Svalbard, một quần đảo nằm giữa Na Uy và Bắc Cực, nơi có cuộc sống rất độc đáo và kỳ lạ đối với phần còn lại của thế giới. Svalbard cũng sở hữu điều kiện thời tiết tương đối khắc nghiệt, nơi mà có đến 4 tháng trong năm chìm trong bóng tối, nơi khách đến sống không cần visa và cả tỷ lệ chạm mặt với gấu Bắc Cực là rất cao nữa. Bởi thế Svalbard còn được biết đến với cái tên “vùng đất của băng và gấu Bắc Cực” với số lượng cá thể của loài lên đến 3.000 con, thậm chí là còn hơn cả dân số của thủ phủ Longyearbyen chỉ khoảng 2.400 người. Cuộc sống ở thị trấn Longyearbyen mặc dù không đầy đủ tiện nghi nhưng lại thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới đến mỗi năm.
Các quốc gia ở khu vực Bắc Âu như Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và cả Iceland đều là những cái tên nằm trong top 10 bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới và cũng là những nơi tốt nhất để sinh sống. Tuy vậy, nhưng Svalbard lại là điểm đến được nhiều người lựa chọn đến nhất, lý do là bởi đây là nơi duy nhất của Na Uy mà khách không cần phải xin visa khi đến.

Các quốc gia ở khu vực Bắc Âu như Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và cả Iceland đều là những cái tên nằm trong top 10 bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới và cũng là những nơi tốt nhất để sinh sống. Tuy vậy, nhưng Svalbard lại là điểm đến được nhiều người lựa chọn đến nhất, lý do là bởi đây là nơi duy nhất của Na Uy mà khách không cần phải xin visa khi đến.
Từng được Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch tranh giành

Nằm ở vị trí khác độc đáo, chỉ cách Bắc Cực khoảng 965km, Longyearbyen còn được mệnh danh là thị trấn gần Bắc Cực nhất hành tinh.
Svalbard lần đầu được phát hiện vào năm 1596 bởi nhà thám hiểm Hà Lan có tên là Willem Barentsz. Chính ông cũng là người đã đặt tên cho vùng này là Spitsbergen, có những là những ngọn núi nhọn trong tiếng Hà Lan. Trong đó, Longyearbyen là khu định cư lớn nhất của đảo được thành lập với mục đích ban đầu là thị trấn khai thác mỏ, mặc dù sau đó các hoạt động khai thác đã bị loại bỏ từ khá lâu. Giờ đây, Longyearbyen chủ yếu là nơi dùng để nghiên cứu khoa học và du lịch mạo hiểm. Sau khi được phát hiện vào năm 1596, Svalbard trở thành một căn cứ để săn bắn và câu cá. Một thời gian sau các công ty lớn ở Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp đã nhận thấy tiềm năng lớn tại khu vực này và tranh giành các bãi săn có nhiều hải mã và cá voi đầu cong (Bowhead Whale).
Nơi người dân mang súng trường khi ra đường

Bởi vì số lượng gấu Bắc Cực khá nhiều tại đây nên cư dân mỗi khi ra đường thường mang theo súng bên người. Đây cũng là một trong số ít nơi trên thế giới mà việc các bà mẹ mang súng trường trên lưng khi đang đẩy nôi là một điều hết sức bình thường. Theo báo cáo của Forbes cho thấy số vụ chạm trán với động vật hoang dã tự nhiên ngày tăng lên khi lượng khách du lịch kéo đến đây tăng lên.

Thông thường gấu Bắc Cực chủ yếu sống ở phía bắc thị trấn Longyearbyen nhưng do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, nguồn thức ăn mất dần đi, chúng đôi khi sẽ mạo hiểm vào thị trấn để kiếm ăn và trở thành mối đe doạ rất lớn với người dân.

Một mảnh xương cá voi ở Longyearbyen
Các hoạt động như bẫy gấu Bắc Cực, săn bắt cá voi và các loài khác là công việc phổ biến từ thời xưa của người dân vùng này. Thế nhưng hiện nay nhiều khu vực tại đây đã trở thành khu bảo tồn thiên nhiên và công viên quốc gia, ước tính có gần ⅔ diện tích hòn đảo đã được bảo vệ.
Khí hậu quanh năm đều…lạnh
Quảng cáo
Trong những năm gần đây, chính quyền Svalbard đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hút thêm các du khách mới đến khám phá cảnh quan tuyệt đẹp ở đây. Tuy nhiên, trở ngại rất lớn của nhiều du khách là nhiệt độ ở đây quá thấp từ -14 độ C vào mùa đông và 6 độ C vào mùa hè.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/04/5433126_svalbard-14.jpg)
Theo Matias Futentes, 24 tuổi, phụ bếp kiêm nhân viên ở Longyearbyen cho biết mặc dù sinh ra ở Chile nhưng anh đã chuyển đến Svalbard sinh sống từ năm 2010. Từ đó đến đây, dù đã sống và làm việc hơn 10 năm tại đây nhưng anh vẫn không thể chịu nổi cái lạnh mỗi khi vào đông.
Theo Visit Svalbard chia sẻ Svalbard chỉ có 3 mùa: “Mùa hè vùng cực, mùa đông có cực quang và mùa đông có nắng.” Bên cạnh đó, quần đảo này còn có 4 tháng chìm hoàn toàn trong bóng tối mùa đông và sau đó là 4 tháng không có ban đêm.

