Hầu hết mọi người đều đã biết câu chuyện của Huawei. Vào năm 2019 - 2020, Chính phủ Mỹ đã quyết định cấm Huawei và nhiều công ty Trung Quốc khác sử dụng bất kỳ phần cứng hoặc phần mềm nào có xuất xứ từ Mỹ. Điều này đã khiến công ty công nghệ Trung Quốc đã phải đưa ra những quyết định “đau đớn”.
Đầu tiên là bán lại Honor, thương hiệu con vốn có sứ mệnh ban đầu là thúc đẩy doanh số bán hàng của Huawei trên các nền tảng trực tuyến. Thứ hai là tăng tốc phát triển hệ điều hành của riêng mình, Harmony OS để thay thế cho Android. Và cuối cùng, tuy không rút khỏi thị trường smartphone nhưng công ty phải quyết định chuyển trọng tâm sang các mảng khác như thiết bị gia dụng thông minh, xe ô tô, tablet, laptop… Tóm lại, Huawei trước và sau năm 2020 là 2 công ty hoàn toàn khác nhau.
Dựa vào các số liệu thống kê gần đây cho thấy, Honor với mảng kinh doanh điện thoại đã có những bước phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Vậy liệu đã đến lúc thương hiệu này thay thế luôn thương hiệu mẹ trước kia trên thị trường hay chưa?
Theo báo cáo mới nhất từ Canalys, các lô hàng smartphone đã giảm mạnh ở mức 2 con số trong quý 1 năm nay tại thị trường Trung Quốc. Tổng cộng, các thương hiệu có thể đã bán được khoảng 75,6 triệu đơn vị, giảm 13% theo quý và 18% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả tồi tệ nhất trong 8 quý gần đây và ngang bằng với năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.
Đầu tiên là bán lại Honor, thương hiệu con vốn có sứ mệnh ban đầu là thúc đẩy doanh số bán hàng của Huawei trên các nền tảng trực tuyến. Thứ hai là tăng tốc phát triển hệ điều hành của riêng mình, Harmony OS để thay thế cho Android. Và cuối cùng, tuy không rút khỏi thị trường smartphone nhưng công ty phải quyết định chuyển trọng tâm sang các mảng khác như thiết bị gia dụng thông minh, xe ô tô, tablet, laptop… Tóm lại, Huawei trước và sau năm 2020 là 2 công ty hoàn toàn khác nhau.
Dựa vào các số liệu thống kê gần đây cho thấy, Honor với mảng kinh doanh điện thoại đã có những bước phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Vậy liệu đã đến lúc thương hiệu này thay thế luôn thương hiệu mẹ trước kia trên thị trường hay chưa?
Tỉ lệ tăng trưởng 200% tại Trung Quốc
Theo báo cáo mới nhất từ Canalys, các lô hàng smartphone đã giảm mạnh ở mức 2 con số trong quý 1 năm nay tại thị trường Trung Quốc. Tổng cộng, các thương hiệu có thể đã bán được khoảng 75,6 triệu đơn vị, giảm 13% theo quý và 18% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả tồi tệ nhất trong 8 quý gần đây và ngang bằng với năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.
Quảng cáo

Khi nói đến tỉ lệ sụt giảm 18%, ắt hẵng ai cũng nghĩ tất cả các thương hiệu điện thoại đều sẽ bị ảnh hưởng nhưng đó không phải là vấn đề với Honor. Thương hiệu cũ của Huawei đã tăng trưởng hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức thị phần lên đến 20%, dẫn đầu thị trường Trung Quốc trong quý 1 vừa qua.

Honor và Apple là những thương hiệu duy nhất có sự tăng trưởng, trái ngược với những cái tên còn lại. Và có thể nói rằng “tân binh” Honor đang thể hiện không kém cạnh gì “cựu binh” giàu kinh nghiệm Apple.

Tất nhiên thị phần bị bỏ lại của Huawei đều bị các hãng khác nhăm nhe chiếm lấy, nhưng số liệu cho thấy Honor mới chính là cái tên đang lấp vào khoảng trống đó: lượng đơn hàng của hãng đã tăng khoảng 6% so với quý trước. Nói cách khác, Honor có thể đạt được thành tựu như vậy hoàn toàn là nhờ vào sự cố gắng của bản thân thay vì chờ may mắn đến.
Niêm yết lên sàn chứng khoán?
Gần đây đã có thông tin cho rằng Honor đang xem xét việc niêm yết trong nước vào năm 2022, tìm kiếm mức định giá 45 tỉ USD. Mặc dù Honor đã phủ nhận thông tin này nhưng nhiều nguồn tin khác nhau cho biết điều này vẫn sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Vào ngày 25 tháng 4 vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn, CEO Honor Zhao Ming cho biết sau khi độc lập khỏi Huawei thì kết qua kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng ổn định. “Việc đa dạng hoá cổ đông và nguồn vốn là ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp. Để sau này có thể thu hút thêm nhiều nguồn lực để giúp doanh nghiệp phát triển”, câu nói này của Ming là sự gợi ý rõ ràng cho việc Honor có dự định tiến vào thị trường vốn.
Quảng cáo

Ngoài ra vào tháng 11 năm 2020, một số nguồn tin nội bộ cho biết sau khi bị Huawei bán, Honor vẫn giữ lại hầu hết đội ngũ quản lý và hơn 7000 nhân viên của mình, đồng thời có kế hoạch niêm yết cố phiếu trong vòng 3 năm sau đó. Tháng 8 năm 2021, các nhà phân phối của Honor cho biết Honor đã thông báo cho các nhà phân phối chủ chốt rằng họ có thể niêm yết trong tương lai gần và chào mời quyền mua cổ phiếu ban đầu với số lượng đăng ký dao động từ 5 – 50 triệu NDT (750.000 – 7,5 triệu USD).
Nếu Honor có thể niêm yết thành công thì tỷ lệ cổ phần tư nhân sẽ bắt đầu tăng lên. Điều này, trong tương lai, giống như Xiaomi, có thể giúp Honor tự do hơn trong việc mua các công nghệ và chất bán dẫn của Châu Âu và Mỹ. Từ quan điểm này, việc niêm yết có ý nghĩa to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro kinh doanh của Honor và giúp hãng có thể tiếp tục mở rộng.
Những thách thức không hề nhỏ
Tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường Trung Quốc, sẵn sàn niêm yết lên thị trường chứng khoán, Honor đã có đủ những điều kiện để đưa thương hiệu của mình vươn lên một tầm cao mới. Tuy nhiên có những thách thức cực kỳ “nghiêm trọng” mà Honor phải cân nhắc đến.
Đầu tiên, tiêu chuẩn tài chính để niêm yết là công ty phải tạo ra lợi nhuận liên tiếp trong 3 năm tài chính gần nhất và lợi nhuận ròng tích luỹ phải vượt quá 30 triệu NDT (4,5 triệu USD). Honor mới chỉ hoạt động độc lập được 1 năm rưỡi, rõ ràng là chưa đủ điều kiện.
Quảng cáo
Và cuối cùng, quan trọng nhất, Honor có thể chưa đạt được tầm vóc như Huawei nhưng vẫn đang phát triển không ngừng nghỉ. Nếu không lặp lại những sai lầm như Huawei trước đây thì có nhiều lý do để tin rằng Honor sẽ có thể cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu hàng đầu trên thị trường toàn cầu. Và câu hỏi lúc này sẽ là: “liệu Mỹ có cho phép có sự xuất hiện của một “Huawei mới” hay không?”.
Tham khảo: Gizchina