Chồn nâu vốn được nuôi rộng rãi để lấy lông, bao gồm cả việc nuôi rộng khắp ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Người ta đã gióng lên rất nhiều hồi chuông về hoạt động nuôi nhốt tàn bạo, không cần thiết này và một số người nói rằng việc nuôi thú lấy lông khá là phi đạo đức. Song người ta lại ít thảo luận hơn về những mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người và động vật mà việc nuôi thú lấy lông gây ra, đặc biệt là nuôi chồn nâu. Giống như bất kỳ hoạt động chăn nuôi quy mô lớn nào, hay nói theo thuật ngữ của ngành nông nghiệp là thâm canh, thì việc chăn nuôi thú lấy lông diễn ra trong môi trường có mật độ động vật cao, cho phép vi-rút lây lan nhanh chóng với khả năng gây dịch bệnh — vì sự thích ứng của vi-rút với động vật khó có thể xảy ra trong tự nhiên, nhưng trong môi trường nuôi nhốt chật hẹp thì lại dễ có. Điều này đặc biệt đúng đối với các loài ăn thịt bình thường sống đơn độc, không thuần hóa, chẳng hạn như chồn nâu. Ở đây chồn nâu, hơn bất kỳ loài vật nuôi nào khác, đặt ra nguy cơ nổi lên các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai và rủi ro tiến hóa của đại dịch sắp đến.
Loài chồn có cuộc sống, sở thích và tính cách vô cùng phức tạp. Các nhà khoa học cho biết, chồn là loài động vật rất thông minh thường đi lang thang, bơi lội và kiếm ăn trên một lãnh thổ rộng lớn. Việc nhốt những động vật ăn thịt hoang dã, đi xa, sống đơn độc và bán thủy sinh này trong những chiếc lồng nhỏ khiến chúng vô cùng căng thẳng và thất vọng. Ảnh: PETA.
Hoạt động nuôi chồn nâu được tiến hành rộng khắp hơn và ở nhiều quốc gia hơn so với việc nuôi lấy lông các loài động vật khác, chẳng hạn như chó gấu trúc hoặc cáo. Ngoài ra, đối với các mầm bệnh vi-rút có khả năng gây đại dịch, đặc tính sinh học của loài chồn đặt chúng như một loài trung gian, mà trong đó có thể tiến hóa sự thích nghi nguy hiểm hướng đến lây nhiễm cho con người. Nuôi độc canh, bao gồm cả nuôi nhốt dày đặc các con vật, cung cấp đường dẫn cho sự tiến triển của những mầm bệnh có tiềm năng gây hại. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nuôi lấy lông vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Điều quan trọng là chúng ta cần có tầm nhìn xa để xem xét các biện pháp kiểm soát cần thiết nhằm hạn chế sự xuất hiện của mầm bệnh trong chăn nuôi thú lấy lông.
Chồn nâu rất dễ bị nhiễm một số loại vi-rút mà chúng cũng lây nhiễm sang người. Vào cuối năm 2020, các cơ quan chính phủ và học giả ở Châu Âu và Bắc Mỹ liên tục ghi nhận rằng chồn nuôi đã bị nhiễm SARS-CoV-2, tác nhân gây bệnh COVID-19. Bằng chứng về việc vi-rút thích ứng với chồn lan tràn trở lại cộng đồng địa phương đã càng chứng tỏ một điều, là các quy tắc hướng dẫn và thực hành an toàn sinh học rất kém trong ngành này. Với tư duy này, một số quốc gia - chẳng hạn như Hà Lan - đã ngừng sản xuất thịt chồn hoàn toàn. May mắn thay, các biến thể thích ứng với chồn của năm 2020 không mạnh hơn chủng vi-rút lưu hành ở người vào thời điểm đó và do đó, chúng không lây lan rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục nuôi chồn nâu trong thời kỳ đại dịch và các quốc gia khác đã từng ngừng hoạt động hiện đã hoạt động trở lại — ví dụ như Đan Mạch.

