Hướng dẫn, tư vấn chọn mua laptop Business và Mobile WorkStation

laptop88.vn
15/10/2015 5:9Phản hồi: 10
Hiện nay thì máy tính business và mobile workstation đang xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhiều hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ người dùng phổ thông được tiếp cận với những chiếc máy tính professional business và mobile workstation với mức giá rẻ đến như vậy. Laptop88 nhận thấy có rất nhiều người dùng mới tiếp cận với các dòng máy này chưa hiểu nhiều về nó, và nhu cầu tìm hiểu thông tin hiện nay là rất lớn. Do đó, Laptop88 lập topic này chia sẻ những kiến thức cơ bản về các dòng laptop business và mobile workstation với các bạn. Đồng thời, do tính chất công việc của mình có thời gian online khá nhiều nên mình sẽ giúp trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc của các bạn về các dòng máy tính business và mobile workstation tại topic này. Laptop88 đã từng mở topic dạng như thế này trên otofun và cũng đã giúp được khá nhiều người.

Tham khảo: http://www.otofun.net/threads/giup-cac-cu-tat-tan-tat-ve-laptop-tim-driver-hiem-bat-benh-phan-cung-tu-van-gia.668146/


Rất mong được các bạn ủng hộ.
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Laptop Business là gì?

Laptop business là những dòng laptop được thiết kế tối ưu dành cho người dùng doanh nghiệp. Trong số các dòng máy tính business thì lại được chia thành 2 phân khúc là small business và professional business. Laptop small business dành cho doanh nghiệp nhỏ, với giá thành hợp lý và chất lượng ở tầm trung. Laptop professional business là các dòng máy tính cao cấp dành cho doanh nghiệp có mức ngân sách đầu tư lớn. Giá thành của mỗi chiếc laptop professsional khi xuất xưởng vào khoảng trên dưới 1000 USD và option cao nhất có thể lên tới 1400 - 1500 USD.

Hiện nay thì các dòng laptop professional business xuất hiện rất nhiều tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt là các dòng máy HP Elitebook 8460p, 2560p, Dell Latitude E6420, E6320, Lenovo Thinkpad T420, X220 và bắt đầu có sự xuất hiện nhiều các dòng máy thế hệ Ivy Bridge như HP Elitebook 8470p, 8570p, Dell Latitude E6430, Lenovo Thinkpad T430... Nguyên nhân là do các dòng máy này hiện đã hết hoặc gần hết thời hạn bảo hành 3 năm từ nhà sản xuất, được các doanh nghiệp thanh lý hàng loạt do đã khấu hao hết. Nhờ đó mà hiện nay người dùng VN đã và đang được tiếp cận các dòng máy tính professional business với giá rất rẻ.

Đặc điểm của laptop professional business


Laptop professional business thường được lựa chọn sử dụng trong các doanh nghiệp lớn, các cơ quan chính phủ, thậm chí là cả trong quân đội... Các tổ chức này có yêu cầu rất cao về bảo mật, mức độ ổn định, và sự tiện nghi trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Các giải pháp mà laptop professional business cung cấp bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều so với các giải pháp dành cho máy tính cá nhân phổ thông. Các dòng máy tính professional business nổi tiếng hiện nay là HP Elitebook dòng P, Dell Latitude, Lenovo Thinkpad dòng T và X, Toshiba Portege, Panasonic Toughbook...

Các tiêu chuẩn quan trọng nhất của laptop professional business gồm có:

Độ bền và tính ổn định.
Đây là tiêu chí quan trọng nhất của laptop professional business. Tất cả các dòng máy tính này đều được thiết kế cực kì cứng cáp với khung vỏ hoàn toàn bằng hợp kim cao cấp, có thể chịu được lực tác động mạnh. Hệ thống bản lề bằng chất liệu thép đặc biệt giúp cho tất cả các máy tính professional business đều có góc mở màn hình 180 độ và gần như là không thể bị gãy khi làm rơi máy hay bị va đập mạnh.

