Tuần trước, bên cạnh những sản phẩm mới và những chiếc xe mới tại IFA và IAA, một trong những tin tức khiến cộng đồng công nghệ xôn xao chính là cái điện thoại Mate 60 của Huawei, cùng con chip Kirin 9000s bên trong chiếc máy. Những khía cạnh khác của Mate 60 có lẽ không tạo ra những tranh luận sôi nổi như chính bản thân con chip xử lý, trái tim của chiếc điện thoại.
Huawei nói, Kirin 9000s là sản phẩm của SMIC, sản xuất trên tiến trình 7nm. Đấy mới là điều quan trọng nhất. Chỉ một con số, 7nm, đưa chúng ta đến với rất nhiều dự đoán và phân tích. SMIC có máy gia công bán dẫn công nghệ quang khắc EUV tân tiến nhất hiện nay? Những biện pháp cấm vận của Mỹ, nhờ cậy cả Nhật Bản và Hà Lan để giới hạn công nghệ và máy móc gia công bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc không có tác dụng? Hay có lẽ nào Huawei và SMIC đã vượt qua được cả giới hạn vật lý của kỹ nghệ quang khắc DUV đời cũ để sản xuất chip 7nm cho điện thoại?
Nói thật, cái nào đúng, cái nào sai đến giờ chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn. Thậm chí đến cả cấu hình lẫn điểm benchmark của Kirin 9000s, mỗi trang web, mỗi reviewer, thậm chí mỗi phần mềm benchmark còn ra một kết quả khác nhau nữa là.
Đầu tiên cũng cần nói đến một sự thật ít ai đề cập. Không một ai biết Kirin 9000s tốt và khỏe đến mức nào. Điểm benchmark cũng chỉ là một thước đo để so sánh từng con chip với nhau dựa trên những bài thử nghiệm cố định, còn thực tế sử dụng ra sao, điện thoại có ngốn pin và có nóng quá hay không, điểm benchmark hiếm khi mô tả chính xác.
Huawei nói, Kirin 9000s là sản phẩm của SMIC, sản xuất trên tiến trình 7nm. Đấy mới là điều quan trọng nhất. Chỉ một con số, 7nm, đưa chúng ta đến với rất nhiều dự đoán và phân tích. SMIC có máy gia công bán dẫn công nghệ quang khắc EUV tân tiến nhất hiện nay? Những biện pháp cấm vận của Mỹ, nhờ cậy cả Nhật Bản và Hà Lan để giới hạn công nghệ và máy móc gia công bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc không có tác dụng? Hay có lẽ nào Huawei và SMIC đã vượt qua được cả giới hạn vật lý của kỹ nghệ quang khắc DUV đời cũ để sản xuất chip 7nm cho điện thoại?
Nói thật, cái nào đúng, cái nào sai đến giờ chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn. Thậm chí đến cả cấu hình lẫn điểm benchmark của Kirin 9000s, mỗi trang web, mỗi reviewer, thậm chí mỗi phần mềm benchmark còn ra một kết quả khác nhau nữa là.

Những "bí ẩn" trên Mate 60 Pro và câu hỏi về vị trí của Huawei trong công nghệ chip, 5G
Mate 60 Pro có thể xem như một đại diện cho những gì tốt nhất mà Huawei có thể làm đối với một chiếc điện thoại cao cấp, đặc biệt là trong bối cảnh gần 4 năm công ty đã nằm trong danh sách hạn chế của Mỹ.
tinhte.vn
Đầu tiên cũng cần nói đến một sự thật ít ai đề cập. Không một ai biết Kirin 9000s tốt và khỏe đến mức nào. Điểm benchmark cũng chỉ là một thước đo để so sánh từng con chip với nhau dựa trên những bài thử nghiệm cố định, còn thực tế sử dụng ra sao, điện thoại có ngốn pin và có nóng quá hay không, điểm benchmark hiếm khi mô tả chính xác.
Thứ hai, trước khi phía Mỹ có những động thái cấm vận, từ thời tổng thống Trump là cấm các tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ hợp tác trao đổi công nghệ, giải pháp, thiết bị và sáng chế bán dẫn cho Huawei, thì mảng phát triển chip HiSilicon của Huawei là một trong những cái tên đáng gờm nhất trên thị trường công nghệ. Chip modem và chip xử lý của họ không phải hạng xoàng, đôi khi còn vượt qua được cả chất lượng chip của Qualcomm.

Trung Quốc chuyển sang tập trung vào công nghệ DUV đời cũ do lệnh cấm từ Hoa Kỳ
VÌ không thể mua các trang thiết bị tối tân để sản xuất chip bằng công nghệ quang khắc siêu cực tím (EUV), các hãng sản xuất bán dẫn Trung Quốc đang chuyển hướng tập trung vào công nghệ quang khắc thế hệ cũ hơn là cực tím sâu (DUV) với bước sóng…
tinhte.vn
Vì thế, HiSilicon thiết kế ra được một con chip như Kirin 9000s không phải điều bất ngờ. Thứ gây bất ngờ ở đây là làm cách nào lại có đơn vị gia công được Kirin 9000s cho HiSilicon và Huawei cơ.
Một thông tin ai cũng biết, đó là vài năm trở lại đây, Huawei đã đầu tư rất mạnh tay cho các fab gia công bán dẫn của họ. Hoàn toàn có khả năng Huawei bỏ rất nhiều sức người và sức của để hợp tác với các kỹ sư của SMIC để nghiên cứu tiến trình 7nm của người Trung Quốc.
Điều quan trọng hơn là, sản xuất được chip 7nm là một chuyện, có kiếm được tiền từ con chip này hay không, và ngay bản thân tỷ lệ chip đạt chuẩn trên từng tấm wafer silicon là bao nhiêu phần trăm, điều này ngoài Huawei ra, không một ai biết cả.
Khả năng sở hữu máy quang khắc EUV mới nhất của ASML là tương đối thấp. Họ chỉ có những thiết bị DUV (Deep Ultra Violet) đời cũ. Hoàn toàn có khả năng SMIC đã đạt tới giới hạn của thiết bị quang khắc DUV với tiến trình 7nm, không thể thu nhỏ hơn kích thước cũng như khoảng cách giữa các transistor trên die silicon được nữa.

Huawei đăng ký bản quyền thiết bị in thạch bản EUV, cho phép tự sản xuất chip dưới 10nm
Bước tiếp theo để Huawei nói riêng và Trung Quốc nói chung tiến gần hơn với mục tiêu tự chủ công nghệ sản xuất chip bán dẫn, đó là tài liệu xin cấp bản quyền sở hữu trí tuệ thiết kế và công nghệ thiết bị cho phép in thạch bản chip silicon với tiến…
tinhte.vn
Hãy công bằng với người Trung Quốc ở một chuyện. Nếu Kirin 9000s đúng là được sản xuất trên tiến trình 7nm, đó chắc chắn là một thành tựu của Huawei cũng như SMIC. Nhưng sự ra mắt con chip 7nm của người Trung Quốc, xét tới những căng thẳng địa chính trị và kinh tế thời gian qua giữa Mỹ và Trung Quốc, có lẽ sẽ không thay đổi được nhiều điều.
Quảng cáo
Thế này nhé, không thiếu một bộ phận cư dân mạng và những trang tin nói về Kirin 9000s với mục đích gây sợ hãi, ngầm ám chỉ việc Mỹ có cấm vận thì cũng không ngăn chặn được tốc độ phát triển của ngành chip bán dẫn Trung Quốc. Hơi trùng hợp, câu chuyện “kỳ diệu” của Huawei và SMIC tạo ra một con chip có tên là “Kỳ Lân” - Kirin.
Vậy là cư dân mạng toàn thế giới chia làm ba. Một thì coi đây là thành tựu bất chấp khó khăn của Trung Quốc. Phe thứ hai thì kỳ vọng Mỹ sẽ có những biện pháp cấm vận mạnh tay hơn đối với ngành bán dẫn Trung Quốc. Còn phe thứ ba thì coi đây là một bằng chứng của những biện pháp cấm vận thất bại mà chính quyền tổng thống Biden đang áp dụng. Chỉ một con chip xử lý nhỏ xíu, lắp trong một cái điện thoại cao cấp không phải ai cũng cần, mà kéo ra biết bao nhiêu câu chuyện để người ta cãi nhau trên mạng internet.

Mỹ tìm cách yêu cầu ASML Hà Lan ngưng bán máy và công nghệ sản xuất chip bán dẫn cho Trung Quốc
Hiện tại Trung Quốc đang triển khai kế hoạch Made in China 2025, qua đó đặt mục tiêu hoàn toàn tự chủ công nghệ sản xuất chip bán dẫn, trở thành cường quốc chip xử lý với những công nghệ tối tân nhất, không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
tinhte.vn
Phe nào dự đoán và tư duy đúng, không ai biết. Nhưng có một điều cực kỳ chắc chắn, đó là im lặng nhất bây giờ không ai khác chính là Huawei và SMIC. Cả hai tập đoàn công nghệ Trung Quốc này giờ có lẽ sợ nhất việc bị chính quyền Mỹ áp dụng những biện pháp cấm vận mới, sau khi giới thiệu con chip 7nm.
Sau Kirin 9000s sẽ là gì, liệu Trung Quốc có tự tạo ra được những con chip hiệu năng cạnh tranh được những sản phẩm mạnh nhất trên thị trường bây giờ, như AMD EPYC 9654, như Intel Xeon Platinum 8490H, hay Nvidia Hopper H200 hay không? Có lẽ là không, giới hạn vật lý của kỹ thuật gia công DUV rất khó để vượt qua.
Không có máy quang khắc EUV của người Hà Lan, ngay bây giờ Kirin 9000s đương nhiên vẫn có thể cạnh tranh được với vài mẫu Android flagship trên thị trường, trang bị chip của Qualcomm. Nhưng hai, ba hoặc năm năm nữa, khoảng cách giữa Huawei và các tập đoàn phương Tây sẽ ngày một lớn. Đấy còn chưa kể tới cuộc chạy đua tích hợp cụm xử lý AI cho điện thoại, để làm những việc mà chip xử lý đời cũ không thể đáp ứng được.
Quảng cáo
Kirin 9000s, hay tiến trình 7nm mà Huawei hợp tác phát triển cùng SMIC, suy cho cùng cũng chỉ là một câu chuyện nơi người Trung Quốc tìm cách lách qua những quy định cấm vận của Mỹ. Làm được chip 7nm cho điện thoại là một chuyện, làm ra một con chip 7nm đủ tầm trang bị cho hệ thống data center lại là câu chuyện khác. Nói cách khác, bất chấp sự ra mắt của Kirin 9000s, những biện pháp cấm vận của chính quyền tổng thống Biden cho đến giờ vẫn đang phát huy tác động như phía Mỹ mong muốn.
Theo Techspot