Hướng dẫn tạo trang web với các bước đơn giản mà ai cũng có thể làm được

Vietnix
26/4/2023 2:30Phản hồi: 0
Hướng dẫn tạo trang web với các bước đơn giản mà ai cũng có thể làm được
Nếu bạn đang muốn tạo trang web riêng cho mình nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này. Chỉ với các bước đơn giản được trình bày chi tiết dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tay tạo ra trang web đẹp mắt và chuyên nghiệp.

Xem thêm:

Bước 1: Lên ý tưởng cho trang web cần tạo


Lên ý tưởng là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình tạo trang web. Đầu tiên, bạn cần phải xác định được loại website phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
len-y-tuong-cho-trang-web-can-tao.png

Lựa chọn loại website phù hợp


Hiện nay, có rất nhiều loại website khác nhau phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt của cá nhân lẫn doanh nghiệp, mỗi loại website sẽ có giao diện, thiết kế cũng như tính năng riêng. Dưới đây là một số loại website phổ biến thường được sử dụng, bạn có thể tham khảo:
  • Website bán hàng: Đây là loại website được xây dựng để kinh doanh trực tuyến, cho phép người dùng có thể mua bán sản phẩm và dịch vụ qua Internet.
  • Website tin tức, báo điện tử: Loại website này dùng để cập nhật những tin tức mới nhất từ nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, giải trí,...
  • Website giáo dục: Là loại website sử dụng cho trường học, trung tâm giảng dạy, cung cấp các khóa học, bài giảng, tài liệu học tập trực tuyến,…
  • Website dạng forum (diễn đàn): Loại website cho phép người dùng tham gia vào các diễn đàn để đăng bài, trao đổi thông tin, ý kiến và kinh nghiệm về một chủ đề nào đó. Các diễn đàn được xây dựng với mục đích kinh doanh, rao vặt, giải trí,...
  • Website dạng blog cá nhân: Là loại website cá nhân sử dụng với mục đích để giới thiệu về bản thân, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, sở thích, hoạt động và các thông tin cá nhân khác. Với loại website này, nhiều người dùng chọn để xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Website doanh nghiệp: Đây là loại website sử dụng để giới thiệu các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử hình thành và phát triển, sản phẩm/dịch vụ, thông tin liên hệ,...
  • Website dạng landing page: Đây là loại website thường được sử dụng để giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Từ đó, kêu gọi người dùng thực hiện một hành động cụ thể như đăng ký, mua hàng hoặc download tài liệu,...

Xác định công nghệ cần thiết cho website


Tiếp theo bạn cần xác định được các chức năng và công nghệ cần thiết cho website sắp tạo.
Giả sử, nếu bạn đang có ý định tạo website bán hàng để phát triển kinh doanh online thì website của bạn cần phải có chức năng mua hàng theo một quy trình tự động, bao gồm: Nút mua hàng, giỏ hàng, các phương thức thanh toán online,...
xac-dinh-cong-nghe-can-thiet-cho-website.png

Dưới đây là một số chức năng và công nghệ thường được sử dụng khi xây dựng website:
  • Tốc độ tải website nhanh.
  • Website cần có khả năng bảo mật tốt.
  • Website hỗ trợ SEO tốt, có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
  • Trang quản trị của website dễ sử dụng, trực quan và đầy đủ tính năng.
  • Website nên được thiết kế có thể dễ dàng nâng cấp, bổ sung và cài đặt các ứng dụng hoặc chức năng mới phù hợp với nhu cầu của các khách hàng.
  • Website cần tối ưu về trải nghiệm người dùng (UX/UI) để thu hút khách hàng.

Bước 2: Đăng ký tên miền (Domain)


Sau khi đã lên ý tưởng cho trang web xong, bước tiếp theo là đăng ký một tên miền. Để đăng ký tên miền, trước tên bạn cần đặt tên miền. Một số lưu ý khi đặt tên miền bạn cần nắm đó là:
  • Không nên đặt tên miền quá dài.
  • Nên đặt tên miền gắn liền với thương hiệu.
  • Nên chọn các miền mở rộng như: .com, .vn, .com.vn, .org, .net…
  • Không nên đặt các tên miền khó phát âm.
  • Không nên sử dụng số, dấu gạch ngang trong tên miền.

Sau khi đã chọn được tên miền ưng ý, bạn truy cập vào trang web của một số đơn vị cung cấp tên miền để kiểm tra tên miền mà bạn muốn đăng ký còn khả dụng hay không, đã có ai đăng ký trước hay chưa.

Nếu chưa có ai đăng ký thì bạn có thể đăng ký ngay. Chi phí tên miền thường sẽ phụ thuộc vào đuôi tên miền (phần mở rộng của tên miền) bạn lựa chọn. Thông thường, miền .com hoặc .vn sẽ có chi phí cao hơn các miền khác.

Quảng cáo


Nếu có nhu cầu đăng ký tên miền cho website, bạn có thể liên hệ Vietnix để được đội ngũ tại đây tư vấn một tên miền phù hợp. Vietnix đang là nhà cung cấp tên miền có giá cả hợp lý với đa dạng đuôi tên miền, để bạn có thể dễ dàng lựa chọn.
dang-ky-ten-mien-vietnix.png

Bước 3: Đăng ký dịch vụ web hosting


Bên cạnh tên miền, hosting cũng là yếu tố không thể thiếu khi tạo website. Hosting hay web hosting là dịch vụ lưu trữ website trên một máy chủ trực tuyến hoạt động 24/24, từ đó giúp người dùng có thể truy cập vào website của bạn mọi lúc mọi nơi thông qua Internet.

