[Hình ảnh&Video] Workshop "Ánh sáng trong Nhiếp ảnh" tối 06/02/2018

Non@me
8/2/2018 7:27Phản hồi: 16
[Hình ảnh&Video] Workshop "Ánh sáng trong Nhiếp ảnh" tối 06/02/2018
Buổi workshop học về Lighting với ProK - Buổi 1 do Camera Tinh Tế tổ chức vào tối thứ 3 ngày 06/02/2018 với chủ đề: "Ánh sáng trong Nhiếp ảnh" do anh Chương ProK chia sẻ là chủ đề tiếp theo các chủ đề trước đây anh đã từng chia sẻ cùng anh em Camera Tinh Tế và đã nhận được sự quan tâm của đông đảo anh em yêu thích nhiếp ảnh đến tìm hiểu và giao lưu trực tiếp tại cafe Tinh Tế.

Đây là buổi workshop dành cho các bạn cần tìm hiểu những kiến thức về ánh sáng nói chung, cũng như tất cả những điều cơ bản nhất về ánh sáng và hệ thống lại các điều cơ bản vể ánh sáng từ ánh sáng tự nhiên đến ánh sáng nhân tạo, cho đến việc anh em mua đèn tự chụp ở nhà hay studio cho đến việc tự học về ánh sáng khi xem 1 bức ảnh và biết được nó có nguồn sáng nào, nguồn sáng gì, có bao nhiêu nguồn sáng để tự học.

Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9477.jpg
Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhiếp ảnh. Không có ánh sáng thì sẽ không có ảnh. Nên đây cũng là nội dung chính mà anh Chương ProK chia sẻ lần này về ánh sáng, các khái niệm, phân biệt các loại nguồn sáng... Làm thế nào để làm chủ được ánh sáng, điều khiển ánh sáng và thậm chí tạo ra ánh sáng theo ý muốn từ những vật dụng thường ngày đều sẽ được đem ra thảo luận và chia sẻ tại buổi workshop này.

Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9491.jpg
Nội dung chi tiết:

  1. Những loại ánh sáng trong Nhiếp ảnh, khi nào dùng ánh sáng nào.
  2. Cách tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên.
  3. Cách tạo ra các loại ánh sáng nhân tạo, ánh sáng trong Studio.
  4. Những gợi ý về mua sắm thiết bị ánh sáng.
  5. Cách đọc một bức hình của người khác để biết họ sử dụng ánh sáng gì.
Trong buổi trao đổi ngoài phần trình bày, còn có phần thảo luận, hỏi đáp theo những kiến thức mà anh Chương ProK đã chia sẻ để anh em dễ cảm nhận kiến thức qua các xử lý ánh sáng áp dụng vào từng trường hợp cụ thể của công việc mình. Buổi workshop hữu ích cho tất cả những ai cần tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh.

Camera Tinh Tế cũng đã quay lại nội dung video buổi workshop và up lên Youtube Tinh Tế cho những bạn ở xa hoặc các bạn không có điều kiện tham dự trực tiếp được có thể có thể cùng xem và học được những kiến thức bổ ích.

Sau đây mời các bạn cùng xem một số hình ảnh chụp được và video quay được từ buổi workshop:

Link video offline của buổi workshop "Ánh sáng trong Nhiếp ảnh" tại cafe Tinh Tế


Cover_ProK-Ws-Lighting.jpg Đầu tiên, cũng như mọi khi, để bắt đầu buổi workshop, anh Tuấn @tuanlionsg lên giới thiệu về buối workshop hôm nay và có một số chia sẻ với các bạn tham gia về buổi workshop cũng như giới thiệu về anh Chương ProK và Camera Tinh Tế cho các bạn chưa biết.

Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9483.jpg
Camera tinh tế là diễn đàn nơi các anh em, các mod thích chụp hình, muốn chia sẻ những kiến thức, những gì cần cho anh em trong nhiếp ảnh, cũng như nơi những người chuyên nghiệp được Camera Tinh Tế mời chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm cho anh em yêu thích chụp ảnh.


Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9599.jpg
Mặc dù có thông báo giới hạn số lượng các bạn tham dự nhưng số lượng thực tế các bạn đến rất đông, các bạn ngồi kín cả hai khu vực dưới đất và trên lầu ở cafe Tinh Tế.

