iFixit đã mổ ruột chiếc MacBook Pro 16" mới, cho chúng ta thấy một thiết kế mới mẻ hơn về phần cứng như bàn phím giống Magic Keyboard đến độ thay nút qua lại được, hệ thống tản nhiệt tốt hơn, 3 mic hiệu năng cao, loa to hơn và pin đến gần 100 Wh và nhiều thay đổi nhỏ khác bên cạnh cấu hình mới. Dĩ nhiên MacBook Pro 16" vẫn rất khó sửa. Thứ dễ thay nhất vẫn là Trackpad. Điểm sửa chữa là 1/10.
Phiên bản được mổ là bản cấu hình cơ bản tương tự như chiếc máy mà Tinh Tế vừa mượn trên tay hôm qua, mã A2131. Cấu hình như sau:
So về bề ngoài, chiếc MacBook Pro 16 nằm trên cùng rõ ràng lớn hơn so với MacBook Pro 15" mới nhất và ngang ngửa với MacBook Pro 15" đời 2015. Về độ mỏng thì hiển nhiên thế hệ MacBook Pro 16" hay 15" sau này đã mỏng đi rất nhiều nhờ loại bỏ các cổng kết nối cũ, chuyển sang Thunderbolt 3 (USB-C) hoàn toàn.

- Màn hình: 16" IPS Retina True Tone, phân giải 3072 x 1920 px (226 ppi);
- CPU: Core i7 6 nhân 12 luồng thế hệ 9, 2,6 GHz - 4,5 GHz (Turbo Boost);
- GPU: AMD Radeon Pro 5300M;
- RAM: 16 GB DDR4-2666;
- SSD: 512 GB;
- