Hướng dẫn theo dõi thông số CPU, GPU máy Mac bằng Terminal

Pnghuy
6/7/2022 12:52Phản hồi: 29
Hướng dẫn theo dõi thông số CPU, GPU máy Mac bằng Terminal
Thay vì phải cài những phần mềm bên thứ ba, cách này sẽ dùng những công cụ có sẵn và được hỗ trợ bởi Apple để anh em có thể theo dõi những thông số của CPU và GPU như công suất tiêu thụ điện, xung nhịp, phần trăm sử dụng và các thông số khác một cách chính xác gần như cao nhất và theo dõi thời gian thực.

Công cụ này sử dụng Ternimal là chủ yếu và nó có tên là Asitop, theo tác giả trên Github thì công cụ này dựa trên Python, cụ thể thì anh em có thể theo dõi bên dưới.
Screen Shot 2022-07-06 at 19.24.54.png

***LƯU Ý: Công cụ này chỉ hoạt động với những chiếc Mac chạy Apple Silicon, tức dùng SoC M-series mà thôi, không hỗ trợ cho dòng CPU Intel.

Hướng dẫn


Trước tiên, anh em tải và cài đặt Python trên máy Mac: mở Terminal -> gõ lệnh:


Python3 --version.

Nếu máy chưa cài thì hệ thống sẽ tự động tải Python và cài đặt vào máy anh em. Tiếp theo, anh em cần cài Pip, Pip là một gói hệ thống quản lý được sử dụng để cài đặt và quản lý các gói và thư viện phần mềm Python.

Anh em tiếp tục dùng Terminal, copy đoạn lệnh dưới và chạy:

curl https://bootstrap.pypa.io/get-pip.py -o get-pip.py

Sau khi tải về thành công, tiếp theo là cài đặt đó, anh em copy tiếp dòng lệnh dưới:

python3 get-pip.py

Sau khi đợi cài đặt hoàn tất, anh em kiểm tra lại xem đã thành công chưa bằng lệnh:

python3 -m pip --version

Quảng cáo



Lưu ý: Nếu hệ thống yêu cầu cập nhật Pip lên bản mới nhất, anh em copy dòng lệnh dưới để chạy update:

/Library/Developer/CommandLineTools/usr/bin/python3 -m pip install --upgrade pip

Sau đó, tiếp tục truy cập vào trang Github này, tải về file zip của Asitop.

Sau khi tải về, tiếp theo anh em sẽ cài đặt Asitop vào máy, tiếp tục sử dụng Terminal, copy dòng lệnh:

python3 -m pip install asitop

Vậy là anh em đã cài đặt thành công Asitop, nhưng để chạy được phần mềm này thì anh em truy cập theo đường dẫn sau:

Quảng cáo



/Users/tinhte.vn/Library/Python/3.8/bin (với tinhte.vn thay bằng tên máy tính của anh em).

Lúc này, tại thư mục bin anh em sẽ thấy asitop, click bật nó lên là xong (nó sẽ hỏi password máy tính, gõ vào rồi nhấn enter là xong). Kết quả cuối cùng sẽ là như thế này:
Screen Shot 2022-07-06 at 19.40.12.png
Còn một công đoạn cuối cùng, đó là anh em add đường dẫn đến asitop vào shell, để lần sau anh em mở thì chỉ cần nhập lệnh sudo asitop thì nó sẽ tự động mở.

Copy dòng lệnh và chạy trong Terminal:

export PATH="/Users/myusername/Library/Python/3.8/bin:$PATH"

Vậy là xong, từ nay anh em có thể theo dõi các thông số của SoC đang hoạt động sẽ như thế nào, khi làm việc nặng sẽ tiêu thụ bao nhiêu điện, xung nhịp ra sao, CPU và GPU hoạt động bao nhiêu phần trăm, băng thông bộ nhớ là bao nhiêu... Công cụ này cũng sử dụng rất ít tài nguyên hệ thống, coi như không đáng kể ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mấy cái này hay phải theo dõi, nên dùng cái nào có ui hiển thị trực tiếp trên thanh menu hợp lý hơn.
trên mac mà k hỗ trợ homebrew thì fail quá, mình là dev mà đọc cái bài này cũng thấy ngại, phải chi một câu lệnh như này có phải vui vẻ k 😃
brew install asitop
@vqt907 có cài qua homebrew được luôn nhé 😁
htop hỗ trợ hết mà, cả intel cả m1 cả linux luôn 😆 cần gì phải cái này 😃)
Intel thì sudo powermetrics
mình dùng MenuMeter, mà cũgn chỉ để theo dõi tốc độ up/download thôi, mấy cái ram riếc thì không xem
CPU sống khoẻ hay không là phải biết
swap 1.0GB mà xài hết 0.3GB rồi máy của mod cũng đa nhiệm nhiều đấy 😁
@gatheringviolet máy RAM có 8GB khổ lắm bạn
Cài mẹ nó app cho nó nhanh
Dùng htop đi
Mac có top/htop sẵn không nhỉ? Bên Linux thì top luôn trang bị sẵn
Hay! Có nhìu giải pháp mà. Vd chỉ cần 2 câu lệnh này:
$brew install htop
$htop
Là lên 😃
@Bối Lỗ Đặc htop, vtop, gtop... Toàn đưa mấy cái phức tạp. :V
@D.lord Mấy cái này dùng thốn ram cpu thôi à. Rảnh háng Cần debug mới xài ý nghĩa
@D.lord thiếu itop rồi 😆
Đang xài istat hiển thị trên thanh menu cho phẻ
Có ai chơi game mà để cái hiển thị thông số ở góc trái màn hình ko? Nhìn nó ngứa mắt và mất tập chung vl thế mà cũng chịu đc.
Không cài app bên thứ 3 nhưng phải kéo bộ cài python thì khác gì, mà UI xấu ồm
Ông định lấy gì của người rùng vậy. Náo vcl
Cái này mình có đóng góp vào phát triển phần xem hiệu năng của từng core. Dùng lệnh: sudo asitop —show_cores True
daicameoden
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thay vì phải cài ứng dụng bên thứ 3, thì chúng ta đi cài 1 số cái có vẻ hơi phức tạp hơn ở terminal 😁

Ngoài ra, có thể sử dụng: stats, và sẽ có 1 cái giao diện dễ dùng ở menubar

brew install --cask stats
Htop phải cài ngoài vào, thiết kế crossplatform nên ko tích hợp sâu vào Macos đc, memory pressure & compression hiển thị ko đúng. Nó cũng ko phân biệt đc ecore với pcore. Top tích hợp sẵn là hàng thửa cho darwin nên hiển thị chính xác hơn nhưng phải biết đọc thông số mới hiểu đc. Vm_stat cũng phải biết tính con số. Asitop mình cài vô thấy khá chính xác, tối ưu tốt
htop đâu!?

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019