Quảng cáo


Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9545.jpg
Tiếp đến là phần chia sẻ nội dung chính của buổi workshop "Ánh sáng trong Nhiếp ảnh" của anh ProK - Đặng Quốc Chương với các nội dung chính về ánh sáng và các cách hiểu về ánh sáng.

"Không có ánh sáng ta không thấy được bất cứ thứ gì nên phải có ánh sáng chúng ta mới thấy được hình ảnh, mới có nhiếp ảnh."

Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9625.jpg

Hiểu về ánh sáng

  • Vật thể không tự phát sáng được, mọi thứ chúng ta nhìn trên ảnh đều do vật thể nhận được ánh sáng từ một hoặc nhiều nguồn sáng lên nó, từ đó nó phản xạ ánh sáng lại đến máy ảnh theo cách riêng của mỗi vật thể để tạo ra ảnh mà chúng ta nhìn thấy.
  • Ánh sáng có màu cơ bản là màu trắng, chúng ta không thể nhìn thấy được ánh sáng cho đến khi nó hiển thị lên một vật thể và mang một phần tính chất của vật thể.
  • Các vật thể luôn có độ dày, góc cạnh và hình khối, ánh sánh chính là cách để chúng ta phân biệt được các vật thể khác nhau dựa trên sự tương tác mà tạo ra mỗi vật thể các hình khối góc cạnh khác nhau.
  • Một điều nữa với các vật thể có cùng hình khối nhưng khác chất liệu thì sự tương tác của ánh sáng đến bề mặt của vật thể sẽ cho phân biệt được chất liệu.
Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_1.jpg
  • Cách mà ta nhìn thấy ánh sáng và cách máy ảnh nhìn thấy ánh sáng là khác nhau
  • Mắt chúng ta có thể tự điều tiết để nhìn khung cảnh không quá sáng hay quá tối
  • Máy ảnh không như vậy, chúng ta phải quy định cách nó nhận lấy ánh sáng, khi ánh sáng quá mức cho phép thì sẽ hiển thị màu trắng, khi thiếu ánh sáng dưới mức cho phép sẽ hiển thị màu đen.
Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9498.jpg

Nguồn sáng tự nhiên và Nguồn sáng nhân tạo:
  • Ánh sáng mặt trời là nguồn sáng tự nhiên được biết đến nhiều nhất, ổn định nhất mà con người biết đến, nguồn sáng này có thể lấn át phần lớn các nguồn sáng tự nhiên khác và rất nhiều nguồn sáng nhân tạo nên nó được coi là một nguồn sáng tiêu chuẩn chủa nhiếp ảnh.
  • Ánh sáng nhân tạo là những thứ mà con người có thể can thiệp trực tiếp vào nguồn sáng để thay đổi theo ý muốn, bao gồm cả lửa, đom đóm…
  • Ánh sáng nhân tạo có thể do con người tạo ra hoặc do con người chỉnh sửa mà thành
  • Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh nó còn chia ra làm hai loại là:
    • Nguồn sáng liên tục
      • Với những người chuyên chụp tĩnh vật, life style, food, thì ánh sáng liên tục là một giải pháp tốt, kinh tế, dễ sử dụng, ánh sáng trắng sẽ tốt hơn ánh sáng vàng.

Quảng cáo


  • Ưu điểm: dễ hình dung
  • Nhược điểm: lãng phí năng lượng, ánh sáng càng sáng trong một thời gian dài sẽ tạo nhiệt độ cao, gây hại cho cơ thể
  • Nguồn sáng chớp sáng tức thời _ Strobe:
    • Ánh sáng Strobe/ Flash khó sử dụng hơn vì nó đòi hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm của người dùng, tuy nhiên nó lại đa dụng hơn, bạn có thể sử dụng một nguồn sáng và tùy biến cho nhiều mục đích khác nhau, nó cho lượng ánh sáng gấp nhiều lần, trong khi ánh sáng liên tục dù sao đi nữa cũng có giới hạn.
    • Ưu điểm: tiết kiệm, cường độ sáng mạnh không gây ảnh hưởng đến xung quanh vì diễn ra tức thời
    • Nhược điểm: rất khó hình dung
  • Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9510.jpg
    Hai loại ánh sáng: Hard light và soft light hay còn gọi là ánh sáng gắt và ánh sáng mềm
    • Chúng ta thuường được nghe rất nhiều về ánh sáng, có nhiều định nghĩa về các loại ánh sáng do người sử dụng tự đặt ra nhưng điều đó không đúng, đó chỉ là các tên gọi về việc sắp đặt sử dụng ánh sáng trong một trường hợp cụ thể nào đó thôi.
    • Ánh sáng chỉ tồn tại hai loại đó là Hard Light (ánh sáng gắt) và Soft Light ( ánh sáng mềm)
    • Người ta có rất nhiều hiểu biết sai lầm về ánh sáng gắt và ánh sáng mềm
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9535.jpg Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9550.jpg
    Phân biệt
    - Hard Light _ Ánh sáng gắt:

    • Hard Light là ánh sáng được tạo ra trên bề mặt hai ranh giới rỏ rệt giữa vùng sáng và vùng tối
    • Hard Light được tạo ra bởi một nguồn sáng có tính định hướng và cùng một điểm xuất phát sáng
    • Hard Light không nhất thiết là phải có vùng tối màu đen, điều cốt yếu trong Hard Light là dãi phân cách của các mảng sáng
    • Hard Light tạo ra ranh giới và độ gãy nên nó được ứng dụng trong việc tạo ra các góc cạnh trong nhiếp ảnh.
    • Trong thực tế ánh sánh Hard Light tuyệt đối sẽ giống như ánh sáng mặt trời với ranh giới sáng tối rõ rệt rất ít, nên ranh giới giữa sáng và tối là một mảng hẹp cũng được coi là Hard Light
      • Hard Light: More Shadow: Là cách chúng ta chọn góc để thấy mảng tối nhiều
      • Hard Light: More Hight Light: Là cách chúng ta chọn góc để thấy nhiều mảng sáng
    - Soft Light _ Ánh sáng mềm:
    • Soft Light ánh sáng mềm nó tạo ra một vùng sáng phủ rộng lên vật thể
    • Soft Light không tạo ra ranh giới rỏ nét giữa vùng tối và vùng sáng, giữa điểm tối nhất và điểm sáng nhất có một vùng chuyển gọi là Midtone chuyển tiếp sáng tối đều dần từ sáng sang tối
    • Độ mềm (soft) của Soft Light phụ thuộc vào độ rộng của vùng chuyển
    • Soft Light dùng để gia tăng mềm và bào mòn góc cạnh của một hình khối
      • Soft Light: More Shadow: Soft Light mà ít ánh sáng sẽ khá khó thể hiện cho người mới bắt đầu vì chúng ta sẽ cần ánh sáng có tính phân vùng, chiếu sáng tập trung chứ không lan
      • Soft Light: More Light: Soft Light mà nhiều ánh sáng là cách dễ thể hiện nhất vì trong một môi trường tràn ngập ánh sáng rất dễ để có loại ánh sáng chan hòa
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9578.jpg

    Sự biến đổi giữa Soft Light và Hard Light dựa trên nguồn sáng:

    • Nguồn sáng tiết diện nhỏ thì gắt hơn
    • Nguồn sáng tiết diện lớn thì mềm hơn
      • Lưu ý: Cường độ ánh sáng và khoảng cách từ vật thể đến nguồn sáng là như nhau, tỉ lệ giữa khoảng cách từ vật thể đến nguồn sáng so với độ lớn của vật thể lẫn nguồn sáng là hữu hạn chứ không phải xấp xỉ bằng 0 hay vô cực.
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9610.jpg
    • Cùng độ lớn nguồn sáng: vật càng nhỏ thì càng soft
    • Giữ nguyên nguồn sáng, dời nguồn sáng càng xa ánh sáng càng hard
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9618.jpg
    Hard Light và Soft Light đối với sản phẩm: ví dụ minh họa bằng hình ảnh cũng như đặt ra các câu hỏi để các bạn tương tác
    • Khi đã hiểu về Soft Light và Hard Light thì ta có thể tìm cách biến đổi giữa hai loại ánh sáng này dựa trên nguồn sáng chủ có sẵn
    • Chúng ta có thể thay đổi khoảng cách từ nguồn sáng đến vật thể
    • Chúng ta có thể thay đổi tiết diện của nguồn sáng
    • Câu hỏi:
      • Nguồn sáng xa và gần tương ứng với Soft Light hay Hard Light, có ngoại lệ hay không?
      • Tiết diện nguồn sáng lớn hay nhỏ tương ứng với Soft Light hay Hard Light, có ngoại lệ hay không?
      • Ánh sáng mặt trời là ánh sáng gì?
      • Ánh sáng cửa sổ là ánh sáng gì?
      • Hãy thử suy nghỉ những ánh sáng mà bạn thấy, các bạn đã phân loại được đâu là Soft Light đâu là Hight Light chưa?
    • Rất nhiều sai lầm trong việc hiểu Hard Light và Soft Light có liên quan đến cường độ chiếu sáng, cường độ chiếu sáng chỉ làm cho ánh sáng tối hoặc sáng hơn, việc tối hơn hay sáng hơn không liên quan đến độ gắt hay mềm của ánh sáng.
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9673.jpg
    Điều khiển ánh sáng:
    Chúng ta đã biết hai loại của ánh sáng vậy thì chúng ta cũng biết chúng ta muốn ánh sáng của chúng ta trong bức hình như thế nào, vậy thì chúng ta phải biết điều khiển nguồn sáng, nhân rộng nó, biến đổi nó thành những thứ chúng ta muốn