Ví dụ như đối với dòng HP Elitebook thì nhiều model đã được test đạt tiêu chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-810 về độ cứng, nhiệt độ, độ rung và bụi bẩn. Theo như hãng công bố, HP Elitebook vượt qua được 95.000 giờ test với 50.000 bước thử nghiệm làm việc trong môi trường nhiệt độ lên tới 60 độ C, 10 gram bụi / m3 trong môi trường có vận tốc gió 32km/giờ trong 6 tiếng. HP Elitebook cũng có thể chịu được lực rơi từ độ cao 2 mét mà không bị hư hỏng, có thể chịu đựng 1 cốc nước đổ vào bàn phím, bề mặt hợp kim hợp kim chống nước và chống oxi hóa.

Độ thoải mái khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Màn hình chống lóa: là yếu tố bắt buộc đối với laptop professinal business. Tất cả các dòng máy này đều có khả năng hiển thị tốt ngoài trời, hạn chế tối đa hiện tượng bị lóa khi ra ngoài nắng.
Bàn phím chất lượng cao: hành trình phím tốt, không bị nông, không bị flex, được trang bị tính năng chống nước. Bề mặt phím tốt không bị mài mòn, không bị mờ chữ.
Các tính năng bảo mật: tất cả các dòng máy tính đều được trang bị chip mã hóa dữ liệu TPM, cảm biến chống sốc 3 chiều giúp bảo vệ ổ cứng khỏi va đập, tùy chọn bảo mật vân tay, các dòng máy tính HP Elitebook còn có tính năng phân quyền user ngay từ trong bios.

Có khả năng mở rộng cao: được trang bị WWAN module với khe SIM chờ sẵn để tùy chọn bổ sung cạc 3G, có cổng mSATA và khe cắm mở rộng PCI-E...

CPU hỗ trợ ảo hóa, cạc wifi dòng cao cấp giúp bắt sóng khỏe hơn, hỗ trợ băng tần chuẩn N (và sau này là chuẩn AC), pin bền, hỗ trợ đèn chiếu sáng bàn phím... là một số tính năng đáng chú ý khác của các dòng máy tính professional business.

Tham khảo thêm:
Video tra tấn laptop HP Elitebook:
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Laptop mobile workstation (máy trạm) là gì?

Mobile Workstation có thể gọi là những trạm làm việc di động được thiết kế chuyên biệt để phục vụ cho việc chạy những ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp. Máy trạm thường được sử dụng trong lĩnh vực đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, dựng phim 3D, chỉnh sửa âm thanh, hình ảnh, biên tập phim... Ngoại trừ việc đạt hầu hết các tiêu chuẩn của máy tính professional business ở trên thì máy trạm còn có các điểm đặc biệt sau:

Cấu hình mạnh mẽ: đây là điểm dễ nhận thấy nhất của máy tính mobile workstation. Các dòng máy này thường được trang bị CPU Core i7 quadcore với bộ nhớ cache lớn để đảm nhiệm khối lượng tính toán lớn hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng phổ thông.

Cạc đồ họa chuyên dụng: tất cả các dòng máy tính mobile workstation đều được trang bị cạc rời NVidia Quadro và AMD FirePro. Đây là các dòng cạc đồ họa chuyên dụng được tích hợp sẵn từ phần cứng các thuật toán thường gặp trong các phần mềm chuyên nghiệp để cải thiện hiệu năng xử lý. Các driver chuyên biệt cũng được nhà sản xuất cung cấp kèm theo nhằm hỗ trợ cho cạc đồ họa đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Các cạc đồ họa này thường có độ ổn định (và tất nhiên là cả giá thành) cao hơn gấp nhiều lần so với cạc đồ họa phổ thông.

Người viết bài đã từng dùng workstation HP Z600 với card đồ họa NVIDIA Quadro 2000 để mô phỏng quá trình điền đầy khuôn của dòng nhựa lỏng bằng phần mềm Moldex3D. Kết quả khác biệt hoàn toàn so với khi dùng những card màn hình phổ thông. Với card NVIDIA Quadro 2000, hình ảnh dòng nhựa rất mịn và chảy liên tục đều đặn không hề bị giựt, đứt quãng. Điều này chưa hề làm được với những card màn hình phổ thông dù chúng cũng có thể tạo ra những hình ảnh nước chảy, lửa cháy hết sức mượt mà trong game.

Để tìm hiểu sâu hơn có thể tham khảo thêm bài viết của hellospace88 tại đây: http://vozforums.com/showpost.php?p=...&postcount=334


Khả năng nâng cấp dễ dàng:
Máy tính mobile workstation thường có rất nhiều khe cắm và đa dạng các cổng kết nối giúp cho việc nâng cấp được hết sức dễ dàng. Thiết kế máy cũng vô cùng khoa học, trong trường hợp người dùng muốn nâng cấp thì khả năng tiếp cận với các khe cắm bên trong máy cũng rất nhanh chóng (đối với máy HP Elitebook và Dell Precision chỉ cần mở nắp đáy ra là tiếp cận được hết ruột gan bên trong). Mobile workstation thường có 4 khe cắm RAM hỗ trợ nâng cấp tối đa 32GB RAM (laptop phổ thông là 2, thậm chí chỉ 1 khe cắm), 2 khe cắm ổ cứng, đầy đủ khe cắm WWAN, mSATA, PCI-E...

Hệ thống tản nhiệt hiệu quả:
Máy tính mobile workstation được thiết kế để chịu được stress liên tục trong thời gian dài do tính chất yêu cầu của các phần mềm tính toán, đồ họa chuyên nghiệp. Do đó các linh kiện điện tử cấu thành máy tính mobile workstation đều cao cấp hơn nhiều so với laptop phổ thông. Đặc biệt là hệ thống tản nhiệt. Hầu hết tất cả các máy mobile workstation đều có bộ tản nhiệt rất lớn với chất lượng cao, một số dòng máy còn có 2 ống tản nhiệt riêng biệt cho CPU và GPU. Bộ phận tản nhiệt làm việc hiệu quả và ổn định giúp cho máy có thể chạy các tác vụ tính toán lớn liên tục nhiều ngày liên tục.

Kích thước lớn:
Do được trang bị cấu hình mạnh mẽ cùng hệ thống tản nhiệt đồ sộ, nên kích cỡ của những chiếc máy tính mobile workstation cũng rất đáng nể. Chúng thường to hơn, và nặng hơn khá nhiều so với máy tính cá nhân thông thường. Ví dụ như chiếc HP Elitebook 8560W 15.6" nặng tới 3.1kg trong khi máy tính cá nhân cùng kích cỡ màn hình thường chỉ nặng khoảng 2.4kg.

Màn hình đẹp:
Do thường được sử dụng trong các công việc liên tới xử lý hình ảnh nên mobile workstation thường được trang bị màn hình có chất lượng cao. Hầu hết được trang bị màn hình có độ phân giải full HD trở lên. Một số loại được trang bị màn hình với panel chất lượng cao như panel màn hình IPS RGB của Dell, Dreamcolor của HP với khả năng hiển thị lên tới 1 tỷ màu.

Tham khảo thêm:
review HP Elitebook 8560W: http://vozforums.com/showthread.php?t=2410468
review Dell Precision M4600: http://www.techz.vn/danh-gia--dell-p...-ylt17992.html
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Các đời máy laptop Business của HP:

HP Elitebook thế hệ đầu tiên: sử dụng CPU core 2 duo gồm có các model:
HP Elitebook 2730p (đời trước của 2740p): màn hình 12" cảm ứng
HP Elitebook 2530p (đời trước của 2540p): màn hình 12"
HP Elitebook 6930p (đời trước của 8440p): màn hình 14"
HP Elitebook 8530p (đời trước của 8540p): màn hình 15.6"

HP Elitebook thế hệ thứ 2: sử dụng CPU core i5 hoặc i7 Arrandale:
HP Elitebook 2740p (đời trước của 2760p): màn hình 12" cảm ứng
HP Elitebook 2540p (đời trước của 2560p): màn hình 12"
HP Elitebook 8440p (đời trước của 8460p): màn hình 14"
HP Elitebook 8540p (đời trước của 8560p): màn hình 15.6"

HP Elitebook thế hệ thứ 3: sử dụng CPU Core i5 hoặc i7 Sandy Bridge
HP Elitebook 2760p: màn hình 12" cảm ứng
HP Elitebook 2560p: màn hình 12"
HP Elitebook 8460p: màn hình 14"
HP Elitebook 8560p: màn hình 15.6"

HP Elitebook thế hệ thứ 4: sử dụng CPU Core i5 hoặc i7 Ivy Bridge
HP Elitebook 2770p: không tồn tại 2770p

