Honor Magic5 Pro đạt điểm DxOMark cao nhất có tin được không, anh em reviewer có tin được không?

Mon Coeur
28/2/2023 2:7Phản hồi: 70
Honor Magic5 Pro đạt điểm DxOMark cao nhất có tin được không, anh em reviewer có tin được không?
Nếu bạn muốn tìm một câu trả lời nhanh cho tiêu đề của bài viết này, thì đúng là có, kết quả đánh giá của DxOMark tin được chứ, rất tin được. Nhưng để chi tiết hơn thì đó chỉ là một nửa của câu chuyện. Vấn đề ở đây là chúng ta nên tin gì và không nên tin gì.

Thực ra mình viết nửa bài mới nảy ra cái ý về những người chia sẻ sản phẩm (tạm gọi là reviewer), giống như bọn mình nên ghép vào như 1 ý trong bài cho vui. Câu view chút anh em thông cảm.

Để trả lời câu hỏi đó, bạn sẽ phải hiểu:
  1. DxOMark là gì
  2. DxOMark có nhận tiền của nhà sản xuất để đánh giá cao hay không
  3. DxO làm gì với các công ty sản xuất? (phần này không kiếm được ở chỗ nào khác đâu😁)
  4. Vậy DxOMark có đáng tin không
Oke, bắt đầu thôi.

  1. DxOMark là gì?
Để không tốn nhiều thời gian của bạn, mình sẽ nói nhanh thôi. DxOMark là một tiêu chuẩn đánh giá camera được đưa ra bởi DxO, nó sẽ đánh giá camera của chúng ta theo nhiều tiêu chí khác nhau, từ độ tương phản, dải tương phản động, độ no màu, cân bằng trắng, tốc độ lấy nét, nhiễu, khả năng xử lý HDR, viền phím, moire, flash... căn bản là hàng trăm các tiêu chí khác nhau. DxO là công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh, họ không có sản phẩm thương mại cho người dùng cuối (từng có, bạn có thể xem lại DxO One, camera gắn ngoài sử dụng cảm biến 1" cho iPhone được đánh giá rất cao), tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp.

Video được highlight trên youtube chính chủ của DxO cũng thể hiện rõ mục đích giới thiệu sản phẩm của họ

Điểm số DxO được đưa ra nhằm giúp người dùng có một cơ sở để đánh giá, so sánh giữa những camera với nhau, bao gồm cả camera điện thoại. Bản thân DxO không được lợi trực tiếp từ những đánh giá này, mình cảm thấy nó có 2 mục đích:

a. Làm cho người ta biết đến DxO nhiều hơn
b. Làm cho nhà sản xuất hợp tác với DxO nhiều hơn khi DxOMark nổi tiếng, đồng thời giúp nhà sản xuất có thêm các tư liệu truyền thông khi ra mắt sản phẩm mới.

DxO từng được đánh giá rất cao khi mới ra mắt, người ta tin vào nó quá nhiều và đôi khi thực tế không giống như vậy. DxOMark từng nhận một cơn bão chê bai từ nhiều kênh review công nghệ và những người dùng trên mạng vào những năm 2019 2020. Ý kiến cá nhân mình thì việc này thật mắc cười, những người chưa từng đụng tay vào việc tinh chỉnh camera lại đi chỉ trích một công ty đứng đầu và lâu năm trong ngành, công ty mà gần như bất cứ nhà sản xuất camera hay smartphone nào cũng phải làm việc. Lý do cho sự tẩy chay này là gì? Vì những đồn đoán DxO nhận tiền của các nhà sản xuất để đánh giá cao sản phẩm của những công ty đó.

Nếu vậy, theo logic, thì càng được nhiều tiền thì điểm số càng cao, đúng không😄

Nói vui vậy thôi cho nó drama, chứ thật ra lý do chính là vì trải nghiệm thật của chúng ta trong một số trường hợp sẽ không giống như cái DxO đánh giá, nhất là về yếu tố tổng thể. Hơn nữa, camera có gì đó nghệ thuật, nó khác biệt hoàn toàn giữa người với người, dù tất cả đều đâu đó chia sẻ một vài nguyên tắc chung. Nhưng bạn ơi, không phải ngẫu nhiên mà DxO là công ty lớn nhất và gần như thống trị ngành tuning camera, cho dù cũng đã có các công ty Ấn Độ và Trung Quốc khác có giá rẻ hơn rất rất nhiều.

2. DxOMark có nhận tiền của nhà sản xuất để đánh giá cao hay không
Lời giải cho câu hỏi này nằm ở hai việc, a. DxO có ưu tiên sản phẩm của một nhà sản xuất hợp tác với họ hay không và b. DxO đánh giá, đo đạc thế nào.

Quảng cáo


Với vế a, không, DxO không nhận tiền để đánh giá sản phẩm, kể cả khi nhà sản xuất đó có hợp tác với họ hay không. Họ chọn theo một nguyên tắc nào đó mà mình không biết, có thể là sản phẩm phổ biến, hoặc sản phẩm có gì đó đột phá, hoặc họ thích, hay bất cứ lý do nào.

Với vế b, chúng ta phải quay trở lại bản chất cốt lõi của nhiếp ảnh. Không như toán học, không như chip xử lý, trong nhiếp ảnh có một gianh giới rất lớn ở sở thích và phong cách cá nhân, ở sự tiếp nhận khác nhau của mỗi người. Cùng một bức ảnh, có người sẽ coi đó là đẹp nhưng có người sẽ chê nó. Bỏ qua các yếu tố về khoảnh khắc, về bố cục, về nội dung muốn thể hiện, làm sao để định nghĩa đâu là một bức ảnh đẹp về màu sắc, về ánh sáng, về các tiêu chí kỹ thuật? Đó là một câu trả lời rất khó. Có đôi khi, một bức ảnh đúng màu, nhạt nhạt sẽ bị chê là kém trong khi chỉ cần tăng một chút độ tương phản và no màu, chúng ta đã thấy nó đẹp và có hồn, ấn tượng hơn rất nhiều.

Để video cho vui, đọc hết bài rồi kéo lên xem sau nhé :D

Để có thể so sánh các bức ảnh, các camera với nhau, người ta phải đưa cả 2 máy về cùng một điều kiện cố định, trong những môi trường được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng. Và rõ ràng, chúng ta không thể nào nói rằng bức ảnh chụp từ máy A đẹp hơn máy B chỉ vì nó no màu hơn, rực rỡ hơn, chúng ta chỉ có thể nói máy A chụp màu "đúng với thực tế, gần với ngoài đời thực" so với máy B mà thôi. Và đó là cách mà DxO đánh giá, họ chụp hàng ngàn tấm ảnh trong cùng những điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt với những tiêu chí khác nhau, từ đó cho điểm số của từng tiêu chí và cộng lại để ra được điểm số cuối cùng.

Lấy ví dụ, máy A và B sẽ cùng được chụp đêm trong một điều kiện, sau đó so từng tiêu chí về độ nét, độ sáng, màu sắc, tốc độ lấy nét.... và đưa ra một điểm số theo thang của DxO. Sau đó lại bứng 2 máy sang chụp ban ngày, chụp tele... lặp lại bài test đó, tức DxO cố gắng lượng hóa chi tiết nhất các yếu tố dùng để so sánh. Với cách đánh giá này, rõ ràng máy ảnh A có nhiều chức năng hơn, ví dụ như chụp zoom tốt hơn hay bokeh tốt hơn sẽ có thể có điểm tổng cao hơn máy B không có, cho dù với các chức năng cơ bản như chụp góc rộng thì máy A lại hơn máy B kha khá.

Đó chỉ là 1 ví dụ của việc điểm số của DxOMark có thể bị ảnh hưởng thế nào, ví dụ thứ 2 là DxOMark công bố rất rõ các tiêu chí dùng để đánh giá của họ, và rõ ràng một khi đã biết các tiêu chí đó, các nhà sản xuất có thể tập trung phát triển các tính năng sao cho điểm số DxOMark của họ là cao nhất. Ví dụ, biết DxO cực kỳ quan tâm đến độ nét và độ tương phản, nhà sản xuất có thể tăng cả 2 thông số này lên để đạt được điểm số cao trong những đánh giá này. Hay tinh vi hơn, khi camera nhận biết đang chụp một bảng màu tiêu chuẩn, nó sẽ đưa về profile màu tiêu chuẩn đúng nhất có thể, trong khi tự động chuyển sang chế độ màu sắc rực rỡ khi chụp cảnh để nịnh mắt khách hàng hơn, tương tự như những gì các nhà sản xuất điện thoại làm với các công cụ benchmark CPU. Mà điều này ngày càng dễ hơn khi điện thoại nào cũng gắn mác AI, cứ nói là AI thông minh tự tối ưu là xong, có phải không :D

Quảng cáo


Okie, bạn sẽ nói mình bênh DxO, mình không phủ nhận, nhưng nếu từng làm trong ngành công nghiệp sản xuất bạn sẽ thấy các công ty như vậy là cực kỳ quan trọng vì nó giúp tiêu chuẩn hóa những thứ không thể tiêu chuẩn trước kia, khi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một bức ảnh. Nhiệm vụ của DxO với các công ty sản xuất là giúp thống nhất các tiêu chí, ít nhất từ dưới gốc (ví dụ ảnh RAW, hoặc ảnh JPEG chưa xử lý), sau đó các nhà sản xuất có thể áp các bộ lọc hay tinh chỉnh màu sắc nâng cao theo ý mình.

Có một câu nói nổi tiếng trong ngành trí tuệ nhân tạo: rác vào thì rác ra, tức nếu bạn dạy con AI bằng những dữ liệu rác, chẳng hạn như ảnh sai màu, thiếu sáng... thì ảnh con AI cho ra cũng chỉ là rác y như vậy. Chúng ta thường chỉ nghĩ cứ đem ống kính gắn vào cảm biến là ra ảnh đẹp thôi, nhưng không bạn ơi, có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến bức ảnh cuối cùng, cùng là ống kính đó, cùng là cảm biến đó, nhưng chỉ cần kết hợp với con chip xử lý hay ISP khác thì ảnh ra nó đã khác rồi. Rồi cùng một cảm biến, nhưng nếu chỉ dùng một phần cảm biến để chụp, hoặc cùng ống kính vật lý nhưng phạm vi sử dụng khả dụng của ống kính hẹp hơn do cố nhồi nhét vào một chiếc máy mỏng thì ảnh cũng sẽ khác. Việc tinh chỉnh, tối ưu các yếu tố đó gọi là tuning camera, có cả bộ xử lý hình ảnh ISP Tuning nữa. Nó là một công việc lê thê, buồn chán và rất cực. Người ta sẽ phải lặp đi lặp lại việc chụp test, so sánh với tiêu chuẩn, tinh chỉnh code để sửa, xong lại lặp đi lặp lại cho đến khi hài lòng, mà chưa kể yếu tố hài lòng ở đây rất mông lung, hài lỏng ở cảnh tối thì qua cảnh ngày nó lại tệ, hoặc ngược lại.

Bạn không tin hở, vậy thì tự thử đi, chụp hai tấm hình cùng lúc trên 2 điện thoại khác nhau, sau đó cố gắng dùng photoshop kéo cho hai bức ảnh giống nhau. Ví dụ ảnh ban ngày muốn đẹp tăng thêm xíu độ tương phản, tăng một chút clarity, dehaze một chút. Rồi, đem toàn bộ thiết lập đó áp qua ảnh đêm cũng của chiếc điện thoại đó, sẽ thấy sao mà xấu quá, contrast tăng làm mất các chi tiết nhỏ trong hình, thế là lại bị mất điểm ảnh đêm😄
Tinhte.vn DXOMark.jpg
Một số bước cơ bản của quy trình phát triển camera điện thoại và các yếu tố ảnh hưởng