    Có 2 cách để điều khiển ánh sáng:
    • Trực tiếp: Dùng những vật thể đặt trên đường đi của ánh sáng, khi nó đi qua nó sẽ bị biến đổi về tính chất, cường độ, màu sắc nhưng không thay đổi hướng đi. Kỹ thuật: dùng các thiết bị phụ trợ: gom sáng, tản sáng, lọc màu, che sáng…
    • Gián tiếp: Những thứ đặt trên đường đi của ánh sáng có khả năng làm thay đổi hướng ánh sáng, hướng ánh sáng thay đổi kèm theo cả tính chất, đường độ. màu sắc ánh sáng. Kỹ thuật: dùng hắt sáng, phản xạ ánh sáng, phân tán ánh sáng
      • Chú ý: Có rất nhiều người lầm lẫn việc làm mềm ánh sáng tức là thay đổi cường độ ánh sáng, đây là một sai lầm rất lớn, cực kỳ lớn, thuường những người mắc sai lầm đó là do ít kinh nghiệm thực tế hoặc chỉ nghiên cứu học thuật.
    • Thay đổi tính chất và đường đi của áng sáng có thể làm giảm cường độ chiếu sáng, nhưng giảm cường độ chiếu sáng chưa chắc làm thay đổi tính chất và đường đi của ánh sáng.
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9675.jpg Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9681.jpg Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9684.jpg
    Các loại thiết bị tạo ánh sáng Hard Light:
    • Trực tiếp:
      • Optical _ Zoom Spot/ Spotlight:
        • Đây là thiết bị mô phỏng ánh sáng từ mặt trời bằng cách tạo ra nguồn sáng ảo ở xa vô cực
        • Ứng dụng của nó là cho phép ta tạo ra các bóng đổ giả lập với không gian nhỏ
      • Reflector:
        • Reflector tuy nó cũng làm ánh sáng nhân rộng ra một chút nhưng mà hiệu ứng nó mang lại trong phần lớn ứng dụng vẫn là Hard Light.
        • Mục đích lớn nhất của Reflector là tập trung ánh sáng về một hướng và không để ánh sáng đi ra xung quanh.
      • Snoot:
        • Snoot mang ý nghĩa gom sáng lớn hơn là tạo ra ánh sáng Hard Light nhưng vì bản thân Snoot nó chỉ muốn tạo ra các ánh sáng có tiết diện chiếu sáng nhỏ nên nó vẫn mang trong người hiệu ứng Hard Light
        • Và thực tế vẫn có trường hợp Snoot không cho ánh sáng Hard Light
    Các loại thiết bị tạo ánh sáng Soft Light:
    • Trực tiếp:
      • Softbox
      • Diffuser/ Shield/ Silk
      • Umbrella
      • Beauty Dish/ Ring Light
    • Gián tiếp:
      • Hắt sáng
      • China Ball
    Tại sao chúng ta có quá nhiều thiết bị tạo Soft Light?
    • Soft Light bản thân nó được tạo ra bởi những nguồn sáng lớn
    • Các nguồn sáng lớn nó sẽ bị thể hiện trên những thứ phản chiếu, vì thế chúng ta phải lựa chọn muốn những thứ phản chiếu đó sẽ có hình dạng gì khi in vào
    • Sự khác nhau của các thiết bị tạo ra Soft Light sẽ tạo ra ánh sáng khác nhau trên hậu cảnh và tiền cảnh