Đến đời này thì HP đã không còn làm mới 2760p nữa mà thay vào đó là sự xuất hiện của dòng mới là HP Revolve với màn hình 11.6" cảm ứng với cơ chế xoay, gập giống với 2760p trước đó. Đồng thời cũng xuất hiện thêm 1 số dòng máy mới:
HP Elitebook 2170p: máy tính business siêu nhẹ với trọng lượng 1.45kg, màn hình 11.6"
HP Elitebook Folio 9470m: Ultrabook business mỏng nhẹ với trọng lượng 1.6kg, màn hình 14" hiện đang làm mưa làm gió trên Voz.
Elitepad 900 G1: tablet chạy CPU Atom và Windows 8 Pro. Mình đã từng dùng qua, con này dùng rất chán, được mỗi cái pin tốt thôi. Mà giá thì quá mắc.
Và các phiên bản nâng cấp của thế hệ trước bao gồm:
HP Elitebook 2570p: bản nâng cấp của 2560p
HP Elitebook 8470p: bản nâng cấp của 8460p
HP Elitebook 8570p: bản nâng cấp của 8560p

Thế hệ thứ 5: sử dụng CPU Haswell
Đến thế hệ này thì HP đã ngừng làm mới các phiên bản 2570p, 8470p, 8570p mà làm mới hoàn toàn với phong cách thiết kế máy tính mỏng nhẹ hơn, sexy hơn, sử dụng chip U thay vì chip M như trước kia. Tiêu biểu là các dòng máy:
HP Elitebook 820: màn hình 12.5"
HP Elitebook 840: màn hình 14"
HP Elitebook 850: màn hình 15"
HP Elitebook Folio 9480m: bản nâng cấp của 9470m
HP Elitebook Folio 1020: 12.5" trọng lượng 1kg, sử dụng CPU core M, thời lượng pin khủng 9 giờ
HP Elitebook Folio 1040: Ultrabook for business màn hình 14", trọng lượng ~1.5kg
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Các đời máy laptop Business của Dell

Từ đời pentiumM thì Dell đã có những dòng máy laptop business như Latitude D600, D800 nhwg mình sẽ không nhắc tới để tránh rắc rối khó hiểu. Thực tế thì hiện nay các dòng máy đó cũng đã tuyệt chủng từ lâu, hầu như không còn xuất hiện trên thị trường.

Thế hệ thứ nhất: sử dụng CPU Core 2 duo
Dell Latitude XT2: màn hình 12" cảm ứng
Dell Latitude E4200: màn hình 12"
Dell Latitude E4300: màn hình 13"
Dell Latitude E6400: màn hình 14"
Dell Latitude E6500: màn hình 15"

Thế hệ thứ 2: sử dụng CPU Arrandale
Dell Latitude E4310
Dell Latitude E6410
Dell Latitude E6510

Thế hệ thứ 3: sử dụng CPU Sandy Bridge
Dell Latitude E6320: màn hình 13.3"
Dell Latitude E6420 và E5420: màn hình 14"
Dell Latitude E6520 và E5520: màn hình 15.6"

Thế hệ thứ 4: sử dụng CPU Ivy Bridge
Dell Latitude E6330
Dell Latitude E6430, E5430
Dell Latitude E6430s: con máy lạc dòng, phiên bản được coi là mỏng nhẹ của E6430 (nhưng thực tế mình không thấy mỏng nhẹ hơn tí nào). Dell không phát triển dòng s này trước đó và cả về sau.
Dell Latitude E6530, E5530

Thế hệ thứ 5: sử dụng CPU Haswell
Dell Latitude E6440, E5440: phiên bản nâng cấp của E6430 và E5430
Dell Latitude E6540, E5540: phiên bản nâng cấp của E6530 và E5530
Dell Latitude 7000 series: ultrabook for business bao gồm: E7240, E7440

Thế hệ thứ 6: sử dụng CPU Broadwell
Dell Latitude E7250: phiên bản nâng cấp của Latitude E7240
Dell Latitude E7450: phiên bản nâng cấp của Latitude E7440
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Các đời máy laptop business Lenovo Thinkpad