Tamira Prytz, 31 tuổi, người đã cùng gia đình chuyển đến Longyearbyen hơn 2,5 năm chia sẻ rằng: “Mùa tối ở đây không phải chuyện đùa, và nếu nguồn điện gặp vấn đề bị ngắt, bạn thật sự không thể nhìn thấy thứ gì, kể cả bàn tay trước mặt mình.” Nhưng bù lại, cuộc sống ở Svalbard rất yên bình và người dân địa phương thì rất thân thiện và hiếu khách, mọi nơi đều rất gần và có thể đi bộ. Ở đây không có xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông bao giờ, và nếu có thì là do vịt và tuần lộc đang ngán đường mà thôi."
Quảng cáo
Cuộc sống ở Svalbard: tỷ lệ tội phạm, miễn visa, chi phí sống

Matias chia sẻ rằng mình rất thích Svalbard và dành nhiều thời gian để chơi thể thao, và trải nghiệm mọi thứ ở đây như đi xe trượt tuyết, chó kéo xe,… Tuy nhiên, Matias cũng thừa nhận rằng anh cảm thấy khó khăn vì thị trấn quá nhỏ và việc gặp người quen thường xuyên khiến cho cuộc sống mỗi ngày trôi qua đều giống nhau. Bên cạnh đó, anh cũng cho biết tỷ lệ tội phạm ở Svalbard rất thấp đến mức chỉ có một cảnh sát trưởng và hầu như mọi người rất hiếm khi khoá cửa nhà. Với những hành vi phạm tội đều có thể khiến người đó bị đuổi khỏi hòn đảo và chẳng ai muốn thế cả.

Longyerbyen tuy nhỏ nhưng lại sở hữu nền văn hoá đa dạng, là nhà của người dân đến từ 50 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây cũng có thể là lý do tại sao mãi đến năm 1920 khi hiệp ước Svalbard được ký kết, hòn đảo mới có chính quyền. Mặc dù thuộc chủ quyền của Na Uy nhưng Svalbard không yêu cầu thị thực của khách khi đến du lịch, làm việc hay thậm chí sinh sống. Nếu muốn sinh sống ở Svalbard, bạn chỉ cần tìm được nơi ở và công việc trước khi chính thức dọn đến. Lưu ý rằng thống đốc cũng có quyền từ chối nhập cảnh hoặc trục xuất bất kỳ cư dân nào không có khả năng tự chăm sóc duy trì cuộc sống và không đáp ứng được các yêu cầu của vùng.

Ở Longyearbyen, có đầy đủ cửa hàng, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, quán bar, thư viện, rạp chiếu phim. Ngoài ra, rất nhiều lễ hội, sự kiện văn hoá diễn ra nên dù phải chìm trong bóng đêm vào 4 tháng mùa đông, người dân vẫn có thể tham gia nhiều hoạt động một cách bình thường và tận hưởng hiện tượng đặc biệt đó.
Trên thực tế, nhà và việc làm ở đây đều rất hạn chế, chi phí để mua một căn nhà rất đắt và hầu hết đều đã thuộc sở hữu. Được biết, với số lượng 200 người, thì người Thái Lan là nhóm dân đông thứ 2 chỉ xếp sau người từ Na Uy, thậm chí ở Longyearbyen còn có một siêu thị và một nhà hàng Thái Lan.

Về cơ bản, mọi thứ ở Svalbard đều có giá đắt đỏ hơn so với những nơi khác do vị trí khá xa xôi và khắc nghiệt, mặt khác đây là nơi miễn thuế và có mức thuế thu nhập thấp hơn so với Na Uy nên giá phần nào đó được xem là tương đương không chênh lệch nhiều. Ngoài ra, đồ uống có cồn được quy định khá nghiêm ngặt ở đây, người dân chỉ được mua một lượng rượu nhất định vào mỗi tháng.
Không thể sinh ra và chết đi ở Savalbard cũng như mèo hoàn toàn bị cấm tại đây

Tuy Svalbard là nơi tương đối đầy đủ tiện nghi bao gồm sân bay, trường học mọi cấp bậc, khách sạn, bệnh viện, khách sạn, nhà thờ, thậm chí là cả nhà máy bia nằm ở cực bắc nhất thế giới. Thế nhưng nó lại không có đủ cơ sở vật chất để chăm sóc người bệnh nặng hoặc sản phụ, do vậy các trường hợp sinh đẻ hoặc điều trị sẽ phải vào đất liền để thực hiện. Bên cạnh đó, việc chôn cất đã bị cấm từ những năm 50 vì đặc tính băng vĩnh cửu tại đây. Vì thế, thi thể sẽ được chuyển đến lục địa Na Uy. Nói theo một cách khác thì về cơ bản, không ai có thể được sinh ra và chết tại mảnh đất Svalbard. Ngoài ra, hành động đưa mèo đến Svalbard cũng đã bị cấm từ năm 1992 nhằm để bảo vệ môi trường hoang dã trên đảo.
Svalbard là địa điểm của hầm tận thế lưu trữ hạt giống

Nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học trước những nguy cơ xấu có thể xảy ra trên trái đất như biến đổi khí hậu, chiến tranh, thảm hoạ hạt nhân,… ngân hàng hạt giống này lưu trữ đến 60.000 mẫu hạt giống thực vật trên toàn thế giới. Với thiết kế chắc chắn, hầm tận thế này có thể chống chịu bất cứ tác dộng nào từ bom hạt nhân đến thảm hoạ va chạm hành tinh. Bên cạnh đó, hầm tận thế được xây dựng sâu dưới lớp băng vĩnh cửu tạo thành một chiếc tủ lạnh tự nhiên, nên ngay cả khi không có điện, nhiệt độ trong hầm cũng sẽ đủ để bảo quản hạt giống trong vòng ít nhất 200 năm nữa.
Theo (1), (2)