    Hướng của ánh sáng:
    Ánh sáng trong bức hình được chia làm 3 hướng:
    • Front Light: Anh sáng trực diện cùng hướng với mắt nhìn
    • Side Light: Ánh sáng cạnh bên có góc từ 45 độ đến 100 độ so với mắt nhìn. Bao gồm cả từ trên và từ dưới
    • Backlight: Ánh sáng từ sau tới có góc trên 100 dộ so với mắt nhìn. Bao gồm cả từ trên và từ dưới.
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9688.jpg
    Các loại Softbox: Cần Softbox to hay nhỏ?
    • Softbox càng to thì ánh sáng càng mịn, độ chuyển sẽ càng mượt mà
    • Nhưng khi Softbox to đến một mức độ giới hạn thì việc tăng thêm kích cỡ Softbox chỉ có ý nghĩa đến Background
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9694.jpg
    Có Grid hay không có Grid?

    Gắn Grid cho Softbox sẽ không làm thay đổi độ chuyển trên chủ thể nhưng nó giới hạn lượng ánh sáng dư thừa đi ra xung quanh​

    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9695.jpg
    Diffuser/ Shield/ Silk:
    • Hiệu ứng từ các thiết bị này bao gồm việc làm giảm lượng ánh sáng và làm Soft ánh sáng
    • Với Silk/ Shield thì nó còn góp phần tạo ra HightLight vô cực
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9697.jpg
    Umbrella: có 2 loại dù thuường thấy đó là dù xuyên (Shoot Through) và dù phản (Reflect)
    • Dù là một thiết bị rất gọn gàng để tạo ra ánh sáng Soft Light và dù xuyên hay dù phản nó sẽ tạo ra những khác biệt
    • Dù xuyên sẽ cho ra ánh sáng tỏa rộng hơn trong khi dù phản sẽ cho ra ánh sáng tập trung hơn
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9716.jpg
    Beautydish/ Ringlight:
    • Rất nhiều người bị nhầm lẫn khi cho rằng Beautydish/ Ringlight là tạo ra ánh sáng Hard Light chỉ vì “họ thấy nó tối hơn so với Softbox”
    • Nhưng trên thực tế Beautydish và Ringlight lại cho ra ánh sáng soft hơn nhưng nó lại ưu tiên hướng các vùng chuyển sáng tối về phía ống kính nên ta hay bị nhầm lẫn
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9711.jpg
    Anh Chương ProK mời một bạn khán giả lên và demo cho các bạn còn lại thấy và có thể phân biệt, hiểu được liệu Ringlight/ Beautydish có khác gì, khác như thế nào khi sử dụng softbox

    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9718.jpg
    Chinaball/ Baselight:
    • Chinaball hay Baselight là cách dễ dàng nhất để tạo ra ánh sáng môi trường ảo và có tính cân bằng
    • Từ một điểm phát sáng, nguồn sáng sẽ đảm bảo ánh sáng có chiều sâu xa gần và tỷ lệ được đảm bảo
    • Kèm theo đó với lượng ánh sáng đi bao quát thì tự các ánh sáng đó sẽ dội lại trong một không gian nó tạo tính tương tác cho background xung quanh
    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9720.jpg
    Hướng của ánh sáng:
    Chú ý: các bạn hay nghe thuật ngữ Keylight hay Mainlight, thuật ngữ này nó không liên quan đến hướng của ánh sáng, nó chỉ cho chúng ta biết được hướng của ánh sáng chính đến từ đâu
    • Ánh sáng chính được định nghĩa là nguồn sáng độc lập, trực tiếp đầu tiên được đặt vào bức hình, các nguồn sáng tiếp theo được đặt vào dựa trên tỷ lệ và ước lượng theo nguồn sáng chính đó
    • Có thể hiểu là trong cùng một bối cảnh cho ra hai kết quả giống hệt nhau, nhiếp ảnh A đặt backlight đầu tiên, nhiếp ảnh B đặt frontlight đầu tiên thì:
      • Backlight là Keylight của A
      • Frontlight là Keylight của B
      • A và B có lý do riêng cùng với tính toán riêng của mình, ai cũng đúng
    Ánh sáng và chất liệu:
    • Chất liệu là một dạng tập hợp của nhiều vật thể đồng dạng ở một số lượng cực nhiều, cực nhỏ, nhưng tính đồng nhất lại biến thiên từ chính xác đến sai lệch vô cực
    • Mô tả chất liệu trong nhiếp ảnh chính là sự tương tác bề mặt của chất liệu đó với ánh sáng

    Một số hình ảnh khác của buổi workshop:

    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9527.jpg

    Đan xen với các phần nội dung là phần hỏi đáp dành cho các bạn tham gia quan tâm đặt các câu hỏi rất thú vị để anh Chương có thể giải thích rỏ hơn về những kiến thức đó.