Thinkpad là thương hiệu laptop được phát triển bởi tập đoàn IBM từ rất lâu rồi. Người dùng Việt Nam biết đến laptop IBM Thinkpad chủ yếu từ các đời máy T20, X20 (chạy CPU Pentium III), sau đó là T21, T22, T23, T40, T41, T42, T43 và X21, X22, X23, X40, X41. Kể từ năm 2005 thì Lenovo đã mua lại mảng máy tính cá nhân của IBM. Có vẻ như đây là một chiến thắng lớn của Lenovo và là 1 sai lầm của IBM khi mà mới đây, Lenovo đã kỷ niệm 10 năm mua lại mảng này với thị phần 20% đứng đầu thế giới và doanh thu tăng gấp 13 lần, đạt 39 tỉ USD. Đến năm 2014 thì IBM tiếp tục bán lại mảng kinh doanh server x86 cho vị "khách quen" Lenovo. Tương lai của Lenovo đang rất sáng sủa với những ưu thế vượt trội trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là máy tính cá nhân, di động (Lenovo đã mua lại Motorola Mobility) và doanh nghiệp.

Ở đây Laptop88 chỉ xin nhắc tới các đời máy Thinkpad thuộc phân khúc Professional business từ T400 trở đi, không nhắc tới các đời máy cũ hơn hoặc các dòng máy small business để tránh cho bài viết quá dài. Và dù gì thì những đời máy cũ hơn đó giờ cũng không còn xuất hiện trên thị trường nữa rồi.

Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Core 2 Duo:
Lenovo Thinkpad X200T: màn hình 12" cảm ứng
Lenovo Thinkpad X200: màn hình 12"
Lenovo Thinkpad T400: màn hình 14"
Lenovo Thinkpad T400s: phiên bản mỏng nhẹ của T400
Lenovo Thinkpad T500: màn hình 15"

Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Arrandale
Lenovo Thinkpad X201T
Lenovo Thinkpad X201
Lenovo Thinkpad T410
Lenovo Thinkpad T410s
Lenovo Thinkpad T510

Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Sandy Bridge:
Lenovo Thinkpad X1: Ultrabook 13.3"
Lenovo Thinkpad X220T
Lenovo Thinkpad X220
Lenovo Thinkpad T420
Lenovo Thinkpad T420s
Lenovo Thinkpad T520

Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Ivy Bridge:
Lenovo Thinkpad X1 Carbon
Lenovo Thinkpad X230t
Lenovo Thinkpad X230
Lenovo Thinkpad T430
Lenovo Thinkpad T430s
Lenovo Thinkpad T520

Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Haswell:
Lenovo Thinpad X1 Carbon 2014
Lenovo Thinkpad X240
Lenovo Thinkpad T440
Lenovo Thinkpad T440p
Lenovo Thinkpad T440s
Lenovo Thinkpad T540p

Các đời máy Thinkpad sử dụng CPU Broadwell:
Lenovo Thinkpad X1 Carbon 3rd Gen (2015)
Lenovo Thinkpad X250
Lenovo Thinkpad T450
Lenovo Thinkpad T450s
Lenovo Thinkpad T550
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Các đời máy mobile workstation HP

Các đời máy workstation sử dụng CPU core 2 duo:
HP Elitebook 8530W: mobile workstation 15 inch
HP Elitebook 8730W: mobile workstation 17 inch

Các đời máy sử dụng CPU Arrandale:
HP Elitebook 8440W: màn hình 14"
HP Elitebook 8540W: màn hình 15.4"
HP Elitebook 8740W: màn hình 17"

Các đời máy sử dụng CPU Sandy Bridge:
HP Elitebook 8460W: phiên bản nâng cấp của 8440W
HP Elitebook 8560W: đang làm mưa làm gió trên Voz những ngày gần đây

HP Elitebook 8760W: phiên bản nâng cấp của 8740W

Các đời máy sử dụng CPU Ivy Bridge:
HP Elitebook 8470W
HP Elitebook 8570W
HP Elitebook 8770W

Các đời máy sử dụng CPU Haswell:
từ thế hệ này trở đi thì HP đã không còn gọi những chiếc mobile workstation của mình là Elitebook nữa, mà thay vào đó là tên gọi ZBook. Các model ZBook lần lượt là:
HP ZBook 14: chiếc Ultrabook mobile duy nhất trong họ mobile workstation với thiết kế mỏng, nhẹ
HP ZBook 15: vẫn to, dày và nặng nhưng kiểu dáng được thiết kế lại bo tròn thay vì vuông vức như trước kia.
HP ZBook 17