Chia nhỏ ra như vậy để các bạn dễ hiểu thôi, chứ thực ra nó là cả một quy trình phức tạp, tốn kém và kéo dài thời gian. Quy trình tuning một camera có thể tốn vài tháng trời, và đôi khi là lâu hơn. Nó cũng là một trong những lý do lớn nhất mà Google không thay đổi cụm camera trên một loạt các máy Pixel, vì AI của họ được dạy quá tốt trên một cụm camera cố định rồi, đảm bảo ra kết quả tốt. Khi thay cụm khác thì nó sẽ tốn thời gian học và tối ưu lại. Đó cũng là lý do tại sao ảnh từ iPhone hay Pixel có thể sẽ khác sau một thời gian dài kể từ khi ra mắt, khi Apple hay Google cải thiện thuật toán của họ.
DxOMark DxOLab tinhte.vn1.jpg
Các bạn xem hình này là hiểu, có rất nhiều các yếu tố liên quan đến một bức ảnh cuối cùng Ở TƯ CÁCH MỘT NHÀ SẢN XUẤT, trong đó chỉ cần 1 thành phần nhỏ thay đổi cũng gần như làm làm chúng ta phải tuning lại toàn bộ TỪ ĐẦU. Đó cũng là một trong những lý do cho phần 3:

3. DxO làm gì với các công ty sản xuất?
Phần này nói ra thì dài lắm, mà gõ thì nhiều nên thôi mình dùng hình ảnh minh họa để kể sơ nhé.
DxOMark DxOLab tinhte.vn3.jpg
Hình này là đủ hiểu vấn đề rồi, DxO sẽ cung cấp cho nhà sản xuất (nsx) 4 gói dịch vụ, có thể chọn và không chọn. Trong đó bao gồm các gói:
a. phần mềm phân tích, so sánh với đối thủ, với các thiết bị tham chiếu trên cơ sở dữ liệu của DxOMark, trên từng tiêu chí một. Nhớ là từng tiêu chí một. Với mình đây là phần quan trọng nhất, vì nó giúp chúng ta biết được trạng thái của cụm camera đang tuning, các yếu tố, hệ số mà DxO đánh giá. Bộ công cụ mà họ cung cấp là bộ công cụ rất mạnh và tối ưu cho so sánh, phân tích. Không lẽ bây giờ cứ chụp 100 tấm giữa 2 máy rồi đem về rồi mở Lightroom lên so một cách thủ công, tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực mà không biết bao giờ mới xong, ngày mai lại lặp lại từ đầu. Chắc phải vài năm cho một máy với cách này
b. các công cụ test, bao gồm cả các máy móc giúp chụp tự động, đèn đóm, bảng màu…. nói chung là các công cụ này có hai vai trò, đảm bảo màu sắc đúng nhất so với tiêu chuẩn để có thể so sánh với nhau và giảm thiểu sự tác động của con người. Ví dụ, nhà sản xuất A dùng bảng màu của hãng X để chụp, trong khi B dùng bảng màu hãng Y, rõ ràng nó sẽ có sai số và không thể so sánh với nhau rồi. Và bạn muốn xem các thiết bị thế này mắc thế nào hở, lên Shopee gõ Pantone, vài triệu cho vài tờ giấy xòe ra như cái quạt là bình thường :D Một phòng lab cơ bản tốn vài trăm ngàn đô đến cả triệu đô (tùy vào thiết bị mua) là bình thường.
c. các bộ công cụ, giao thức giúp so sánh. Chẳng hạn như cách sắp đặt, kiểm soát ánh sáng cho đồng bộ, workflow chụp, cách thức chụp và kiểm soát cho đỡ tốn thời gian và so sánh được với nhau. Đừng nói mấy cái này mà cũng bán, nó bán rất được và rất cần thiết. Bạn chụp so thành phẩm với nhau như anh em mod camera làm là một chuyện, còn chụp công nghiệp vài trăm tấm và so sánh lặp đi lặp lại hằng ngày ngay từ ảnh gốc lại là một câu chuyện khác.
d. các dịch vụ bổ sung, huấn luyện, hội thảo, hỗ trợ… Lại là một mỏ tiền nữa cho DxO, gói dịch vụ càng mắc thì càng hỗ trợ tận răng và nhanh hơn, không thì chờ đi, 24 tiếng, 48 tiếng trả lời email một lần đã là may. Anh em nào hay làm với Qualcomm hay các công ty phục vụ khách hàng doanh nghiệp chắc là hiểu

