Có thể anh em chưa biết là Plantronics đã đổi tên thành Poly vào năm 2019 sau khi mua lại hãng chuyên làm thiết bị hội họp Polycom. Hiện tại HP Inc đang tiến hành mua lại Poly với giá 3,3 tỉ đô bao gồm cả các khoản nợ của công ty này.
Xu hướng làm việc hybrid hiện tại khiến nhu cầu tăng cao về các thiết bị điện tử phục vụ hội họp trực tuyến như tai nghe, webcam. Thế nên việc HP Inc mua Poly cũng là nhằm củng cố dải sản phẩm và giải pháp mà HP đang cung cấp cho nhu cầu này. HP không cho biết liệu Poly có hoạt động dưới dạng một thương hiệu độc lập và có giữ lại giám đốc điều hành hiện tại của Poly hay không. Thương vụ dự kiến sẽ chốt vào cuối năm nay.
Plantronics sau khi đổi tên thành Poly thì hãng này cũng đã chuyển dịch từ sản phẩm âm thanh cá nhân sang sản phẩm văn phòng, chẳng hạn như các dòng tai nghe chuyên dùng hội họp, tai nghe tổng đài, hàng không và các ngành công nghiệp khác. HP nếu có mua lại Poly thì khả năng hãng vẫn sẽ phát triển dải sản phẩm đặc thù này, về phần tai nghe cho người dùng cuối thì HP hiện đã có thương hiệu HyperX - mua lại từ Kingston với giá 425 triệu đô vào năm ngoái.
Việc HP mua lại Poly hay Plantronics sẽ đóng lại một chương quan trọng trong lịch sử ngành âm thanh. Plantronics là một trong những công ty đầu tiên sản xuất tai nghe Bluetooth và tạo dựng danh tiếng nhờ những chiếc tai nghe di động, hỗ trợ nghe gọi rảnh tay. Tuy nhiên, trước những đối thủ nặng ký như Apple, Bose và Sony, Plantronics dù có sản phẩm tốt vẫn không đạt được tiếng vang như đối thủ và sau cùng hãng phải tìm kiếm một con đường khác đó là tập trung vào thị trường ngách, đổi tên thành Poly sau khi mua lại Polycom để tạo ra hệ sinh thái thiết bị dành cho nhu cầu làm việc. Thế mạnh của Plantronics cũng vì thế chuyển từ tai nghe cá nhân sang tai nghe văn phòng.
Trước đó vào năm 2018, Plantronics từng gặp Logitech với một thỏa thuận sáp nhập nhưng không thành công.
Theo: Engadget
Xu hướng làm việc hybrid hiện tại khiến nhu cầu tăng cao về các thiết bị điện tử phục vụ hội họp trực tuyến như tai nghe, webcam. Thế nên việc HP Inc mua Poly cũng là nhằm củng cố dải sản phẩm và giải pháp mà HP đang cung cấp cho nhu cầu này. HP không cho biết liệu Poly có hoạt động dưới dạng một thương hiệu độc lập và có giữ lại giám đốc điều hành hiện tại của Poly hay không. Thương vụ dự kiến sẽ chốt vào cuối năm nay.
Plantronics sau khi đổi tên thành Poly thì hãng này cũng đã chuyển dịch từ sản phẩm âm thanh cá nhân sang sản phẩm văn phòng, chẳng hạn như các dòng tai nghe chuyên dùng hội họp, tai nghe tổng đài, hàng không và các ngành công nghiệp khác. HP nếu có mua lại Poly thì khả năng hãng vẫn sẽ phát triển dải sản phẩm đặc thù này, về phần tai nghe cho người dùng cuối thì HP hiện đã có thương hiệu HyperX - mua lại từ Kingston với giá 425 triệu đô vào năm ngoái.
Việc HP mua lại Poly hay Plantronics sẽ đóng lại một chương quan trọng trong lịch sử ngành âm thanh. Plantronics là một trong những công ty đầu tiên sản xuất tai nghe Bluetooth và tạo dựng danh tiếng nhờ những chiếc tai nghe di động, hỗ trợ nghe gọi rảnh tay. Tuy nhiên, trước những đối thủ nặng ký như Apple, Bose và Sony, Plantronics dù có sản phẩm tốt vẫn không đạt được tiếng vang như đối thủ và sau cùng hãng phải tìm kiếm một con đường khác đó là tập trung vào thị trường ngách, đổi tên thành Poly sau khi mua lại Polycom để tạo ra hệ sinh thái thiết bị dành cho nhu cầu làm việc. Thế mạnh của Plantronics cũng vì thế chuyển từ tai nghe cá nhân sang tai nghe văn phòng.
Trước đó vào năm 2018, Plantronics từng gặp Logitech với một thỏa thuận sáp nhập nhưng không thành công.
Theo: Engadget