Các đời máy sử dụng CPU Broadwell:
HP ZBook 14 G2: G2 là viết tắt của generation
HP ZBook 15 G2
HP ZBook 15u: phiên bản mỏng nhẹ của ZBook 15 G2
HP ZBook 17 G2
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Các đời máy Mobile WorkStation Dell

Các đời máy sử dụng CPU Core 2 Duo:
Dell Precision M4300: màn hình 14"
Dell Precision M4400: màn hình 15"
Dell Precision M6400: màn hình 17"

Các đời máy sử dụng CPU Arrandale
Đến đời này thì Dell đã bỏ không phát triển dòng mobile workstation nữa, mà chỉ có 2 loại là 15 inch và 17 inch. Có lẽ điều này là để đảm bảo hiệu năng xử lý của máy đối với kĩ thuật sản xuất thời đó.
Dell Precision M4500: Màn hình 15"
Dell Precision M6500: màn hình 17"

Các đời máy sử dụng CPU Sandy Bridge
Dell Precision M4600: bản nâng cấp của M4500
Dell Precision M6600: bản nâng cấp của M6500

Các đời máy sử dụng CPU Ivy Bridge
Dell Precision M4700: màn hình 15 inch
Dell Precision M6700: màn hình 17 inch

Các đời máy sử dụng CPU Haswell
Dell Precision M4800: bản nâng cấp của M4700
Dell Precision M6800: bản nâng cấp của M4600
Dell Precision M3800: Ultrabook mobile workstation.

Bên cạnh Dell Precision M4800 thì lần đầu tiên Dell đã phát triển 1 mẫu Ultrabook có sức mạnh xử lý của 1 chiếc mobile workstation. Đó chính là Dell Precision M3800. Dell Precision M3800 có ngoại hình sexy hệt như những chiếc XPS, trọng lượng máy cực kì nhẹ 1.88kg với màn hình 15.6". Cấu hình vẫn rất mạnh mẽ với bộ vi xử lý Intel Core i7 4712HQ cùng cạc đồ họa NVidia Quadro K1100M. Thật đáng kinh ngạc. Ở thời điểm hiện tại (T7/2015) thì Laptop88 cũng chưa từng được dùng qua chiếc máy này.

Khi Laptop88 viết bài này thì Dell vẫn chưa giới thiệu ra thị trường những chiếc máy Precision sử dụng CPU Broadwell. Có vẻ như Dell hơi chậm 1 chút so với đối thủ HP. Nhưng biết đâu kẻ đi sau lại mang đến nhiều bất ngờ? Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi xem sao!
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Các đời máy mobile workstation của Lenovo

Các đời máy sử dụng CPU Core 2 Duo:
Lenovo Thinkpad W500: màn hình 15 inch
Lenovo Thinkpad W700: màn hình 17 inch
Lenovo Thinkpad W700ds: mobile workstation 2 màn hình duy nhất trên thế giới. W700ds sở hữu 1 màn hình nhỏ được ẩn bên trong vỏ máy và có thể trượt ra bên cạnh màn hình chính rất độc đáo


Các đời máy sử dụng CPU Arrandale:
Lenovo Thinkpad W510
Lenovo Thinkpad W710
Lenovo Thinkpad W710ds

Các đời máy sử dụng CPU Sandy Bridge:

Kể từ đời Sandy Bridge trở đi thì Lenovo đã từ bỏ dòng máy mobile workstation 17 inch và chỉ phát triển duy nhất 1 loại sử dụng màn hình 15.6". Có vẻ như Lenovo thua kém 2 đối thủ HP và Dell khá nhiều trong phân khúc này. Các phiên bản mobile workstation sau này của Lenovo gồm có:

Lenovo Thinkpad W520: màn hình 15.6", CPU Sandy Bridge
Lenovo Thinkpad W530: màn hình 15.6", CPU Ivy Bridge
Lenovo Thinkpad W540: màn hình 15.6", CPU Haswell
Lenovo Thinkpad W550: màn hình 15.6", CPU Broadwell
Lenovo Thinkpad W550s: phiên bản mỏng nhẹ của W550, chạy chip U.
Bên mình đang có sẵn mấy em Workstation. anh em cần thì liên hệ nhé
laptop88.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA TOÀN DIỆN LAPTOP CŨ – CÁCH TEST LAPTOP CŨ KHI MUA


