Đây là một bài dài, tôi đã lược dịch nhưng không thể bỏ qua nhưng điểm mấu chốt nên cũng còn kha khá dài. Bài dài cũng có cái thú vị của nó. Mời các bạn xem nhé!
Người Mỹ kinh hoàng chứng kiến vụ khủng bố ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng tại New York, Washington D.C., và Shanksville, Pennsylvania. Gần 20 năm sau, họ lại đau buồn khi sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanistan. Khởi đầu chưa đầy một tháng sau 11/9 và kết thúc trong hỗn loạn và đẫm máu. Tác động của sự kiện 11/9 vẫn còn mạnh mẽ: Hầu hết những người Mỹ trưởng thành đều nhớ rõ mình đã ở đâu và đang làm gì khi nghe tin về vụ tấn công. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Mỹ trẻ tuổi không có ký ức cá nhân về ngày đó vì còn quá nhỏ hoặc chưa ra đời trong sự kiện bi thảm này.
Nhìn lại quan điểm công chúng Mỹ suốt hai thập kỷ qua, có thể thấy sự đoàn kết ngắn ngủi trong nỗi buồn và lòng yêu nước; ban đầu công chúng ủng hộ các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, nhưng sự ủng hộ dần giảm sút; cùng với đó là mối lo về khủng bố trong nước và các biện pháp chính phủ thực hiện có vẻ như chỉ để đối phó.Việc Mỹ rút quân đầy hỗn loạn khỏi Afghanistan đã đặt ra những câu hỏi dài hạn về chính sách đối ngoại của Mỹ và vị thế của nước này trên thế giới. Dù đa số người dân ủng hộ quyết định rút quân, họ vẫn chỉ trích cách xử lý yếu kém của chính quyền Biden. Sau một cuộc chiến cướp đi hàng ngàn sinh mạng bao gồm hơn 2.000 lính Mỹ, và hàng nghìn tỷ đô la đổ vào chi tiêu quân sự. Khảo sát của Pew cho thấy 69% người dân tin rằng Mỹ đã thất bại trong việc đạt được các mục tiêu ở Afghanistan.
Người Mỹ kinh hoàng chứng kiến vụ khủng bố ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng tại New York, Washington D.C., và Shanksville, Pennsylvania. Gần 20 năm sau, họ lại đau buồn khi sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanistan. Khởi đầu chưa đầy một tháng sau 11/9 và kết thúc trong hỗn loạn và đẫm máu. Tác động của sự kiện 11/9 vẫn còn mạnh mẽ: Hầu hết những người Mỹ trưởng thành đều nhớ rõ mình đã ở đâu và đang làm gì khi nghe tin về vụ tấn công. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Mỹ trẻ tuổi không có ký ức cá nhân về ngày đó vì còn quá nhỏ hoặc chưa ra đời trong sự kiện bi thảm này.
Nhìn lại quan điểm công chúng Mỹ suốt hai thập kỷ qua, có thể thấy sự đoàn kết ngắn ngủi trong nỗi buồn và lòng yêu nước; ban đầu công chúng ủng hộ các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, nhưng sự ủng hộ dần giảm sút; cùng với đó là mối lo về khủng bố trong nước và các biện pháp chính phủ thực hiện có vẻ như chỉ để đối phó.Việc Mỹ rút quân đầy hỗn loạn khỏi Afghanistan đã đặt ra những câu hỏi dài hạn về chính sách đối ngoại của Mỹ và vị thế của nước này trên thế giới. Dù đa số người dân ủng hộ quyết định rút quân, họ vẫn chỉ trích cách xử lý yếu kém của chính quyền Biden. Sau một cuộc chiến cướp đi hàng ngàn sinh mạng bao gồm hơn 2.000 lính Mỹ, và hàng nghìn tỷ đô la đổ vào chi tiêu quân sự. Khảo sát của Pew cho thấy 69% người dân tin rằng Mỹ đã thất bại trong việc đạt được các mục tiêu ở Afghanistan.
Một tổn thương cảm xúc tàn khốc, một di sản lịch sử còn mãi
Sốc, buồn bã, sợ hãi, giận dữ là cảm xúc của công chúng sau các cuộc tấn công ngày 11/9. Nó đã gây ra một tổn thương cảm xúc sâu sắc cho người dân Mỹ. Dù sự kiện rất kinh hoàng, 63% người Mỹ cho biết họ không thể ngừng xem tin tức về các cuộc tấn công. Cuộc khảo sát đầu tiên sau vụ tấn công, từ ngày 13-17/9/2001, cho thấy 71% người trưởng thành cảm thấy trầm cảm, 49% gặp khó khăn trong việc tập trung và 1/3 số người bị khó ngủ.Vào thời điểm đó, truyền hình vô tuyến vẫn là nguồn tin tức chính của người dân, 90% lấy thông tin từ truyền hình, so với chỉ 5% số người lấy từ internet, và những hình ảnh về sự chết chóc, tàn phá đã có tác động mạnh mẽ lên hầu hết người dân. Khoảng 92% người Mỹ cho biết họ cảm thấy buồn khi xem tin tức về các cuộc tấn công, và 77% thừa nhận cảm thấy sợ hãi, nhưng họ vẫn tiếp tục theo dõi. Người Mỹ cũng vô cùng giận dữ. Ba tuần sau 11/9, ngay cả khi căng thẳng tâm lý đã giảm bớt, 87% vẫn nói rằng họ cảm thấy tức giận về các cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc.
Nỗi sợ hãi vẫn kéo dài không chỉ trong những ngày sau vụ tấn công mà đến suốt mùa thu năm 2001. Phần lớn người dân lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc tấn công khác, với 28% rất lo và 45% số người có phần lo lắng. Một năm sau, khoảng một nửa số người trưởng thành cho biết họ cảm thấy sợ hãi hơn, thận trọng hơn, ít tin tưởng vào thế giới bên ngoài và dễ tổn thương hơn do ảnh hưởng của sự kiện 11/9.
Ngay cả khi cú sốc ban đầu đã dịu đi, mối lo về khủng bố vẫn ở mức cao tại các thành phố lớn, đặc biệt là New York và Washington so với các khu vực có dân cư thưa hơn. Gần một năm sau sự kiện 11/9, khoảng 6/10 người trưởng thành ở New York (61%) và Washington (63%) nói rằng cuộc sống của họ đã thay đổi ít nhiều, so với 49% trên toàn quốc. Tại các thành phố lớn khác, 25% người dân cũng cho biết cuộc sống của họ đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ tác động gấp đôi so với ở các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn.
Tác động của cuộc tấn công 11/9 là vô cùng sâu sắc và kéo dài. Đến tháng 8 năm sau, một nửa số người Mỹ cho biết đất nước đã “thay đổi lớn”. con số này tăng lên 61% sau 10 năm. Một năm sau vụ tấn công, 80% người Mỹ gọi 11/9 là sự kiện quan trọng nhất trong năm đó. Điều đáng chú ý là 38% người dân coi đây là sự kiện quan trọng nhất của đời họ, vượt qua các sự kiện đời thường như sinh hay tử. Tác động cá nhân rõ rệt hơn ở New York và Washington, nơi 51% và 44% lần lượt coi đây là sự kiện quan trọng nhất từ đó đến nay.
Ký ức về 11/9 vẫn in sâu trong tâm trí người Mỹ, và tầm quan trọng lịch sử của nó vượt xa các sự kiện khác trong đời. Năm 2016, khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 76% người lớn coi 11/9 là một trong 10 sự kiện lịch sử tác động mạnh nhất đến đất nước mình. Còn cuộc bầu cử Tổng thống Barack Obama chỉ đứng thứ hai, với 40%. Sự kiện 11/9 vượt qua mọi khác biệt về tuổi tác, giới tính, địa lý và chính trị. Dù có ít điểm đồng thuận trong chu kỳ bầu cử năm 2016, hơn 7/10 người thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều coi 11/9 là một trong 10 sự kiện lịch sử hàng đầu.