Khi chọn mua hosting, bạn cần lưu ý một số vấn đề như số lượng website có thể lưu trữ trong 1 gói hosting, dung lượng lưu trữ, băng thông, RAM, control panel dễ dùng, chứng chỉ SSL, hỗ trợ khách hàng,...
dang-ky-dich-vu-web-hosting-vietnix.png

Khi đã có hosting, bạn cần trỏ tên miền của mình về hosting vừa mua.

Nếu bạn đang cần mua hosting, bạn có thể tham khảo các gói hosting tại Vietnix. Đây là một trong những nhà cung cấp hosting uy tín, chất lượng cao được hàng nghìn khách hàng đánh giá cao và tin dùng tại thị trường Việt Nam. Các gói hosting tại Vietnix được khách hàng đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều ưu điểm:

Quảng cáo


  • Giúp tăng tốc độ tải trang, độ ổn định cao, bảo mật an toàn và hỗ trợ 24/7.
  • Đặc biệt, mua hosting tại Vietnix còn nhận được bộ quà tặng theme và plugin WordPress trị giá đến 20 triệu đồng.
  • Bạn có thể lựa chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu của mình, từ gói hosting giá rẻ cho đến gói hosting cao cấp hoặc chuyên dụng.
Truy cập ngay website vietnix.vn để tìm hiểu chi tiết các gói hosting.

Bước 4: Lựa chọn nền tảng phù hợp để tạo website


Khi tạo trang web, bạn cần lựa chọn nền tảng phù hợp. Bởi việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và quá trình hoạt động của trang web.

Dưới đây là một số nền tảng được sử dụng phổ biến:
  • CMS - Content management system: Hay còn gọi là hệ thống quản lý nội dung, một trong những công cụ tạo - thiết kế và quản lý website phổ biến hiện nay. Những thương hiệu CMS nổi tiếng nhất đó là WordPress, Drupal và Joomla. Trong đó WordPress được nhiều người sử dụng nhất.
  • Tạo web không cần code với Website Builder: Giúp bạn tạo website dễ dàng và nhanh chóng với các kéo thả mà không cần đến code. Phù hợp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu, xây dựng website.
  • Tự viết code để tạo website: Đây là cách tốn thời gian và công sức hơn, đòi hỏi bạn phải có kiến thức vững chắc về lập trình, nhưng thay vào đó bạn có thể phát triển thêm tính năng mà bạn muốn cho website của mình.
lua-chon-nen-tang-phu-hop-de-tao-website.png

Bước 5: Lên kế hoạch dài hạn để phát triển website


Sau khi đã tạo website, bước tiếp theo bạn cần lên kế hoạch để phát triển website. Bạn cần xác định rõ mục đích, mục tiêu của website, đối tượng người dùng truy cập website để từ đó xây dựng nội dung phù hợp và hấp dẫn với người dùng của bạn.

Ví dụ, bạn cần tạo website doanh nghiệp hoặc website về giới thiệu công ty thì bạn cần quan tâm xây dựng một số nội dung quan trọng như: Trang Giới thiệu, trang sản phẩm/dịch vụ, trang nhân sự, trang Liên hệ,...

Bước 6: Nâng cấp và chăm sóc website thường xuyên


Tiếp theo bạn cần xây dựng kế hoạch quảng bá và tiếp thị để website có thể tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng hơn.

Một số chiến lược marketing mà bạn có thể tham khảo thực hiện:
  • Promote Social: Sử dụng Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, Tiktok,…
  • Promote Forum: Giới thiệu, chia sẻ website của bạn trên các forum có cùng chủ đề.
  • SEO web: Thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
  • Quảng cáo: Facebook Ads, Google Ads,…
  • Tiếp thị truyền thống: Báo đài, tivi, tài trợ sự kiện,…

Gợi ý cho bạn một vài công cụ hữu ích để hỗ trợ việc phát triển website:
  • Công cụ để nghiên cứu từ khóa: Google Keywords Planner, Spineditor.
  • Công cụ để phân tích website: Google Search Console, Google Tag Manager, Google Analytics.
  • Công cụ kiểm tra trùng lặp nội dung: Small SEO Tool, Copyscape, Duplichecker.
  • Công cụ hỗ trợ tối ưu SEO Onpage: Screaming Frog, SEOquake, WebSite Auditor.
  • Công cụ hỗ trợ nghiên cứu đối thủ: Ahrefs.
  • Công cụ để kiểm tra thứ hạng từ khóa: Serprobot, Spineditor.
  • Công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ tải trang: Google PageSpeed, Lighthouse,…

Bạn cần lưu ý thêm rằng: Sau một thời gian đi vào hoạt động, website dần có nhiều lượng truy cập hơn, nếu lượng truy cập này tăng đột biến trong một sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và thời gian load trang web. Lúc này, bạn nên cân nhắc nâng cấp lên gói hosting có cấu hình cao hơn hoặc chuyển sang sử dụng VPS để giúp website hoạt động ổn định và mượt mà hơn.

Nếu có nhu cầu nâng cấp gói hosting hoặc chuyển sang VPS thì bạn cũng có thể liên hệ với Vietnix để được tư vấn chi tiết.

Tạo trang web không phải là việc quá khó khăn và phức tạp nếu bạn biết cách thực hiện. Hy vọng với những bước hướng dẫn chi tiết trong bài viết trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng trang web. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019