Chào anh em,
Mình biết đến Raspberry Pi (gọi tắt là Pi) từ lúc sản phẩm này mới ra mắt nhưng mới chỉ thật sự bắt đầu các dự án sử dụng Pi từ cách đây 1 tuần để thực hiện 1 project cá nhân (tự động backup dữ liệu camera an ninh lên Cloud, nếu anh em thích thì mình comment để mình chia sẻ ở bài tiếp nhé). Sau đây là 1 số kinh nghiệm và mẹo nhỏ mình có được trong quá trình trải nghiệm Pi, hy vọng sẽ phần nào giúp anh em mới làm quen với Pi sẽ chơi vui và tiện lợi hơn.
*Lưu ý: anh em có thể tự mở port cho internet ở nhà để bảo mật hơn, tuy nhiên nếu cần nhanh gọn lẹ thì cài dataplicity như mình.
Mình biết đến Raspberry Pi (gọi tắt là Pi) từ lúc sản phẩm này mới ra mắt nhưng mới chỉ thật sự bắt đầu các dự án sử dụng Pi từ cách đây 1 tuần để thực hiện 1 project cá nhân (tự động backup dữ liệu camera an ninh lên Cloud, nếu anh em thích thì mình comment để mình chia sẻ ở bài tiếp nhé). Sau đây là 1 số kinh nghiệm và mẹo nhỏ mình có được trong quá trình trải nghiệm Pi, hy vọng sẽ phần nào giúp anh em mới làm quen với Pi sẽ chơi vui và tiện lợi hơn.
1. Điều khiển Raspberry Pi từ xa thông qua Dataplicity (Miễn phí *)
Dataplicity là công cụ để anh em có thể điều khiển Pi từ xa thông qua trang web hoặc các app trên Android/iOS/MacOS/Windows của họ mà không phải mở port hoặc cài đặt phức tạp, chỉ cần Pi đã được kết nối vào internet là điều khiển được. Điều mình thích ở Dataplicity đó là: miễn phí so với nhu cầu của mình (có gói trả phí cho anh em nào có nhu cầu sử dụng cao hơn), web đẹp và nhanh, có app trên mobile rất tiện.*Lưu ý: anh em có thể tự mở port cho internet ở nhà để bảo mật hơn, tuy nhiên nếu cần nhanh gọn lẹ thì cài dataplicity như mình.
- Đầu tiên, anh em vào dataplicity.com để đăng ký tài khoản, ở trang chủ chỉ cần điền email và nhất nút Start.

- Sau đó trang web sẽ hiển thị cho anh em một đoạn mã, kết nối với Pi (mình dùng putty và ssh) và paste đoạn mã này vào, sau đó chờ 1 chút để mã chạy bạn sẽ nhận được thông báo đã cài đặt Dataplicity thành công. Quay lại trang web và bấm Done!

- Lúc này bạn sẽ thấy tên của Pi của bạn được hiển thị ở trong đường dẫn: dataplicity.com/devices/, bấm vào tên để vào console quản lý Pi nhé.

Quảng cáo
- Đây là giao diện dòng lệnh để điều khiển Pi của Dataplicity, mặc định bạn sẽ dùng username dataplicity

- Bạn có thể đổi qua các user khác bằng cách dùng lệnh su username nếu cần.
2. Theo dõi tình trạng của Pi trực quan hơn thông qua bashtop
Mặc định, trong linux hoặc Pi nếu muốn xem tình trạng hoạt động của CPU và Ram, SSD/HDD thì chúng ta phải dùng các lệnh riêng như top, free -m … Hôm này mình sẽ hướng dẫn anh em cài đặt và dùng bashtop để theo dõi tình trạng của Pi trực quan và dễ dàng hơn nhé.Anh em nhập lần lượt các lệnh sau
- sudo apt update -y
- sudo apt upgrade -y
- echo "deb http://packages.azlux.fr/debian/ buster main" | sudo tee /etc/apt/sources.list.d/azlux.list
- wget -qO - https://azlux.fr/repo.gpg.key | sudo apt-key add -
- sudo apt update -y
- sudo apt install bashtop -y
Index of /debian/
packages.azlux.fr
Chạy bashtop bằng cách gõ lệnh bashtop và nhấn Enter.


Đây là bashtop hiển thị thông số của Raspberry Pi 4GB của mình.

Còn đây là bashtop hiển thị thông số của Raspberry OS trên máy ảo của mình.
Như anh em có thể thấy, giao diện của bashtop thể hiện khá đầy đủ và khá trực quan các thông số của Pi: % sử dụng CPU, RAM, Ổ Cứng, tốc độ upload/download và dung lượng đã truyền tải…. Và lệnh bashtop này vẫn hiển thị tốt khi điều khiển qua Dataplicity nhé.
Chúc anh em chơi vui với Pi nhé, hẹn anh em ở các bài chia sẻ sau.
Quảng cáo