Thị trưởng thành phố New York Rudolph Giuliani dẫn đầu một nhóm vẫy cờ, bao gồm Thống đốc New York George Pataki, quyền Thống đốc New Jersey Donald DiFrancesco, Giáo sĩ Sở Cứu hỏa New York Joseph Potasnik, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer và Hillary Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton và cựu Thị trưởng thành phố New York Ed Koch, tại lễ tưởng niệm ở Sân vận động Yankee vào ngày 23 tháng 9 năm 2001. (Jeff Haynes/AFP/Getty Images)
Ngày 11/9 đã thay đổi dư luận người Mỹ, nhưng nhiều tác động của nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn
Rất khó để tìm một sự kiện nào đã làm thay đổi sâu rộng công luận Mỹ như các cuộc tấn công ngày 11/9. Mặc dù người dân đều trải qua nỗi đau mất mát chung sau sự kiện, những tháng sau đó người ta cũng chứng kiến một tinh thần đoàn kết cộng đồng hiếm có. Tinh thần yêu nước dâng cao mạnh mẽ sau 11/9. Sau khi Mỹ và các đồng minh thực hiện các cuộc không kích vào Taliban và al-Qaida vào đầu tháng 10 năm 2001, có 79% người trưởng thành cho biết họ đã treo cờ Mỹ tại nhà mình. Một năm sau, 62% cho biết họ cảm thấy yêu nước hơn vì sự kiện này.Công chúng cũng tạm gác khác biệt chính trị, đoàn kết ủng hộ các tổ chức lớn và lãnh đạo chính trị. Vào tháng 10 năm 2001, 60% người trưởng thành tin tưởng vào chính phủ liên bang ở mức vô tiền khoáng hậu trong ba thập kỷ trước và trong hai thập kỷ sau đó. George W. Bush, vừa trở thành tổng thống sau một cuộc bầu cử căng thẳng, chứng kiến tỷ lệ ủng hộ công việc của ông tăng 35 điểm phần trăm chỉ trong ba tuần. Cuối tháng 9 năm 2001, 86% người trưởng thành – bao gồm gần như toàn bộ đảng Cộng hòa (96%) và đa số lớn đảng Dân chủ (78%) đã tán thành cách ông Bush xử lý công việc của mình.
Quảng cáo
Người Mỹ cũng tìm đến tôn giáo và đức tin nhiều hơn. Sau 11/9, phần lớn người dân cho biết họ cầu nguyện nhiều hơn. Vào tháng 11 năm 2001, 78% số người dân cho thấy ảnh hưởng của tôn giáo đang gia tăng, gấp đôi so với tám tháng trước, mức cao nhất trong bốn thập kỷ qua. Sự tôn trọng công chúng cũng tăng lên với một số tổ chức thường không được ưa chuộng. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2001, các tổ chức tin tức nhận được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp. Khoảng 69% người trưởng thành cho biết họ “sẵn sàng đứng lên vì nước Mỹ,” và 60% cho rằng họ bảo vệ nền dân chủ.
Tuy nhiên, hiệu ứng “11/9” không kéo dài lâu. Niềm tin vào chính phủ và các tổ chức khác giảm trong suốt những năm 2000. Đến năm 2005, sau thảm họa bão nhiệt đới Hurricane Katrina, chỉ 31% người cho biết họ tin tưởng vào chính phủ liên bang, con số này giảm một nửa so với tỷ lệ sau 11/9. Niềm tin vào chính phủ vẫn giảm xuống trong hai thập kỷ qua: Vào tháng 4 năm 2021, chỉ 24% tổng số người Mỹ nói rằng họ tin tưởng vào chính phủ gần như luôn luôn. Tỷ lệ ủng hộ đối với Bush cũng không bao giờ trở lại mức cao sau 11/9. Đến cuối nhiệm kỳ của ông vào tháng 12 năm 2008, chỉ 24% số người đồng ý với hiệu suất công việc của ông.