Screenshot 2023-02-28 at 17.56.02.jpg
cho hình shopee không lại bảo mình xạo, mà này là của Pantone thôi, cho những ai làm sản xuất. Còn mấy bảng của DxO lớn và mắc hơn rất nhiều.
DxOMark DxOLab tinhte.vn2.jpg Phần tư vấn này có thể coi như một phần nhỏ của mục dịch vụ D phía trên. Như đã nói thì khi thiết kế máy có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc, chẳng hạn như con cảm biến A đi với cụm camera B có hợp nhau hay không, rồi ghép vào nó có làm máy dày lên hay không, hay con cảm biến C có ngon hay lại thua con D dù giá mắc hơn…. Rất nhiều các yếu tố. DxO xây dựng được một hệ cơ sở dữ liệu tốt để phần nào giúp chúng ta điều này. Tội nhất là các công ty nhà giàu như Apple hay Samsung thường dùng cảm biến riêng nên họ phải thử rất nhiều trước khi đưa ra được thiết lập cuối cùng.

DxOMark DxOLab tinhte.vn0.jpg
DxOMark DxOLab tinhte.vn4.jpg Đây là các công cụ của mục B, C mà bạn có thể tham khảo phía trên

DxOMark DxOLab tinhte.vn7.jpg Đây là mục lục hướng dẫn sử dụng bộ công cụ so sánh của DxO, nó cũng tương đương với những gì họ dùng để đánh giá DxOMark mà bạn hay xem, cỡ gần 1000 trang thôi à
DxOMark DxOLab tinhte.vn6.jpg Vì sao 1000 trang hở, vì nó chia nhỏ ra từng mục như thế này, với những yêu cầu rất nghiêm ngặt về cả đầu vào và đầu ra, từ môi trường test, tư thế test, cách phân tích đến kết quả
DxOMark DxOLab tinhte.vn5.jpg
Một ví dụ cho bạn tham khảo, thôi post vậy thôi không post nữa đâu haha

Vậy DxOMark có đáng tin không
Nãy giờ nói vậy mà còn trả lời không tin nữa thì không biết làm sao luôn. Tin chứ, nhưng, như đã nói trong mục 2, DxOMark công bố rất rõ các tiêu chí dùng để đánh giá của họ, và rõ ràng một khi đã biết các tiêu chí đó, các nhà sản xuất có thể tập trung phát triển các tính năng sao cho điểm số DxOMark của họ là cao nhất. Rõ ràng bạn không thể dùng điểm số tổng thể của một chiếc máy để nói là nó chụp đẹp nhất, xuất sắc nhất, vâng bạn là nhất được. Không, hãy quan tâm đến các yếu tố nhỏ, từng mục phân tích nhỏ ở các tiêu chí mà bạn quan tâm.

Ví dụ như nếu chúng ta quan tâm đến chân dung, hãy xem cách DxO phân tích về việc xóa mờ hậu cảnh, về các chi tiết bị lem viền, về màu sắc da của chúng ta… và tự đưa ra kết luận của mình. Họ đã cất công chụp và phân tích, anh em có thể tự tham khảo và tự nghĩ cái mình muốn, vì dữ liệu được đưa lên rất rõ ràng và chi tiết. Hãy dùng DxOMark như một kênh tham khảo, nhưng hãy đối xử với nó như các kênh tham khảo khác, kể cả Tinhte.vn, dùng cảm nhận cá nhân của mình để đưa ra kết luận. Không ai có thể kết luận thay bạn, kể cả bọn mình, những người làm trong ngành này quá lâu và hiểu nhiều thứ. Đơn giản là vì mỗi chúng ta luôn khác biệt, có nền tảng khác nhau, có suy nghĩ và sở thích khác nhau, điều kiện kinh tế hay các lựa chọn cũng khác nhau.

Ở tư cách là người chia sẻ về sản phẩm, chắc chắn bọn mình sẽ nói những gì bọn mình tin là thật nhất, nhưng vẫn bị chửi hoài đó mà, vì chúng ta có những trải nghiệm khác nhau. Giống như bạn đang say sửa kể về một chiếc máy lau nhà mà bạn tin là tuyệt vời, giúp giảm bớt sức lao động rất nhiều nhưng vợ bạn lại khinh bỉ vì giờ lại thêm công đoạn vệ sinh máy lau nhà nữa. Hay với những barista thì mình chỉ là một đứa ngu ngốc thích nghịch cafe, nhưng với ai đó mình lại là một người rất am hiểu.