Loài chồn có cuộc sống, sở thích và tính cách vô cùng phức tạp. Các nhà khoa học cho biết, chồn là loài động vật rất thông minh thường đi lang thang, bơi lội và kiếm ăn trên một lãnh thổ rộng lớn. Việc nhốt những động vật ăn thịt hoang dã, đi xa, sống đơn độc và bán thủy sinh này trong những chiếc lồng nhỏ khiến chúng vô cùng căng thẳng và thất vọng. Ảnh: PETA.
Hoạt động nuôi chồn nâu được tiến hành rộng khắp hơn và ở nhiều quốc gia hơn so với việc nuôi lấy lông các loài động vật khác, chẳng hạn như chó gấu trúc hoặc cáo. Ngoài ra, đối với các mầm bệnh vi-rút có khả năng gây đại dịch, đặc tính sinh học của loài chồn đặt chúng như một loài trung gian, mà trong đó có thể tiến hóa sự thích nghi nguy hiểm hướng đến lây nhiễm cho con người. Nuôi độc canh, bao gồm cả nuôi nhốt dày đặc các con vật, cung cấp đường dẫn cho sự tiến triển của những mầm bệnh có tiềm năng gây hại. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nuôi lấy lông vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Điều quan trọng là chúng ta cần có tầm nhìn xa để xem xét các biện pháp kiểm soát cần thiết nhằm hạn chế sự xuất hiện của mầm bệnh trong chăn nuôi thú lấy lông.
Bằng chứng về rủi ro
Chồn nâu rất dễ bị nhiễm một số loại vi-rút mà chúng cũng lây nhiễm sang người. Vào cuối năm 2020, các cơ quan chính phủ và học giả ở Châu Âu và Bắc Mỹ liên tục ghi nhận rằng chồn nuôi đã bị nhiễm SARS-CoV-2, tác nhân gây bệnh COVID-19. Bằng chứng về việc vi-rút thích ứng với chồn lan tràn trở lại cộng đồng địa phương đã càng chứng tỏ một điều, là các quy tắc hướng dẫn và thực hành an toàn sinh học rất kém trong ngành này. Với tư duy này, một số quốc gia - chẳng hạn như Hà Lan - đã ngừng sản xuất thịt chồn hoàn toàn. May mắn thay, các biến thể thích ứng với chồn của năm 2020 không mạnh hơn chủng vi-rút lưu hành ở người vào thời điểm đó và do đó, chúng không lây lan rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục nuôi chồn nâu trong thời kỳ đại dịch và các quốc gia khác đã từng ngừng hoạt động hiện đã hoạt động trở lại — ví dụ như Đan Mạch.

Những con chồn bị mất tai, và có thể là nhiều bộ phận khác như tứ chi trong một trại nuôi ở Brirtish Columbia, Canada. Sau khi cai sữa mẹ, chồn con được nhốt trong những chiếc lồng lưới thép nhỏ như thế này, khi bộ lông của chúng phát triển đầy đủ vào mùa đông, chúng sẽ bị lấy lông ngay tại trang trại. Vì người ta chỉ cần bộ lông óng mượt hết sức giá trị của chúng, nên các vết thương nghiêm trọng như vậy không được quan tâm. Ảnh: Earth Save.
Vi rút SARS-CoV-2 tiếp tục lưu hành ở chồn nuôi. Chúng thường không bị phát hiện vì động vật thường có ít dấu hiệu lâm sàng hơn con người. Điều quan trọng là, trong khi các làn sóng lây nhiễm liên tiếp của những biến thể mới đã thay thế biến thể trước đó khỏi việc lưu hành ở con người, thì điều này lại không xảy ra ở một số loài động vật khác, bởi chúng vẫn còn đó. Nhiều chủng SARS-CoV-2 xuất hiện gần đây ở chồn hiện không còn được tìm thấy ở người. Việc tạo lập các ổ dịch trên động vật, tạo điều kiện cho vi-rút tiến hóa theo một quỹ đạo riêng biệt với các biến thể ở người đặt ra một quả bom hẹn giờ tiềm năng cho sự tái xuất hiện của vi-rút ở người - đặc biệt là khi khả năng miễn dịch suy yếu ở nhóm dân số lớn tuổi và những người trẻ tuổi chưa bị phơi nhiễm chiếm tỷ lệ lớn hơn trong dân số. Đây chính là kịch bản đã đưa đến sự xuất hiện của đại dịch vi-rút cúm H1N1 từ heo năm 2009. SARS-CoV-2 cũng đã được gieo mầm trong ổ dịch trên động vật hoang dã là hươu đuôi trắng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các dòng vi-rút được tìm thấy lần cuối ở người vào năm 2020 vẫn còn tồn tại ở hươu tại Bắc Mỹ cho đến tận năm 2022, một lần nữa đặt ra rủi ro về việc đưa các biến thể xa về mặt kháng nguyên trở lại con người theo thời gian.