Binh lính Mỹ trở về Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan sau trận chiến vào tháng 3 năm 2002. Hơn 2.000 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong Chiến tranh Afghanistan. (Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Phản ứng của quân đội Mỹ: Afghanistan và Iraq
Khi Mỹ chính thức rút khỏi Afghanistan và Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước, phần lớn người Mỹ (69%) cho rằng Mỹ đã không đạt được mục tiêu ở Afghanistan. Tuy nhiên, 20 năm trước, ngay sau vụ tấn công ngày 11/9, người Mỹ đã mạnh mẽ ủng hộ hành động quân sự đối phó với những kẻ lên tiếng nhận trách nhiệm. Vào giữa tháng 9 năm 2001, có 77% số người ủng hộ hành động quân sự của Mỹ, bao gồm cả việc triển khai lực lượng mặt đất, “để trả đũa những kẻ khủng bố, ngay cả khi điều đó có thể gây thiệt hại lớn cho lực lượng vũ trang Mỹ.”Nhiều người Mỹ mong chờ chính quyền Bush ra lệnh hành động quân sự. Vào cuối tháng 9 năm 2001, gần một nửa công chúng (49%) lo lắng rằng chính quyền Bush sẽ không hành động đủ nhanh chống lại khủng bố, trong khi chỉ 34% lo sợ chính quyền sẽ hành động quá nhanh thiếu khôn ngoan. Ngay từ giai đoạn đầu của phản ứng quân sự Mỹ, ít người trưởng thành kỳ vọng kết quả nhanh chóng: 69% cho rằng việc phá hủy các mạng lưới khủng bố sẽ mất nhiều tháng hoặc nhiều năm, trong đó 38% cho rằng sẽ mất nhiều năm và 31% cho rằng sẽ mất vài tháng. Đặc biệt chỉ có 18% cho rằng sẽ mất vài ngày hoặc vài tuần để tiêu diệt hết mạng lưới Taliban và al-Qaida.
Quảng cáo
Sự ủng hộ của công chúng đối với can thiệp quân sự cũng thể hiện ở các khía cách khác. Trong suốt mùa thu năm 2001, nhiều người Mỹ cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn khủng bố trong tương lai là thực hiện hành động quân sự ở nước ngoài hơn là củng cố phòng thủ trong nước. Vào đầu tháng 10 năm 2001, 45% ưu tiên hành động quân sự để tiêu diệt các mạng lưới khủng bố toàn cầu, trong khi 36% cho rằng ưu tiên nên là xây dựng phòng thủ chống khủng bố trong nước là đủ.
Công nhân xây dựng tại Quảng trường Thời đại dựng cờ và biển báo của Mỹ vào ngày 13 tháng 9 năm 2001. (Joe Raedle/Getty Images)
Ban đầu, công chúng tin tưởng vào thành công của nỗ lực quân sự Mỹ trong việc tiêu diệt các mạng lưới khủng bố. 76% người dân cảm thấy tự tin vào thành công của nhiệm vụ này, trong đó có 39% rất tự tin. Người dân ủng hộ cuộc chiến ở Afghanistan vẫn cao trong vài năm tiếp theo. Vào đầu năm 2002, vài tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu, 83% người Mỹ ủng hộ chiến dịch quân sự do nước Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban và al-Qaida. Đến năm 2006, 69% người trưởng thành cho rằng việc sử dụng lực lượng quân sự ở Afghanistan là quyết định đúng đắn. Chỉ có 20% cho rằng đó là quyết định sai lầm.
Tuy nhiên, khi cuộc xung đột kéo dài qua hai nhiệm kỳ tổng thống của Bush và Obama, sự ủng hộ giảm sút và ngày càng nhiều người Mỹ ủng hộ việc rút quân khỏi Afghanistan. Vào tháng 6 năm 2009, trong năm đầu tiên của Obama, 38% người Mỹ cho rằng quân đội Mỹ nên rút khỏi Afghanistan càng sớm càng tốt. Tỷ lệ ủng hộ việc rút quân nhanh chóng tăng lên trong những năm tiếp theo. Bước ngoặt đến vào tháng 5 năm 2011, khi SEALs của Mỹ thực hiện một cuộc tấn công mạo hiểm vào compound của Osama bin Laden ở Pakistan và tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaida.
Công chúng phản ứng với cái chết của bin Laden bằng sự nhẹ nhõm hơn là vui mừng. Một tháng sau, lần đầu tiên, đa số người Mỹ (56%) cho rằng quân đội Mỹ nên về nước càng sớm càng tốt, trong khi 39% ủng hộ quân đội Mỹ ở lại cho đến khi tình hình Afghanistan ổn định hơn. Trong thập kỷ tiếp theo, lực lượng Mỹ ở Afghanistan dần dần rút xuống qua các chính quyền của ba tổng thống: Obama, Donald Trump và Joe Biden. Trong khi đó, sự ủng hộ của người dân cho quyết định sử dụng quân lực ở Afghanistan giảm sút. Ngày nay, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan trong tình trạng hỗn loạn, một tỷ lệ nhỏ người trưởng thành chiếm 54% cho rằng quyết định rút quân là đúng, trong khi 42% cho rằng đó là quyết định sai lầm.
