID 2019, GTA V, Rocket League, Dota2, CS:GO và LoL. Kết quả là Vega 8 trên Ryzen 7 4800U đều thua, dĩ nhiên là chúng ta cần phải chờ đợi những chiếc laptop Tiger Lake để kiểm chứng thực tế.

Tiger Lake (9).jpg
Intel còn so Iris Xe với GPU rời như Nvidia GeForce MX350 với một loạt tựa game mới như Gears 5, Doom Eternal, Battlefield 5, Apex Legends, PUBG, Metro Exodus, Battlefield 1, Fornite, The Witcher 3, Dungeon Defenders, GTA V và CS:GO. Hiệu năng của Iris Xe có thể nói ngang bằng, thua nhiều nhất ở tựa game GTA V, nhìn chung cho tỉ lệ khung hình trên 30 - 40 fps.

Tiger Lake (17).jpg
So với Iris Plus dùng kiến trúc Gen11 thì hiệu năng của Iris Xe cao hơn gấp đôi với những tựa game tương tự. Tỉ lệ khung hình khi chơi game dưới 30 fps thì hầu như không thể chơi được nên anh em sẽ thấy khái niệm "playable". Dĩ nhiên khó mà đòi hỏi một con GPU tích hợp như Iris Xe cho tỉ lệ khung hình trên 60 fps để chơi mượt nhưng ít ra khi muốn chơi, chúng ta có thể chơi trải nghiệm.

Tiger Lake (7).jpg
Ở bảng này Intel nhấn mạnh khái niệm playable với các tựa game mới ở độ phân giải 1080p. Nhiều tựa game eSport nhứ Dota2, CS:GO, Valorant và LoL đều cho tỉ lệ khung hình trên 100 fps. Mình nghĩ rằng đây chính là thứ mà anh em khi xài những chiếc máy Ultrabook hay laptop phổ thông nghĩ đến. Một chiếc máy cấu hình văn phòng nhưng khi thích vẫn có thể chiến game với đám bạn. Phần mềm Intel Graphics Command cũng đã được thiết kế lại từ đầu năm nay để hỗ trợ tốt hơn cho nhu cầu chơi game.

Tiger Lake (18).jpg
Thậm chí anh em vẫn có thể vừa chơi vừa stream lên các nền tảng trực tuyến chỉ với một con CPU tiết kiệm điện như Tiger Lake-U nhờ năng lực mã hóa/giải mã tăng cường của GPU Xe.

Tiger Lake (13).jpg
Còn đây là hiệu năng xử lý AI hay các ứng dụng có hỗ trợ AI so giữa Core i7-1185G7 với Core i7-1065G7 và Ryzen 7 4800U.

Tiger Lake (10).jpg
Bảng này cho thấy mức chênh lệch về hiệu năng khi chạy PCMark 10 gói ứng dụng văn phòng ở 2 tình huống là AC - cắm sạc sử dụng và DC - dùng với pin. Điều Intel muốn khẳng định là sự chênh lệch về hiệu năng khi dùng pin và dùng sạc với dòng điện trực tiếp không nhiều ở Tiger Lake trong khi Ryzen 7 4800U thì chênh lệch rất nhiều. Tuy nhiên, có thể thấy điện năng tiêu thụ của Tiger Lake có thể lên đến 50 W còn Ryzen 7 4800U chỉ ăn tối đa 35 W mà thôi.

Tiger Lake (4).jpg
Nhìn chung với những gì Intel đang thể hiện thì chúng ta có thể kỳ vọng Tiger Lake sẽ mang lại một sự bất ngờ về hiệu năng trên laptop mỏng nhẹ hay những chiếc laptop phổ thông. Intel đã công bố có đến 150 mẫu máy đến từ các đối tác OEM lớn dùng Tiger Lake và chúng ta sẽ được diện kiến chúng sớm thôi, lúc đó hiệu năng thực tế của Tiger Lake ra sao sẽ rõ.