Việc mua 1 chiếc laptop cũ hay 1 sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng hiện nay đã rất phổ biến với mỗi chúng ta. Mua cũ giúp người không có điều kiện tài chính được tiếp cận với công nghệ, hoặc có thể giúp chúng ta mua laptop cấu hình cao hơn, phục vụ cho công việc tốt hơn. Vấn đề đặt ra là: làm sao mua được một chiếc Laptop cũ chất lượng tốt, xứng đáng với số tiền bỏ ra? Trong phạm vi bài viết, mình sẽ cố gắng hướng dẫn các bạn cách test laptop cũ khi mua một cách chi tiết nhất.



Kiểm tra tổng thể laptop cũ



Kiểm tra tổng thể hình dáng bên ngoài một cách cẩn thận giúp tiết lộ nhiều điều về chiếc Laptop cũ bạn đang định mua. Nhìn xung quanh và tìm xem máy có bị nứt hay vỡ chỗ nào không, nhìn các cạnh viền xem có bị hở hay không. Hãy chú ý thật kĩ các góc máy và khu vực bản lề, đó là những vị trí quan trọng mà thường bị bỏ qua.



Ngày nay, việc vệ sinh bảo dưỡng Laptop cũ, nâng cấp RAM hoặc ổ cứng là chuyện rất phổ biến nên cũng không cần quá lo lắng nếu Laptop không còn nguyên tem. Tuy nhiên, nếu bạn là người không biết về kĩ thuật, hãy cố gắng mua Laptop cũ còn tem nhà phân phối như Digiworld, Viettel, FPT, Vĩnh Xuân hoặc tem của các công ty lớn như Trần Anh, Phúc Anh, Ben, Vĩnh Xuân…, điều đó sẽ giúp bạn loại bỏ bớt những thao tác kiểm tra phức tạp hơn mà chỉ có chuyên gia mới biết.


Kiểm tra màn hình laptop



Đầu tiên hãy yêu cầu người bán lau sạch màn hình và kiểm tra xem màn hình có bị xước hay không. Xước dăm mờ có thể chấp nhận được, nhưng nếu màn hình bị trầy xước mạnh ảnh hưởng đến hiển thị thì bạn nên cân nhắc khi mua laptop cu gia re




Tiếp đó, hãy sử dụng phần mềm Dead pixel tester (download tại đây: http://www.softpedia.com/get/System/Benchmarks/Dead-Pixel-Tester.shtml) để kiểm tra xem màn hình có bị kẻ vạch hay bị điểm chết hay không. Khi chạy phần mềm này sẽ chuyển nền màn hình lần lượt thành nhiều màu khác nhau. Mỗi khi chuyển sang 1 màu nền, hãy nhìn kĩ toàn bộ màn hình xem có điểm chết hay kẻ vạch hay không. Bạn hãy lưu ý các đường kẻ ở sát cạnh màn hình là rất khó nhìn ra.



Kiểm tra loa



Đơn giản là mở nhạc và kiểm tra loa có bị rè hay không. Hãy lưu ý kiểm tra cả 2 bên loa trái và phải xem có bên nào bị rè hoặc mất tiếng không nhé.



Kiểm tra ổ đĩa quang



Khi đi mua Laptop cũ, bạn hãy mang theo vài chiếc đĩa CD và cả DVD để thử. Có nhiều trường hợp máy bị lỗi chỉ đọc được đĩa CD mà không đọc được DVD và ngược lại.



Kiểm tra bàn phím Laptop



Dùng phần mềm Keyboard Test (Download tại đây: http://www.passmark.com/products/keytest.htm) để kiểm tra bàn phím. Phần miền sẽ hiện ra một cái bàn phím ảo trên màn hình. Bạn hãy bấm thử lần lượt từng phím một, nếu trên bàn phím ảo hiện lên màu xanh tức là phím đó vẫn hoạt động.



Kiểm tra chuột cảm ứng (Touchpad)



Dùng thử bàn di chuột xem có bị nhảy lung tung không, có hiện tượng di mãi mà chuột không chạy hay không. Một số máy khi cắm sạc vào bị hiện tượng nhảy chuột, nguyên nhân chủ yếu là do adapter không chuẩn. Nếu gặp trường hợp này bạn hãy yêu cầu người bán đổi adapter để test lại thử.