Cùng một xu hướng xảy ra với cuộc xung đột mở rộng hơn, cuộc chiến ở Iraq, mà Bush gọi là “cuộc chiến chống khủng bố”. Trong cuộc tranh luận căng thẳng kéo dài một năm trước cuộc xâm lược Iraq, người Mỹ rộng rãi ủng hộ việc sử dụng quân sự để lật đổ chế độ của Saddam Hussein. Quan trọng là, phần lớn người Mỹ đã sai lầm khi nghĩ rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa Saddam Hussein và các cuộc tấn công ngày 11/9. Vào tháng 10 năm 2002, có 66% số người dân cho rằng Saddam đã giúp đỡ các tay khủng bố liên quan đến các cuộc tấn công ngày 11/9.
Vào tháng 4 năm 2003, trong tháng đầu tiên của cuộc chiến Iraq, 71% số người cho rằng nước Mỹ đã đưa ra quyết định đúng đắn khi đưa quân đến Iraq. Năm 2018 là kỷ niệm 15 năm của cuộc chiến tại Iraq, chỉ có 43% người dân cho rằng đó là quyết định đúng đắn. Như trường hợp liên quan đến Afghanistan, nhiều người Mỹ cho rằng Mỹ đã thất bại (53%) hơn là thành công (39%) trong việc đạt được mục tiêu ở Iraq.
Tom Ridge, khi đó là giám đốc Văn phòng An ninh Nội địa của Nhà Trắng, trình bày hệ thống cảnh báo mối đe dọa khủng bố theo mã màu mới vào tháng 3 năm 2002 tại Washington, D.C. (Joshua Roberts/AFP qua Getty Images)
Sự bình thường mới: Mối đe dọa khủng bố sau ngày 11/9
Mặc dù trong hai thập kỷ qua không có vụ tấn công khủng bố nào quy mô như 11/9, mối đe dọa từ khủng bố vẫn chưa hoàn toàn biến mất trong mắt công chúng Mỹ. Bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai luôn nằm ở hoặc cảnh giác cao độ, trong các cuộc khảo sát hàng năm của Pew Research Center về các ưu tiên chính sách từ năm 2002. Vào tháng 1 năm 2002, chỉ vài tháng sau các cuộc tấn công năm 2001, 83% người Mỹ cho rằng “bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai” là ưu tiên hàng đầu của tổng thống và quốc hội, cao nhất so với các vấn đề khác. Kể từ đó, phần lớn người dân vẫn coi đây là ưu tiên chính sách hàng đầu.Cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đều coi khủng bố là ưu tiên hàng đầu trong hai thập kỷ qua, mặc dù có một số ngoại lệ. Cử tri Cộng hòa và những người độc lập có xu hướng nghiêng về đảng Cộng hòa vẫn thường xuyên coi bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công là ưu tiên hàng đầu hơn so với cử tri Dân chủ. Trong những năm gần đây, khoảng cách giữa các đảng đã gia tăng khi đảng Dân chủ bắt đầu xếp vấn đề này thấp hơn so với các mối quan tâm trong nước khác.
Mối lo ngại về các cuộc tấn công cũng giữ được mức ổn định tương đối trong những năm sau 11/9, qua các sự cố suýt xảy ra và các “Cảnh báo Cam” của chính phủ liên bang là thang cảnh báo bằng màu sắc, cho thấy mức đe dọa nghiêm trọng thứ hai trong hệ thống cảnh báo khủng bố. Một phân tích vào năm 2010 cho thấy tỷ lệ người Mỹ rất lo ngại về một cuộc tấn công mới, dao động từ khoảng 15% đến 25%. Kể từ năm 2002. Chỉ có một thời điểm lo ngại gia tăng, đó là vào tháng 2 năm 2003, ngay trước khi cuộc chiến Iraq bắt đầu.