Hai con chồn đang đánh nhau trong một trang trại ở Na Uy, với một con có vết thương rất lớn đang lở loét. Những vết thương nghiêm trọng không được điều trị, động vật bị mắc bệnh và phương pháp lấy lông vô nhân đạo là một số hành vi tàn bạo mà các thanh tra phát hiện ra, đã khiến bốn trang trại nuôi chồn nâu của Na Uy đối mặt với việc đóng cửa. Trong các cuộc kiểm tra khác nhau của Cơ quan An toàn Thực phẩm nước này, điều kiện sống của động vật tại các trang trại nuôi chồn nâu liên tục được phát hiện ở tình trạng khẩn cấp, ghê tởm đến mức các thanh tra viên nhiều lần yêu cầu tiêu hủy ngay lập tức một số con. Ảnh: FurFree Alliance.
Mặc dù rất khó kiểm soát những sự kiện này ở động vật hoang dã, nhưng các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng một dòng SARS-CoV-2 rất khác biệt, mới phân lập gần đây được tìm thấy ở hươu có thể đã lây nhiễm cho những động vật này thông qua chồn nuôi đóng vai trò vật chủ trung gian. Và một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng chồn nâu nuôi, do chúng trốn thoát hoặc do an toàn sinh học kém, có thể dẫn đến việc lây nhiễm cho các quần thể chồn hoang dã hoặc các loài thuộc họ chồn có liên quan khác. Khi kết hợp lại với nhau, những phát hiện này càng cho thấy chồn nuôi là vật chủ trung gian tiềm năng có thể đặt ra nguy cơ lây lan từ động vật sang người hoặc lây lan từ người sang động vật đang âm thầm diễn tiến.

Một con chồn nâu hoang dã ở hồ Capisic, Portland, bang Maine, đông bắc Hoa Kỳ. Chồn trong tự nhiên cũng được phát hiện có vi-rút, nhưng khả năng thích ứng của vi-rút trên chồn nâu hoang dã thấp hơn nhiều so với trong các trang trại nuôi nhốt dày đặt. Sự thích ứng này chỉ bắt đầu xảy ra nghiêm trọng khi người ta xâm phạm đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã và nuôi nhốt hàng loạt. Ảnh: Wikipedia.
Kiểm soát sự thích ứng của vi-rút trên động vật nuôi nhốt
Chồn nâu và chồn sương đều là loài thuộc họ chồn và được biết là dễ bị nhiễm vi-rút cúm. Chồn sương (ferret) là mẫu hình thử nghiệm đạt tiêu chuẩn vàng về khả năng lây truyền vi-rút cúm trong không khí ở con người vì chúng biểu hiện các thụ thể cho virut cúm với sự phân bố tương tự như ở người, một khuôn mẫu y vậy cũng được miêu tả ở chồn hương. Vi-rút cúm gia cầm lưu hành ở chồn nâu thường có những đặc điểm thích nghi điển hình ở động vật có vú, tương tự như những đặc điểm đã thấy khi lây nhiễm ở người, đặc biệt là ở enzym kích thích sự tổng hợp RNA của vi-rút (ta gọi là polymerase). Những enzyme này có thể đóng vai trò là chất kích hoạt cho những thay đổi tiếp theo ở các protein trên bề mặt, vốn là điều kiện tiên quyết cuối cùng để tạo ra đại dịch cúm tiếp theo. Gần đây nhất là vào tháng 10 năm 2022, đã có những báo cáo đáng lo ngại về sự lây truyền được duy trì liên tục của dịch cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao (H5N1), lan rộng giữa các con vật, tại một trang trại nuôi chồn ở Tây Ban Nha. Ít nhất một sự thích nghi trên động vật có vú trong enzyme polymerase của vi rút đã xuất hiện ở chồn hương trong đợt bùng phát này; rất có thể là chúng ta đã thoát khỏi một thảm họa lớn hơn trong gang tấc, vì sự cố dường như đã được ngăn chặn.

Bốn con chồn nâu non cùng với hộp sọ của một chú chồn non thứ năm trong một trang trại nuôi thú lấy lông tại bang British Columbia, Canada. Do căng thẳng và không gian chật chội, những con chồn bị khổ sở thường xung đột và ăn thịt lẫn nhau, chúng ta quan sát thấy con non thứ ba (từ trái sang) đang bị một vết thương lớn trên đỉnh đầu. Ảnh: Jo-Anne McArthur, A Humane World.
Bất kỳ tình huống nào trong đó một chủng vi-rút RNA được tạo điều kiện lây lan giữa nhiều động vật sống dày đặc trong môi trường chật hẹp đều có thể dẫn tới sự tiến hóa của vi-rút với các kiểu hình được thay đổi, bao gồm cả những vi-rút có tiềm năng gây đại dịch được tăng cường. Theo nhiều cơ quan quản lý hiện hành, thì một “thử nghiệm” tương đương trong phòng thí nghiệm cho bản tính này sẽ được phân loại là nghiên cứu “đạt được chức năng” (gain of function) và do đó bị cấm. Ngay cả khi nó đã được phê duyệt, các quy định sẽ yêu cầu nó phải được thực hiện trong các điều kiện ngăn chặn cao độ sau một cuộc đánh giá lợi ích-rủi ro trên diện rộng. Thực tế hiện tại ở các trang trại nuôi chồn nâu mở ra khả năng thích ứng tương tự đang xảy ra theo cách hoàn toàn không được quy định chặt chẽ và không được kiểm soát.
Quảng cáo

