Được gọi với biệt danh “Papa Groove”, cống hiến và sự ảnh hưởng của Manu Dibango đối với nền âm nhạc hiện đại, đặc biệt là đối với cộng đồng African-American là không thể chối cãi. Cho dù bạn đang nhắc đến Congolese Rumba của những năm 50, Disco của thập niên 70 hay thậm chí là Hip hop của thập niên 90, người ta đều có thể tìm thấy dấu ấn của Manu Dibango. Dibango khởi đầu sự nghiệp của mình với Jazz, thể loại âm nhạc chú trọng khả năng sáng tạo, biến tấu cũng như việc thử nghiệm kết hợp các loại hình âm nhạc khác nhau.
Theo lời Papa Groove: “ Qua nhạc Jazz, tôi đã tìm ra thể loại âm nhạc mà mình yêu thích, bắt đầu với nhạc cổ điển.” -Trích trong phỏng vấn với Courier, UNESCO
Năm 15 tuổi, Emmanuel đến Pháp để tiếp tục việc học và học piano và sau này là saxophone. Tuy nhiên, do chơi bời lêu lổng và xao nhãng việc học nên bố mẹ Dibango đã cắt trợ cấp và buộc ông phải tự kiếm tiền bằng khả năng âm nhạc của mình. Để trang trải cuộc sống tại Pháp, Dibango bắt đầu đệm nhạc cho các ca sĩ tại các câu lạc bộ, phòng trà và đệm piano cho các vũ công ballet.
Theo lời Papa Groove: “ Qua nhạc Jazz, tôi đã tìm ra thể loại âm nhạc mà mình yêu thích, bắt đầu với nhạc cổ điển.” -Trích trong phỏng vấn với Courier, UNESCO
Tuổi trẻ
Emannuel N’Djoke Dibango sinh ra tại thành phố Douala, Cameroon vào ngày 12 tháng 12 năm 1933 (bấy giờ là thuộc địa của Pháp). Ba ông là nhân viên công vụ trong khi mẹ ông là một thợ làm váy và là người huấn luyện cho ca đoàn của nhà thờ. Công việc của mẹ Dibango với ca đoàn chính là nguồn cảm hứng cho tình yêu của cố nhạc sĩ đối với âm nhạc, ông dành thời gian sau lớp học để đến buổi tập của ca đoàn, ca hát bất cứ khi nào có thể và vờ chỉ huy những người làm thuê của mẹ ông mỗi khi họ ca hát trong lúc làm việc.“Tôi yêu thích việc điều khiển các giọng nói hòa quyện thành một nhạc cụ sống nghe hay và trung thực” - Manu Dibango
Năm 15 tuổi, Emmanuel đến Pháp để tiếp tục việc học và học piano và sau này là saxophone. Tuy nhiên, do chơi bời lêu lổng và xao nhãng việc học nên bố mẹ Dibango đã cắt trợ cấp và buộc ông phải tự kiếm tiền bằng khả năng âm nhạc của mình. Để trang trải cuộc sống tại Pháp, Dibango bắt đầu đệm nhạc cho các ca sĩ tại các câu lạc bộ, phòng trà và đệm piano cho các vũ công ballet.
Phát triển khả năng sáng tác và các tác phẩm đầu tay
Vào những năm 50s, ông chuyển đến Brussels, thủ đô Bỉ và kiếm được một công việc tại quán bar Ange Noir. Trong thời gian làm việc tại đây, Manu Dibango đã gặp gỡ Josef Kabasele hay còn được biết đến với biệt danh “Le Grand Kallé” - nghệ sĩ người Congo chỉ huy Orchestra African Jazz, cái nôi của vô số nhạc sĩ nổi tiếng sau này.Ấn tượng với khả năng trình diễn Piano và Saxophone của Dibango, Kabasele mời người nghệ sĩ trẻ về lại Congo trình diễn dưới sự chỉ đạo của mình. Trong khoảng thời gian tại Congo, Dibango bắt đầu trau đồi khả năng sáng tác và viết nhạc của bản thân.

Tác phẩm đầu tay của ông ra đời 10 năm sau đó, là sự kết hợp giữa Jazz, Funk, Soul cùng với những giai điệu từ Cameroon. Các sáng tác nổi tiếng trong giai đoạn này của ông có thể kể đến như New Bell và Big Blow với giai điệu mạnh mẽ và giàu năng lượng.
Đỉnh cao và di sản
Tuy nhiên, sự nghiệp của nhạc sĩ người Cameroon chỉ đạt đến đỉnh cao sau sự ra đời của Soul Makossa. Khởi đầu khiêm tốn với vị trí một track trên mặt B của đĩa nhạc cho giải bóng đá các quốc gia châu Phi nhưng giai điệu jazz funk kết hợp với màn trình diễn saxophone độc nhất của Manu Dibango đã nhanh chóng biến Soul Makossa thành một hiện tượng toàn cầu, chiếm lĩnh các sàn nhảy mọi thành phố. Nhiều người cho rằng đây là bản thu disco đầu tiên trên toàn thế giới.
Sự thành công của Soul Makossa ngay lập tức trở thành nguồn cảm hứng cho vô số nhạc sĩ trên toàn thế giới, từ tay to trong giới Jazz như Herbie Hancock cho đến các ca sĩ funk như Kool and the Gang, thậm chí cả ông hoàng nhạc Pop, Michael Jackson
Dibango từng khởi kiện MIchael Jackson khi cho rằng ông hoàng nhạc Pop đã sử dụng đoạn riff của mình làm intro cho album bán chạy nhất lịch sử của MJ: Thriller. Tuy nhiên, tranh chấp này đã được giải quyết ngoài tòa một cách ổn thỏa.


Nguồn: BBC