Vì vậy, hãy tôn trọng suy nghĩ của người khác, chia sẻ nhiều hơn, một cách văn minh và tử tế. Vì biết đâu đó, một bạn nào đó từng làm ở một công ty nào đó đã nghe về tuning camera thì chê là bài này sơ sài, nhưng với mình thì nó lại dễ hiểu với tất cả mọi người. Và cũng biết đâu đó, người viết bài này đã từng tuning camera thật thì sao, ai biết được, phải không?

Đây là bài so sánh ảnh gần nhất mà mod camera Tinhte làm, nó rất cực và tốn thời gian, và cũng có nhiều yếu tố cảm xúc trong đó. Anh em share nhiều ủng hộ chứ DxO máy quá chán lắm :D

https://tinhte.vn/thread/cong-bo-ket-qua-binh-chon-anh-dep-galaxy-s23-ultra-dung-dau-iphone-14-pro-dung-cuoi.3633781/

Công bố kết quả bình chọn ảnh đẹp: Galaxy S23 Ultra đứng đầu, iPhone 14 Pro đứng cuối

Trong bài chia sẻ cũ mình có nhờ các bạn bình chọn xem đâu sẽ là chiếc điện thoại có camera chụp hợp nhãn chúng ta nhất, trên tất cả các tiêu chí chứ không chia nhỏ ra thành ảnh chụp đêm, ảnh chân dung hay cảnh vật… Theo kết quả bình chọn này…
tinhte.vn
70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xếp hói lại bảo reviewer không có kinh nghiệm
@kedote Theo tôi là vẫn thua Xiaomi 12S Ultra có cảm biến 1 Inch với sự cân chỉnh top thế giới đến từ Leica.
@kedote iPhone mà thứ nhất thì DxO đáng tin, xếp sau bọn Tàu thì do bọn Tàu nó mua điểm.