    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9548.jpg Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9620.jpg

    Các bạn tham dự theo dõi rất chăm chú. Có nhiều bạn còn ghi chép kỹ càng để dành sau này voọc tiếp.

    Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9651.jpg Camera.Tinhte.vn_ProK-Ws_Lighting_-DSC_9653.jpg
    Cuối buổi workshop, như thường lệ tụi mình có bốc thăm với món quà là vui vẻ là các vòng đeo thông minh OPPO H Band, trị giá 1.050.000 VND, do OPPO tài trợ tặng cho các bạn may mắn có hai số cuối chứng minh trùng với kết quả random.

    Mặc dù buổi workshop kết thúc trễ nhưng các bạn đã có được rất nhiều kiến thức thu được từ sau buổi sáng hôm nay, cảm ơn anh Chương ProK. Hẹn gặp anh em trong những buổi workshop tiếp theo.

    Cám ơn OPPO đã tài trợ cho buổi workshop này.
    Cám ơn các bạn đã theo dõi.

    [​IMG]
    16 bình luận
    Chia sẻ

    Xu hướng

    doanfd
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Chia sẻ phần mềm mô phỏng ánh sáng và các thiết bị đèn đóm cho anh em dễ hình dung và thực hành 😁
    http://www.apptienich.com/2018/02/download-setalight-3d-studio-1077-full.html
    Hay, giờ đã hiểu thêm về ánh sáng ^^
    tucammoi
    TÍCH CỰC
    6 năm
    cái bụng mấy chục kg v?
    lucker88
    TÍCH CỰC
    6 năm
    @tucammoi không nhiều, tầm 20 kí ah
    Hornet600
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Diễn giả nên tập gym để có thể lực hơn. Vừa nói và vừa thở nặng nghĩa là sức bền không cao.

    Thank for presentation
    @Hornet600 Nói về thể lực thì anh Pro-K hơi bị ghê.

    Với trọng lượng đó mà có thể đứng present liên tục 4 5 tiếng, nói ko xuống hơi. Mình đứng quay phim thôi đã oải cả lưng.
    Syter
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Hay và chất lượng quá, xem trọn clip.
    Bao nhiêu năm trong nhiếp ảnh mình vẫn sai lòe hahaha
    Anh ProK làm buổi workshop ở Đà Nẵng đi. Em chờ điều đó ko à.
    Hủ Lô
    TÍCH CỰC
    6 năm
    Workshop rất bổ ích, mình đi và hiểu thêm dc rất nhiều điều.
    zajhn8x
    ĐẠI BÀNG
    6 năm
    tuyệt vời quá. nhiều kiến thức hay. tiếc là ko có mặt đc.
    yarkken
    ĐẠI BÀNG
    6 năm
    Làm việc chung với ProK đc vài dự án ở Chon.VN và Adayroi.com
    Phải nói là bạn ấy rất thông minh, dí dỏm, tài năng và cực kỳ ham học hỏi kiến thức tận cùng nhiếp ảnh.
    Chúc mừng WS quá hay của ProK
    ndta13
    CAO CẤP
    6 năm
    Người quay phim yêu thương thắm thiết Chương quá cỡ, lúc nào cũng phải xuất hiện mặt Chương trong hình, nhiều lúc muốn xem cái slide lúc Chương đang nói lại phải mở thêm cái bài viết trên tinh tế để bên cạnh ra cái slide chứ máy quay không có quay đến nội dung trình chiếu trên màn hình. Video mục đích để PR hình tượng anh Chương chứ không phải ghi lại nội dung buổi workshop =))
    vui quá nhỉ
    anh béo có quả tóc đẹp quá đi
    bác nào chụp ảnh mà đẹp vậy?
    ùi đông vậy á

    Xu hướng

    Bài mới









    • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
    • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
    • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
    • Số điện thoại: 02822460095
    • MST: 0313255119
    • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019