Nguồn: Intel
122 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ghi nhận sự cải tiện của anh Tèo, nhưng cái Xe vẫn còn hơi nghi ngờ, quan trọng là đừng để nó khiến cho CPU bị tăng nhiệt độ là oke
Thật ra thì con số chưa nó lên cái gì cả, đợi thực tế thì biết
@MrMedic229 Con mèo trong ảnh cute quá
@adagioleonard Hình nền win 10 thôi mà 😁
@MrMedic229 mạnh hơn phải tăng rồi. cơ bản nó giải cái bài toán nhiệt ntn thôi. liệu 10nm có giảm nhiệt độ. hay tặng 1 cái fan cpu xịn =))
intel đang quảng cáo rầm rộ quá 😃 hi vọng là mạnh mẽ và giá hợp lý hơn vì AMD đang lấn sân sang laptop khá nhiều rồi
tieutu911
TÍCH CỰC
4 năm
@Thanh. Nguyen Hoang Nhat Chỉ mong là sài trên main đời cũ chứ ra con mới lại thêm chuẩn socket mới nữa lại tiếp tục mê hồn trận socket
@tieutu911 tiến trinh 10nm thì chắc lại socket mới =))
Tiger Lake = “Hồ hổ” hay “Hổ hồ” nhỉ 🤔...
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@ThuanNguyen94 Hồ con Hổ 😃
@ThuanNguyen94 Người Việt nên thấy cái tên khá hay nhưng người Mỹ thì thấy sao nhỉ, trông chuối chuối thế nào ấy.
@KeniVinh Lần trước là Hồ Cà phê nghe còn được. Lần này...
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@ThuanNguyen94 ơ có Tiger Lake thật này =)) mà còn ở Việt Nam nữa chứ
Capture.PNG
rongict
CAO CẤP
4 năm
@ThuanNguyen94 Hồ như hổ hổ như lol
huynhdoantho
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lấy Adobe hay mấy cái dùng công việc so với AMD thì không cần Gen 11 làm gì, Gen 9 Gen 10 cũng ăn AMD rồi, đơn giản là Adobe nó tối ưu cho Intel, mấy cái kia cũng cần xung cao đơn nhân là được.
ra rồi intel ơi =))
thực tế mới biết chứ điểm số cao xong vào game toàn như xxx thì thua rùi
@TraiKimThanh Bạn so 1 con máy có giá ~32 triệu với 1 con máy ~20 triệu (chênh 160% giá), 1 con đi kèm NVIDIA GeForce RTX 2060 6GB GDDR6, 1 con đi kèm NVIDIA GeForce GTX 1650 4GB GDDR6, là tôi thấy choáng rồi - bạn so kiểu quái gì kỳ vậy, chúng đâu có cùng phân khúc đâu mà so?!
@The Purge 2 con CPU cùng x86 cùng chạy 1 hệ điều hành để so sánh sức mạnh của chúng không dựa vào Benchmark mà dựa vào mức Build máy của OEM để đánh giá thì tôi thua bạn rồi!
NUCErr
TÍCH CỰC
4 năm
@dinhnguyendao Con nào 32 triệu con nào 20 triệu vậy bạn??
Bạn xem cấu hình với giá ở đâu vậy?
Mình đang nói đến cái video này, chưa xem thì bạn có thể xem qua.
@TraiKimThanh Tôi tưởng bạn đang nói tới con này: https://www.thegioididong.com/laptop/asus-rog-g531-i7-9750h-8gb-512gb-6gb-gtx2060-win10, nhưng build ROG Strix vẫn hơn hẳn TUF.
Còn trong Youtube bạn đăng, anh chàng kia chỉ test 3 hạng mục: Adobe Premiere, đo nhiệt độ, độ ồn & 1 game góc nhìn thứ nhất gì đó tôi không rõ. Trong đó:
- Adobe Premiere: Họ Adobe luôn tối ưu cho CPU Intel nhưng hiện tại Adobe đang cho hỗ trợ AMD & Nvidia VGA nên trong thời gian tới lợi thế này của Intel sẽ bị xóa đi. Còn về thời gian Render chênh lệch thì lý do đơn giản là throttling do thiết kế tản nhiệt rất lởm của Asus, bạn coi ở dưới.
- Nhiệt & độ ồn: TUF A15 là con Laptop được các Youtuber công nghệ nổi tiếng khuyên không nên mua vì Asus không biết cố tình hay vô ý mà thiết kế nó có rất rất ít khe lấy gió, phần nắp đáy gần như bị bịt kín khiến máy rất nóng & ồn, cụ thể bạn coi clip "Don't Buy The Asus TUF Gaming A15" (Không nên mua Asus TUF Gaming A15) này:

- Vấn đề TUF gaming A15 chỉ hơn Strix G531 khoảng 5%: trong video anh này có nói về nhiệt độ, đó là lý do chính.
Nói chung, A15 không đáng mua vì thiết kế tản nhiệt quá tệ, nhưng bài đánh giá của kênh tiếng Việt kia không khách quan khi đánh giá sức mạnh của máy với rất ít bài test.
Đợi chính thức trên kệ mới biết chứ hiện tại AMD cũng đã chuẩn bị tung ra Ryzen 5000 đầu năm sau rồi. Nếu chung hệ thống CPU-GPU AMD thì sức mạnh xử lý phần cứng đồ họa sẽ gấp đôi đến gấp 3 hệ thống Ryzen 4000 hiện tại.
catbui01
TÍCH CỰC
4 năm
TPD ntn nhỉ
phuocsc715
ĐẠI BÀNG
4 năm
@catbui01 Bạn xem hình là hiểu.
1599115822005.png
hfff1080
ĐẠI BÀNG
4 năm
hóng trải nghiệm
có vẻ ngon nhỉ, hóng quá
nitz
TÍCH CỰC
4 năm
Chi xin hình con hổ với ad =))
Giờ dùng quen AMD rồi nghe cái tên Intel cứ kiểu bị dị ứng 🤧
QUÁ KHỦNG KHIẾP
whatif_x
ĐẠI BÀNG
4 năm
ủa chip AMD Ryzen 4000 series vẫn chưa hỗ trợ Wi-Fi 6 như bài trên nói hả các bác ?
phuocsc715
ĐẠI BÀNG
4 năm
@whatif_x Phụ thuộc nhà làm main bạn.
@whatif_x Hình như lắp card wifi 6 vô là xài đc mà. Còn intel là soc luôn, nó tích hợp sẵn modem wifi 6 trong đó r. Còn con ryzen là chip thôi.
những con số k biết có thực tế không, laptop k quen lắm nên cứ nhìn qua các bài test chấm điểm chứ như điện thoại mình chả bao giờ chấm mấy cái benmark hay antutu này. cứ mua thôi
Sơn Kao
TÍCH CỰC
4 năm
Mới mua 4800H làm máy dựng khi đi xa. Nói chung là lúc nào cần thì mua chứ chạy đua hoặc chờ đợi công nghệ thì rất ức chế. Kiểu như sao không chờ 5000 ra luôn rồi mua, nó ra thì bên thằng khác lại mom mem ra gen 13, 14. 🤣
huynhdoantho
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Sơn Kao 4800H bao ngon
ChipHero
TÍCH CỰC
4 năm
@Sơn Kao 4800H thì mạnh rồi, hiện tại ở VN chưa có quá nhiều model AMD.
Nói chung còn gì để lăn tăn đâu bác
Sơn Kao
TÍCH CỰC
4 năm
@ChipHero Ngon luôn, mới mua xong thì nó lại về lô 4900HS, nhưng 4800H vẫn quá dư. Cần lúc nào thì mua lúc đó chứ chờ đợi làm gì 🤓
ChipHero
TÍCH CỰC
4 năm
@Sơn Kao Con HS tiết kiệm đc mớ điện nhỉ 😆)
Sơn Kao
TÍCH CỰC
4 năm
@ChipHero Nhiều chớ. 🤣
Haha em vẫn đang intel HD4000
@Nguyễn Đức Hoàng Sa Giống mình, X1carbon gen 1 😁
Opera Voz
TÍCH CỰC
4 năm
Benchmark bằng slide à?
dellusa
TÍCH CỰC
4 năm
ối , không dám test bằng soft benchmark trên thị trường mà tự test thì ai tin , tự tin lên chứ Intel công ty số 1 mà hèn quá vậy
@dellusa vãi cả hèn, có model laptop dùng CPU thì mới test được chứ, chưa kể soft benchmark hiện tại đa phần ko phản ánh đúng hiệu năng, nói đúng hơn là công cụ marketing trá hình, reviewer người ta cx chuyển sang test bằng phần mềm làm việc và game thực tế, so thời gian render, FPS... chứ thời nào rồi còn đi tin mấy pm bench. Nói về bench thì Nvidia ko bao h có cửa đọ với mấy con Radeon nhé nhưng thực tế thì ngược 180 độ 😆
tadjmen
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dellusa Benchmark có lẽ điểm tổng Intel vẫn thua vì AMD gấp 2 nhân/luồng. Nhưng những cái Intel benchmark kia có lẽ là 95% nhu cầu sử dụng hàng ngày...
Bạn muốn 95% thời gian máy nhanh còn 5% chậm hay ngược lại??
dellusa
TÍCH CỰC
4 năm
@The Purge soft nào không đại diện nhìn cái ảnh chạy office365 xem Intel bú điện cao 50W mà vẫn thua con 35W AMD
À thêm cái test ngoài , Intel vs Amd
https://respawnfirst.com/amd-4800h-vs-intel-11th-gen-1165g7/
chỉ thiếu mỗi tiền để trải nghiệm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019