Kiểm tra pin Laptop



Dùng phần mềm Battery Mon (Download tại đây: http://www.passmark.com/products/batmon.htm) để kiểm tra dung lượng pin. Bật phần mềm lên, chọn info / battery information. Có 2 thông số cần chú ý là Design Capacity và Full Charge Capacity. Design capacity là dung lượng pin khi mới xuất xưởng, full charge capacity là dung lượng hiện tại còn lại khi sạc đầy. Ví dụ 1 quả pin có design capacity là 4200mAh, còn full charge capacity là 3400mAh thì quả pin đó còn 80% dung lượng gốc. Full charge capacity càng cao càng tốt, thấp nhất tầm 60% là chấp nhận được đối với Laptop cũ.




Kiểm tra ổ cứng Laptop



Kiểm tra bằng phần mềm mHDD có trong bộ đĩa Hiren Boot CD là tốt nhất nếu như bạn có kĩ thuật. Nếu không, bạn có thể dùng phần mềm Hardisk Sentinel (Download tại đây: http://www.hdsentinel.com/) cũng cho kết quả đúng đến 80%. Đơn giản là cài và bật phần mềm lên, nếu ở mục Health báo Excellent hoặc Good là ổ cứng còn tốt, nếu có cảnh báo Fail hoặc Critical tức là ổ cứng đã bị lỗi.





Kiểm tra Webcam



Đơn giản mà nhiều người hay quên. Windows 7 không có sẵn chương trình xem webcam như Windows XP, bạn hãy đăng nhập yahoo để xem webcam nhé.



Kiểm tra các cổng kết nối



Cũng rất đơn giản nhưng dễ quên. Bạn hãy cắm thử các cổng USB, cổng mạng... xem tất cả các cổng kết nối có hoạt động hay không



Kiểm tra Wifi



Đầu tiên hãy test xem máy bắt sóng wifi có tốt hay không, khi sử dụng có hay bị rớt mạng không. Nếu bạn có smartphone, hãy đơn giản là bật wifi trên smartphone lên và so sánh với chiếc Laptop cũ bạn đang định mua. Nếu Laptop bắt sóng wifi yếu hơn smartphone của bạn thì bạn nên cân nhắc



Kiểm tra cấu hình Laptop



Đơn giản nhưng đừng nên bỏ qua, bạn hãy kiểm tra cấu hình máy có đúng với những gì người bán miêu tả trước đó hay không. Nếu người bán nói RAM 4GB mà khi bạn kiểm tra chỉ là 2GB thì bạn đã bị thiệt mất vài trăm ngàn cho bên bán laptop cũ rồi đó.

Bạn có thể kiểm tra nhanh cấu hình máy theo Video hướng dẫn dưới đây:





Chọn một địa chỉ bán Laptop cũ uy tín



Bạn đã nắm rõ tất cả phương pháp kiểm tra Laptop, nhưng ngay cả những chuyên gia giỏi nhất cũng không bao giờ dám khẳng định 100% Laptop là hoàn toàn không có lỗi gì nếu không được dùng thử vài ngày. Tuyệt đối không mua Laptop mà không có bảo hành, bởi nếu người bán không muốn bảo hành thì tức là Laptop của họ có vấn đề gì đó.



Đừng tham rẻ là một lời khuyên cũ nhưng không bao giờ thừa. Giá cả không phải là vấn đề quan trọng nhất khi bạn tìm mua Laptop cũ. Hãy tìm một địa chỉ bán Laptop cũ uy tín và dám cam kết đối với sản phẩm họ bán ra. Và đặc biệt, hãy thỏa thuận với người bán về chế độ đổi trả hàng, bởi bạn sẽ không muốn gặp trường hợp vừa mua về đã phải đi bảo hành bởi một lỗi nghiêm trọng nào đó, mà người bán lại không cho bạn đổi hoặc trả lại hàng.



Và cuối cùng, khi bạn đã tìm được một địa chỉ ban laptop cu, đừng quên tìm hiểu uy tín của họ bằng cách sử dụng www.google.com, trợ thủ đắc lực của tất cả mọi người.



Cảm ơn các bạn đã đọc bài. Chúc bạn chọn mua được một chiếc laptop cũ xứng đáng với số tiền mà bạn bỏ ra.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019