Đó là triết lý thần thánh của một bầy gì đó.
@kedote sợ nhất là mấy anh trung quốc này bác nhỉ,hic
Thế giới điện thoại chụp ảnh đẹp đang chia 2 phe
Phe tàu: đại diện là Honor(xưa là Huawei) và Xiaomi
Phe Mỹ: IPHONE thần thánh.
Thằng sàm sung định bon chen vào top 4 nhưng mà cảm biến 200 lởm quá nên không ăn thua, nếu bỏ tiền mua cảm biến xịn của Sony thì biết đâu lại vào đc top 3
@keithtran06 hình như có con Xiaomi 12 nó có con cam mạnh không kém gì Samsung thì phải. Chưa nghe Honor bao giờ.
@tinhdg phe Mỹ là pixel chứ bác. Iphone thì có quay phim là tiện thôi.
@keithtran06 "1 cái của admin Hiệp viết nên nó ko dám khịa" hay nó là ai ấy 😆
@SamsungGalaxy 😃) bữa có bài đc đăng từ bên MWC lúc khuya, Bot lên cmt lúc 4h sáng, tình cờ tầm đó là 12h đêm bên Barcelona chứ có bot nào ở VN mà dậy sớm để thành công 😃))
iPhone mà cao thì tôi tin chứ ba cái con Android mà lên top thì chỉ có nước mua giải 😁
@dấu-tên-nhưng-sinh-năm-1981 sợ nhất là mấy anh trung quốc này bác nhỉ,hic
H cam nó sên sên nhau cả rồi. Cỡ như Iphone đợt rồi i tinh tế bình chọn cam ẩn còn lỡ tay bấm nhầm làm iphone đứng bét thì phải công nhận mấy con cỡ này đứng top là đúng thôi.
@thanhtrinh1990 Xiaomi gần đây chụp ngon đấy. chê mỗi cái quay video thu âm hơi bị tệ. còn quay thì cũng rất nét.
Thpp88
ĐẠI BÀNG
7 tháng
@Dragao_ct92 Công nhận, iphone ám vàng đến mức lá xanh thành lá ám vàng mà các itinhte suốt ngày khen iphone chân thực...
@Hondacodon287 Xiaomi hiện tại có con Xiaomi 12 nó mạnh không kém mấy con flagship khác, nhưng chỉ dòng Mi thôi chứ qua Redmi thì cùi.
@thanhtrinh1990 redmi là định vị phân khúc thấp hơn mà b. mi từ 11ultra chụp đã ngon rồi. mà máy nóng như than.
Cowboyz
TÍCH CỰC
7 tháng
Chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá ảnh chụp và làm tinh chỉnh camera và thuật toán xử lý ảnh. Nôm na là vậy. Ảnh chụp ra thế nào thì lại phụ thuộc vào người chụp và các tiêu chí mang tính nghệ thuật (khoảnh khắc, bố cục, ánh sáng,...). Camera điện thoại bây giờ đã tiến bộ nhiều về yếu tố kỹ thuật, công nghệ và ít chênh lệch nhau.
hdn_hp
TÍCH CỰC
7 tháng
Chả biết dxomark thần thánh thế nào, chỉ biết thời gian đầu các hãng điện thoại lớn khi giới thiệu sản phẩm có dùng điểm dxomark để pr. Nhưng sau này Apple, Samsung, thậm chí Xiaomi chả thèm nhắc đến luôn là biết uy tín thế nào rồi !
realvn
TÍCH CỰC
7 tháng
@hdn_hp Hãng nào bắt đầu đánh mạnh vào camera thì bắt đầu thuê review, đầu tiên để mọi người chú ý đến là hãng tôi đã bắt đầu có camera tốt, hoặc camera hãng tôi đã tốt hơn đối thủ như thế này rồi. Còn đến khi ai cũng biết rồi thì nó k còn quan trọng nữa, nó cũng là một kênh review k hơn không kém, có thì có thêm 1 nguồn tham khảo. Thường mình chỉ xem ảnh so sánh giữa các máy với nhau, còn chấm bao nhiêu thì kệ nó, lựa máy cho ra ảnh mình thấy ưng nhất là được
hdn_hp
TÍCH CỰC
7 tháng
@realvn Chuẩn bạn !
Tin hay ko tùy ae.
Tài khoản của chúng tôi ting ting là đc
máy ảnh chuyên nghiệp mấy chục ngàn đô chụp còn bít cửa với Iphone 14 nói gì con Honor ghẻ này...
@Em Thờ IPhone. vấn đề là con Samsung S23 Ultra nó mạnh nhất về mảng máy ảnh bạn ơi, Honor tôi cứ tưởng nó chết rồi.
Tin hay không chả cần thiết vì xài iPhone chả ai quan tâm đến thông số. 1 mình 1 cõi với hệ sinh thái vô đối.
Còn đối với Sam, Tàu thì thông số là lẽ sống còn buộc phải đú bằng mọi giá.Vì cả đám Android tương tự nhau, phải có món nào đó khoe để chèo kéo.
@fear factor Tự thẩm với nhau thì 1 cõi là đúng rồi. Ra ngoài cho bịt mắt chọn thì lại chọn Sam ngay
Cười vô mặt
@fear factor ê bạn ơi, con Sam nó mạnh không kém iPhone đâu, máy tàu thì nó mới ghẻ thôi.
@thanhtrinh1990 Sam mạnh á? Có đú nổi với bọn tàu đâu mà đòi chung mâm với iPhone.
@Dragao_ct92 Cấp bậc: - liêm sỉ 1: lượn đi cho nước nó trong.
*** chú giải: - liêm sỉ hay còn gọi là âm liêm sỉ, cái này nghĩa là dưới mức độ 0 (có) liêm sỉ 1 mức.
@fear factor Ngáo vl 😂😂
Tin chứ. Nhìn cách họ test với cái phòng để test là uy tín liền
Dxo tham khảo máy ảnh vs lens là chính, còn smp thì ko tin bao giờ
Con đt tàu cùi mà bài lên tới tấp, toàn khen ko chê tí nào thì quá đáng tin luôn ấy chớ
@hunggh cứ tưởng Huawei bị trù dập là con này phải chết rồi chứ, nhớ Honor quá.
Phân tích mõm nhiều làm gì. Cứ cho bình chọn blind là biết chất lượng tới đâu. Cùng lắm là hơn con bét bảng ip chứ ko có cửa để leo lên top 1 của Sam.
@ ict
TÍCH CỰC
7 tháng
Khi niềm tin chỉ hướng về một hướng thì mọi kết quả đúng hay không thì vẫn thế 😅
T thì chưa dc trải nghiệm nhìu hãng. Vẫn cứ mãi mua samsung, apple và xiaomi 😆
Với t thì t thích ảnh của iphone nhất (mới xài lại từ 12 sau khi bỏ từ 5 là cái đầu tiên)
Ảnh của sam thì nhìn tươi vui, nhưng auto kém iphone ở nhiều trường hợp khó.
Xiaomi thì đa phần t xài máy loanh quanh 10t cho vui vẻ, ko bao giờ mua flagship tầm 15-20+ nên cũng khó nói.