Một con chồn nâu và con mới sinh của nó trong chiếc cũi chật hẹp ở một trang trại tại bang Oregon, Hoa Kỳ. Trong dịch COVID năm 2021, Bộ Nông nghiệp bang này yêu cầu các chủ trang trại nuôi tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19 cho những chú chồn của họ. Ảnh: OPB.
Hơn nữa, vì chúng dễ bị nhiễm cả vi-rút cúm người và cúm gia cầm, chồn cũng có thể đóng vai trò là vật chứa hỗn hợp để tái tổ hợp, một con đường đã biết là dẫn đến sự xuất hiện của đại dịch. Đây là một con đường có tính giả thuyết dẫn đến đồng lây nhiễm chúng ta rất dễ hình dung: Chồn bị nhiễm vi rút cúm gia cầm—mà chúng mắc phải do được cho ăn thịt gia cầm chết hoặc do tiếp xúc với chim hoang dã—có thể đồng nhiễm trực tiếp với cúm theo mùa ở người do những người nuôi bị nhiễm bệnh truyền tiếp sang chúng. Ba đại dịch cúm gần đây nhất phát sinh sau khi trộn lẫn các gen cúm giữa các chủng có nguồn gốc từ gia cầm và từ con người, mà thường được cho là xảy ra ở những loài “vật chứa pha trộn” như là chồn hương. Heo thường được viện dẫn là vật chứa vì loài heo rất mẫn cảm với nhiều chủng vi-rút gia cầm và người. Tuy nhiên, heo đề kháng phần nào trước các đợt nhiễm H5N1, bao gồm cả các loại vi rút thuộc nhánh 2.3.4.4b hiện đang lây lan giữa các loài động vật. Trong khi chồn nâu rõ ràng là không đề kháng được. Các trang trại nuôi chồn nâu có thể đem tới nhiều cơ hội cho sự tái tổ hợp giữa vi-rút cúm gia cầm thuộc phân nhóm phụ H5 và các chủng thích ứng với con người.
Điều này khá hệ trọng vì hoạt động chăn nuôi heo cung ứng nguồn lương thực quan trọng cho con người, nếu chúng không có một kiểu đề kháng mạnh mẽ như vậy thì chắc chắn gây ra nguy cơ cho an ninh lương thực toàn cầu.

Bên cạnh các quy định ngày một nghiêm ngặt hơn để tiết giảm quy mô của ngành, thì những nhà nông trong ngành chăn nuôi chồn nâu cũng đang cố gắng bảo vệ sinh kế của mình. Ông Zimbal, một nhà nông chăn nuôi chồn nâu ở bang Wisconsin, Hoa Kỳ cho biết: "Chúng tôi thực sự đã làm nhiều hơn những gì được yêu cầu. Chúng tôi đã tiêm vắc-xin cho tất cả chồn của mình hai lần và chúng đã được tiêm các mũi tăng cường, tất cả đều do nông dân chi trả. Chúng tôi đã tuân theo những quy chuẩn về an toàn sinh học trước dịch COVID, trong cả dịch COVID, và cho đến bây giờ, mức độ an toàn sinh học thậm chí còn cao hơn. Vì vậy, chúng tôi vượt lên trên những gì mà hầu hết các ngành (chăn nuôi) làm theo hướng dẫn an toàn về COVID." Ảnh: WPR.
Nuôi thú lấy lông bị cấm ở nhiều quốc gia châu Âu và các bang hoặc vùng lãnh thổ ở Bắc Mỹ. Một số khu vực khác cũng đã ấn định ngày tiến tới xóa bỏ hoạt động này. Những lệnh cấm như vậy trong lịch sử là một phản ứng đối với những lo ngại về đạo đức trước cách chúng ta đối xử với những động vật này. Đã đến lúc các chính phủ cần xem xét bằng chứng ngày càng tăng cho thấy rằng việc chăn nuôi thú lấy lông, đặc biệt là chồn nâu, nên được giảm thiểu hết mức có thể vì lợi ích của công tác chuẩn bị cho đại dịch. Hoạt động nuôi thú lấy lông nên được phân vào cùng một loại các hoạt động có rủi ro cao như buôn bán thịt thú rừng và chợ động vật sống. Những hoạt động này đều làm tăng khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai. Ít nhất thì, các biện pháp an toàn sinh học và việc giám sát tích cực tại các trang trại lông thú phải được xem xét, tăng cường đáng kể và thực thi chặt chẽ.
Tổng hợp từ National Academy of Sciences.