Hướng dẫn chụp ảnh siêu trăng chiều tối nay - 31/01/2018

tuanlionsg
14/11/2016 8:12Phản hồi: 92
Hướng dẫn chụp ảnh siêu trăng chiều tối nay - 31/01/2018
Những ai thích chụp ảnh, cách riêng chụp ảnh thiên văn, siêu trăng thì tối nay 31/1 là một dịp không thể bỏ lỡ. Hiện tượng cực kì hiếm, 150 năm mới có 1 lần đó là siêu trăng, trăng xanh và trăng máu sẽ xảy ra đồng thời. Và để anh em cần có thể lưu lại hiện tượng đặc biệt này, hãy tham khảo các cách chụp dưới đây thật kĩ. Một điều quan trọng không kém đó là anh em cần nắm được mốc thời gian diễn ra: bắt đầu từ 17h53 và kết thúc lúc 23h08 tối nay 31/1 theo giờ Việt Nam

Tham gia cuộc thi chia sẻ ảnh siêu trăng và trúng nhiều quà tặng hấp dẫn tại đây:

camera.tinhte.vn-6.jpg
Ảnh: Hung Dữ - nick @hungdu

1. Cách chụp cơ bản:


Thiết bị:

  • Máy ảnh
  • Ống kính tele
  • Chân máy 3 càng để gắn máy cố định trong thời gian chụp
  • Dây bấm mềm hoặc remote nếu có thì tốt hơn
Thiết đặt thông số:
  • Gắn máy cố định khung cảnh
  • Lấy nét M
  • Tốc độ đủ nhanh để mặt trăng đang di chuyển không bị mờ, có thể từ 1/60s trở lên.
  • ISO tương ứng với nguồn sáng cụ thể, có thể 800 trở lên và tuỳ thời điểm trăng lên.
  • Khẩu độ: không cần khẩu độ lớn.
Cách chụp:
  • Chọn vị trí, hướng chụp. Như bức của Luna là ống kính hướng về phía chân trời Tây của Saigon; Bức ảnh của bạn Hung Dữ thì vòng cung bờ Tây - bờ Đông sông Hàn - Đà Nẵng.
  • Mỗi 5 phút hoặc 10 phút, hoặc nhiều hơn tuỳ theo ý muốn khoảng cách giữa 2 lần trăng xuất hiện trong khung ảnh, bạn chụp 1 tấm.
  • Chụp suốt 1 tiếng đồng hồ, hoặc suốt đêm, hoặc trong thời gian bạn muốn.
  • Dùng phần mềm để ghép chồng các bức ảnh trên lại thành 1 khung.
  • Bức ảnh của bạn Luna chụp "trăng khuyết dần" trong suốt 1 tiếng đồng hồ, cứ mỗi 5 phút bấm 1 tấm, và chụp 10 tấm.
  • Bức ảnh của bạn Hung Dữ chụp tất cả 19 tấm và ghép tất cả 19 tấm trăng rồi ghép tấm ảnh nền cho khung ảnh trên.
Hậu kỳ:
Có nhiều phần mềm để ghép các bức ảnh trên, có thể là Photoshop, Photomatrix ...
Ở đây, mình giới thiệu phần mềm đơn giản mà những người chụp Star Trails hay dùng. Ưu điểm là:
  • Gọn nhẹ
  • Tự động ghép chồng, đơn giản cho những bạn không rành Photoshop...
  • Bạn chỉ việc tải phần mềm, đưa các bức ảnh vào và phần mềm tự động xử lý và xuất thành khung ảnh cuối cùng.
Link tải ứng dụng ghép ảnh: STAR TRAILS APP
camera.tinhte.vn-7.jpg


Ảnh: "Trăng khuyết dần" - bạn Luna's ghép bằng ứng dụng trên
camera.tinhte.vn-5.jpg

2. Gợi ý chia sẻ kinh nghiệm chụp trăng của anh @binhpt


1. Thiết bị cần thiết: máy ảnh có chế độ Manual, ống tele tối thiểu 200mm.
2. Thiết lập chế độ: ở đây tôi áp dúng công thức sunny 16 - cách đơn giản nhất và khá hiệu quả để chụp -
  • chọn độ mở ống kính f/16
  • tốc độ chụp = 1/[giá trị ISO]
  • Ví dụ máy ảnh của tôi set ở ISO 100, thì giá trị thời chụp sẽ là:
    • + F/16 - s=1/100s (hoặc 1/125s)
    • + f/11 - s= 1/200s
    • + f/8 - s = 1/400s
    • + f/5.6 - s=1/800s
  • Với công thức này, bạn sẽ chụp được ảnh chị Hằng với chi tiết khá nét. để ảnh mờ hơn, bạn giảm tốc độ chụp đi
  • Nên dùng ống kính trên 200mm để đạt được độ phóng đại lớn (nói nôm na là kích thước chị Hằng trên ảnh càng to khi tiêu cự càng lớn)
3. Gợi ý hướng dẫn cho những ai thích quan sát và chụp ảnh của hai thành viên Hội Thiên Văn Hà Nội: Hoàng Quốc Phương - Nguyễn Tùng Lâm

Quảng cáo



Bạn hãy chọn một khu vực rộng rãi nhất và trong lành nhất có thể, càng tránh xa khỏi ánh đèn đô thị càng tốt. Đây là một hiện tượng thiên văn có thể quan sát được bằng mắt thường nhưng sẽ thú vị hơn nếu bạn có một chiếc ống tele hoặc kính thiên văn. Mặt Trăng rất lớn nên dễ dàng định vị được trong quá trình quan sát.

Bạn có thể lưu giữ lại hiện tượng thú vị này để có thể chia sẻ với bạn bè và mọi người. Nếu bạn đã có trong tay một chiếc camera bất kì thì việc này vô cùng đơn giản, sau đây là một vài chia sẻ nho nhỏ có thể giúp các bạn ghi lại được những bức hình kỷ niệm.
  • Đối với camera điện thoại:
Để chụp được hình trên thiết bị di động của mình, bạn nên trang bị những ống kính tele đi kèm có thể gắn trực tiếp ra mặt sau, điều này sẽ hỗ trợ phần nào khả năng phóng đại của camera. Hoặc bạn cũng có thể chụp gián tiếp thông qua ống nhòm hoặc kính thiên văn, hình ảnh thu được sẽ khá bất ngờ. Nếu không có các dụng cụ hỗ trợ thì bạn vẫn hoàn toàn có thể chụp bằng tay không nhưng trăng sẽ rất xa và nhỏ, nên có bối cảnh nhà cửa thành phố hay cảnh vật gì đó làm tiền cảnh. Cách cài đặt như sau: đối với chụp trực tiếp, bạn nên đặt điện thoại lên một vị trí tựa chắc chắn hoặc trên một tripod, điều này sẽ giúp ảnh không bị rung do tay và có máy có thể chụp ở tốc độ rất thấp mà hình không bị nhòe. Các bạn không nên sử dụng chế độ zoom trong điện thoại vì nó không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc làm giảm độ chi tiết của ảnh – hãy cứ chụp bình thường và phóng lớn lên sau ở khâu hậu kì.​
  • Đối với máy ảnh du lịch:
Máy ảnh du lịch có lợi thế hơn so với điện thoại ở khả năng zoom quang học (từ 3x cho tới 60x tùy loại). Hãy thiết đặt ở chế độ chỉnh tay hoàn toàn hoặc bán tự động. Iso thay đổi linh động từ 100 đến 800 tùy độ sáng trong các pha của Mặt Trăng, đặt máy lên một mặt cố độ hoặc tripod để có thể chụp ở tốc độ thấp, lấy nét ra vô cực, chụp hẹn giờ sau vài giây để tránh rung do tay. Việc thay đổi khẩu độ trong máy ảnh du lịch không mang lại nhiều thay đổi cho lắm nên việc này bạn cứ để máy tự lo liệu, và hãy chụp file Raw nếu có thể. Có một số loại adapter giúp gắn máy ảnh lên ống nhòm hoặc kính thiên văn.​
  • Đối với dòng máy DSLR:
Không có gì tuyệt vời hơn khi bạn có trong tay một ống tele cỡ 200~400mm, một tripod chắc chắn và một kính lọc Mặt Trăng(nếu có). DSLR set chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ Av. Hãy khép khẩu xuống f8-f11 để đảm bảo độ sắc nét. Bạn nên tắt chế độ khử nhiễu trên máy ảnh để có một bức ảnh chân thật nhất, và có thể bạn sẽ phải trừ đi vài Ev vì khung cảnh bạn định chụp sẽ rất chênh sáng, hãy sử dụng chế độ đo sáng điểm để máy đo sáng tốt nhất. Tắt chế độ chống rung trên ống kính nếu bạn đặt máy trên tripod. Và đương nhiên rồi, hãy chụp ở định dang Raw. Sử dụng dây bấm mềm hoặc chụp trễ sau 2 giây để tránh rung, nếu bạn khắt khe hơn thì hãy khóa gương lật trước khi chụp. Đối với dslr có một lợi thế là bạn có thể không cần dùng ống kính của máy ảnh mà gắn nó trực tiếp lên kính thiên văn, lúc này chiếc kính thiên văn sẽ trở thành một ống siêu tele với tiêu cự từ 500-1500mm qua ngàm chuyển. Hãy chụp cách thời gian 1 phút mỗi tấm để sau khi hoàn thành, bạn sẽ làm được một đoạn phim ngắn về quá trình diễn ra nguyệt thực.

Chúc anh em có nhiều ảnh "siêu trăng" đẹp ưng ý.
92 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Anh em không có đồ chơi khóc ròng 😕
Tưởng tượng vs thực tế 😁
tuanck2004
TÍCH CỰC
7 năm
@illusion N fiction :D:D:D:D:D
lanhuongbaby
ĐẠI BÀNG
6 năm
@illusion N fiction hài hước quá hehe
Này thì siêu trăng 😁 15482557231_5b8a76aa82_h.jpg
@Nokfev Cái này hay có trong phim kinh dị thứ 6 ngày 13 :D
@Nokfev nhìn như chị hằng tới tháng ấy @@
Cứ nghĩ là đêm hôm qua rồi. Tại 4h sáng dậy đi...thấy trăng cũng khá to.
@bud's Mình lại cứ đinh ninh là ngày mai, may qua cafe Tinh Tế có bạn nhắc. 😃
@bud's ;:
mình cũng như bạn, đêm qua ra ngồi hóng,ở sài gòn, ra đâu xem ké được nhỉ các bác 😆
@bud's nay miền bắc mây vcc bác ạ, chính hôm qua lại đẹp
DSC00092.JPG
n3.9592
TÍCH CỰC
7 năm
Không có tele .. kiếm cảnh đẹp chụp vậy
Huy Po
ĐẠI BÀNG
7 năm
Em cứ nghĩ sẽ có gợi ý vài địa điểm nên chụp ở sg , hn , đn 😁
@Huy Po Ở Saigon: Có các cầu như Thủ Thiêm, Calmet... ở Q1; Có các quán cafe ngắm máy bay ở đường Quang Trung, Cafe 17 tầng ở đầu đường Phan Huy Ích, có các sân thượng C/C phải xin phép lên...
Longhobby_rc
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Huy Po
ông chọn chỗ nào cao cao chụp sớm, lúc tầm 6h hơn tí là vừa, để trăng lên cao rồi thì như ko à
@Longhobby_rc Chính xác. Tầm 6h trăng còn thấp, lấy được tiền cảnh gì đó là tuyệt.
Siêu Trăng vùng quê mình

DSC_0070.jpg
@nuhuta Cho mình mượn cái kính hiển vì :eek:
huy1408
ĐẠI BÀNG
6 năm
@nuhuta bật HDR có thấy được chi tiết trăng không các bác?? nó k bị cháy sáng ấy.
sangcay
ĐẠI BÀNG
7 năm
Trào lưu...@@
quocviet319
ĐẠI BÀNG
7 năm
camera điện thoại không tele là thôi cmn thua. đành xem thôi, chụp chắc tức chết
changngok86
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hôm nay mới đúng ngày, vậy mà mình ngỡ tối hôm qua. Làm đứng cá buổi tối qua ngồi đợi xem trăng
fix 50 F1.8STM chụp dc ko nhĩ 😁
@kid_prince_kid Ngắn quá 😃 Chị Hằng hổng thích hông chui vô đâu 😃
@tuanlionsg máy nikon D80, ống kính 18-105mm thì nên canh như thế nào tuanlionsg ơi.lính mới,chưa hiểu biết nhiều nhờ giúp đỡ.
nên chỉnh iso,tốc,khẩu như thế nào ạ.mình ở nông thôn,không có điện đường nhé,thanks
@Kimnana2013 Cần có tripod, không thì bó tay 😁.

- Lấy nét vô cực hoặc vào một đối tượng ở rất xa (đám mây được trăng chiếu sáng) rồi chuyển qua MF.
- ISO 100
- Chế độ M, đặt khẩu độ tầm f/8, tốc độ chỉnh sao cho "thiếu sáng" cỡ 1 khẩu. Hoặc chế độ ưu tiên khẩu độ và chỉnh EV -1.
@kid_prince_kid FB_IMG_1517452773088.jpg canon 700d lens 50mm 1.8stm đây bác
PaKaTuan
ĐẠI BÀNG
7 năm
lên cầu phú mỹ ngóng đi . muốn lên mà sợ cướp vãi :v
@PaKaTuan Đi bộ lên hả?
PaKaTuan
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tuanlionsg vâng bác. nhà gần đó . mà h nước nó lên quá rồi @@
hai tmt
TÍCH CỰC
7 năm
Tối nay kiếm cái siêu thật bự về đựng trăng mới được...kiểu gì cũng có " siêu trăng" khoe với mọi người
Không có ống tele. , buồn ghê
@Timkelvin
quagnbbk
ĐẠI BÀNG
7 năm
-.- ae thấy 50mm f1.8 chụp đc ko
@quagnbbk Ngắn quá bác ơi. Chụp được nhưng trăng sẽ rất nhỏ trong cảnh rộng.
PeterTT
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có ai nghỉ cái hình này giống mình không ta?? Hiii

@PeterTT Anh thích cái suy nghĩ của chú đồng chí ạ. 😁
_Smile_
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mod @tuanlionsg cho em hỏi em ko có ống tele chỉ có ống Sigma 17-50 f2.8 có chụp đc ko. Vừa đẩy ống canon 70-200 f4 non is đi để lên đời giờ hết ống tele rồi.
@_Smile_ Hơi rộng thì chụp Star Trail có cảnh, chứ trăng không to bác ạ.
ae tinh tế dự là tập hộp ở đâu dạ
Siêu trăng ở nhà em 😁
Siêu trăng.jpg

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019