Gần đây, tỷ lệ người Mỹ coi khủng bố là một vấn đề quốc gia lớn đã giảm mạnh khi các vấn đề như nền kinh tế, đại dịch COVID-19 và phân biệt chủng tộc trở nên cấp bách hơn. Vào năm 2016, khoảng một nửa công chúng (53%) cho rằng khủng bố là một vấn đề quốc gia rất nghiêm trọng. Con số này giảm xuống còn khoảng 4/10 từ năm 2017 đến 2019. Năm 2020, chỉ có một phần tư người Mỹ cho rằng khủng bố là một vấn đề rất lớn. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây ở Afghanistan có thể làm thay đổi ý kiến, ít nhất là trong thời gian ngắn. Vào cuối tháng 8, có 89% người Mỹ cho rằng sự kiểm soát của Taliban tại Afghanistan là một mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ, trong đó 46% cho rằng đó là một mối đe dọa đủ lớn.
Một nhân viên của Cục An ninh tại sân bay đang kiểm tra hành khách khởi hành từ Sân bay Quốc tế O’Hare ở Chicago vào tháng 9 năm 2002. (Tim Boyle/Getty Images)
Giải quyết mối đe dọa khủng bố trong và ngoài nước
Người Mỹ, giống như sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc sử dụng lực lượng quân sự sau các cuộc tấn công 11/9, ban đầu cũng chấp nhận nhiều biện pháp sâu rộng khác để chống khủng bố trong và ngoài nước. Ngay sau vụ tấn công, đa số ủng hộ việc yêu cầu tất cả công dân mang thẻ ID quốc gia, cho phép CIA hợp tác với tội phạm để truy bắt nghi phạm khủng bố, và cho phép CIA thực hiện các vụ ám sát ở nước ngoài nhằm truy lùng nghi phạm khủng bố.Tuy nhiên, hầu hết người dân không chấp nhận việc chính phủ theo dõi email và cuộc gọi của họ (77% phản đối). Trong khi 29% ủng hộ việc thiết lập các trại giam cho người nhập cư hợp pháp từ các nước thù địch trong thời kỳ căng thẳng hoặc khủng hoảng, tương tự như các trại giam người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến II, thì có 57% số người Mỹ phản đối biện pháp này.
Rõ ràng là từ góc độ công chúng, sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền tự do dân sự và bảo vệ đất nước khỏi khủng bố đã thay đổi. Vào tháng 9 năm 2001 và tháng 1 năm 2002, có 55% người dân cho rằng để giảm thiểu khủng bố ở Mỹ, công dân bình thường cần từ bỏ một số quyền tự do dân sự. Trong năm 1997, chỉ có 29% cho rằng điều này là cần thiết, trong khi 62% cho rằng không cần thiết.
Trong suốt hai thập kỷ tiếp theo, nhiều người Mỹ cảm thấy chính phủ chưa làm tròn trách nhiệm để bảo vệ đất nước khỏi khủng bố, thay vì cho rằng chính phủ đã quá mức trong việc hạn chế quyền tự do dân sự.
Công chúng cũng không loại trừ việc sử dụng tra tấn để lấy thông tin từ các nghi phạm khủng bố. Trong một cuộc khảo sát năm 2015 của 40 quốc gia, Mỹ là một trong 12 quốc gia có đa số công chúng cho rằng việc sử dụng tra tấn đối với khủng bố có thể được biện minh để thu thập thông tin về các cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng.
Tổng thống George W. Bush trò chuyện với các nhà lãnh đạo cộng đồng trước khi có bài phát biểu tại Trung tâm Hồi giáo Washington vào ngày 17 tháng 9 năm 2001. (Smith Collection/Gado/Getty Images)
Quan điểm của người Hồi giáo, Hồi giáo trở nên thiên vị hơn trong những năm sau ngày 11/9
Lo ngại về phản ứng tiêu cực đối với người Hồi giáo ở Mỹ sau vụ 11/9, Tổng thống George W. Bush đã có bài phát biểu tại Trung tâm Hồi giáo ở Washington, D.C., tuyên bố: “Hồi giáo là hòa bình.” Trong một thời gian ngắn, nhiều người Mỹ đã đồng tình. Vào tháng 11 năm 2001, có 59% người trưởng thành ở Mỹ có cái nhìn tích cực về người Hồi giáo, tăng từ 45% vào tháng 3 năm 2001, với sự ủng hộ tương đương từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.Tuy nhiên, tinh thần đoàn kết này không kéo dài. Vào tháng 9 năm 2001, 28% người trưởng thành cho biết họ trở nên nghi ngờ hơn về người có nguồn gốc Trung Đông; con số này tăng lên 36% chưa đầy một năm sau. Đặc biệt, ngày càng nhiều người Cộng hòa liên kết người Hồi giáo và Hồi giáo với bạo lực. Vào năm 2002, chỉ một phần tư người Mỹ bao gồm 32% đảng viên Cộng hòa và 23% đảng viên Dân chủ cho rằng Hồi giáo có xu hướng khuyến khích bạo lực hơn các tôn giáo khác. Số đông khoảng gấp đôi số này (51%) cho rằng ngược lại.
Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, hầu hết các đảng viên Cộng hòa và những người nghiêng về đảng Cộng hòa cho rằng Hồi giáo có xu hướng khuyến khích bạo lực hơn các tôn giáo khác. Hiện tại, 72% đảng viên Cộng hòa chia sẻ quan điểm này, theo khảo sát tháng 8 năm 2021. Đảng Dân chủ luôn ít có xu hướng liên kết Hồi giáo với bạo lực hơn so với đảng Cộng hòa. Trong khảo sát gần đây nhất của Trung tâm, 32% đảng viên Dân chủ cho rằng Hồi giáo có xu hướng khuyến khích bạo lực. Mặc dù vậy, tỷ lệ này đã tăng lên so với những năm gần đây: vào năm 2019, có 28% đảng viên Dân chủ cho rằng Hồi giáo có xu hướng khuyến khích bạo lực hơn các tôn giáo khác.
Bia tưởng niệm sự kiện 11/9/2001
Khoảng cách đảng phái trong quan điểm về người Hồi giáo và Hồi giáo ở Mỹ còn thể hiện qua những cách khác. Ví dụ, một khảo sát năm 2017 cho thấy một nửa người trưởng thành ở Mỹ cho rằng “Hồi giáo không phải là một phần của xã hội Mỹ chính thống”, quan điểm này được gần bảy trong mười đảng viên Cộng hòa (68%) đồng tình, nhưng chỉ 37% đảng viên Dân chủ là đồng tình. Trong một khảo sát khác cùng năm, 56% đảng viên Cộng hòa cho rằng có nhiều cực đoan trong số người Hồi giáo ở Mỹ, trong khi chưa đến một nửa số đảng viên Dân chủ (22%) chia sẻ quan điểm này. Sự gia tăng tâm lý chống người Hồi giáo sau 11/9 đã ảnh hưởng sâu rộng, làm ngày càng tăng số lượng người Mỹ chống người Hồi giáo sống ở đây. Các khảo sát từ 2007-2017 cho thấy ngày càng nhiều người Hồi giáo báo cáo đã trải qua sự phân biệt đối xử và nhận được sự ủng hộ công khai của quần chúng.
Đã hơn hai thập kỷ trôi qua kể từ các cuộc tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, cũng như vụ rơi máy bay Flight 93 (nơi mà chỉ có sự dũng cảm của hành khách và phi hành đoàn mới có thể ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố còn tồi tệ hơn). Đối với nhiều người còn nhớ rõ, đây là một ngày không thể nào quên. Theo nhiều cách, 9/11 đã định hình lại cách người Mỹ nghĩ về chiến tranh và hòa bình, sự an toàn cá nhân của họ và những mọi người xung quanh. Và ngày nay, sự kiện bạo lực và hỗn loạn ở một đất nước cách xa nửa vòng trái đất mở ra một chương mới đầy bất định trong kỷ nguyên hậu 11/9.
Mời các bạn xem thêm:
https://tinhte.vn/thread/mot-ngay-thay-doi-nuoc-my-hinh-anh-co-the-ban-chua-thay-ve-vu-tan-cong-world-trade-center-11-9-2001.3689813/
Một ngày thay đổi nước Mỹ-hình ảnh có thể bạn chưa thấy về vụ tấn công World Trade Center 11/9/2001 | Viết bởi Jimmii Nam
Sáng sớm ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hoa Kỳ dường như là nơi an toàn nhất trên thế giới để sinh sống. Quốc gia này đã không bị tấn công trên chính mảnh đất của mình kể từ vụ dội bom Trân Châu Cảng sáu thập kỷ trước.
tinhte.vn
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết!
Theo: Pewresearch.org