Về quay video thì t thấy iphone ăn chặt mấy con ultra của sam. Vì v t xài ultra và flip. T xài promax và xiaomi.

Cái này tùy quan điểm cá nhân mỗi ng. Ai thích gì mua nấy. Đối với ng dùng full-auto và đếch bao h chỉnh ảnh như t thì hình iphone khi t in ra hay xem trên pc vẫn ok nhất hehe.

Sam dc cái in hình khổ lớn ngon. Mấy tấm siêu to treo trong nhà toàn lấy hình sam xài chế độ full pixel chụp hehe
@thinhletien Fold 3 của Sam hình như cân được con iPhone 14 về mảng camera thì phải.
hiepa2
ĐẠI BÀNG
7 tháng
@thanhtrinh1990 Cam F3 xấu hơn S22 nữa b ơi, m xài cả 2 đây
IP được điểm cao tôi mới tin, còn hãng khác được điểm cao tôi đếch tin
Chủ đề nào cũng có 1 lũ anti loser mất não vào tự troll, tự chửi nhau 😁
8Keo
TÍCH CỰC
7 tháng
Thời nào rồi mà còn dxomark 😆) bảng phong thần này mấy anh tàu khoái lắm. Nhưng trải nghiệm thực tế nó lại khác.
Riêng đám hw/honor năm nào chẳng on top.
Nhưng chụp thì tấm vàng khè, tấm thì xanh lè, và chống rung thua cả xiaomi, còn ghi âm thì như bao đám tàu còn lại.
@8Keo 1 thời Huawei suýt đập chết iPhone, Sam vậy mà giờ đây lại...
@thanhtrinh1990 Nói thật chứ bất kì con nào còn dùng android thì đừng mơ đến 1 ngày đạp đổ được iphone 😆 huawei cũng chỉ gọi là tốt trong giới android thôi nhưng đòi đập chết iphone thì hơi ảo tưởng
@Pisces.Mist tiệm cận tới iPhone là Pixel đó, nhưng không ai biết hay để ý thôi, ngoài ra có 1 số điện thoại dùng hđh Android gốc như Nokia hay Realme cũng bị chê lên xuống luôn. Tôi không hiểu nổi gu kiến thức của người VN đó, mấy cái máy dùng hệ điều hành ngon vậy mà lại chê lại đi chọn iPhone, trong khi mình có cả tá lựa chọn.
@thanhtrinh1990 Pixel lại càng không, ngoài chụp ảnh ra thì pixel có cái gì để lôi kéo người dùng ? 1 sản phẩm thiết kế xấu, lớp vỏ rẻ tiền và cái giao diện xấu ? Kỉ nguyên tiktok đang làm mưa làm gió thì ông chỉ biết chụp ảnh trong khi quay clip thì xấu hơn cả con điện thoại rẻ tiền. Ông lôi con sam nó còn có khả năng chứ con pixel thì k thể nào đâu
Thông tin chỉ mang tính tham khảo.
Lĩnh vực nào cũng thế. Sẽ xuất hiện 1 vài trang web / tổ chức có uy tín làm tiêu chí đánh giá, sau đó dần dần trở thành 1 "ông kẹ" trong ngành để gây ảnh hưởng. Từ ẩm thực, du lịch cho đến công nghệ...
Thực tế vẫn là kết quả tốt nhất không thể bàn cãi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019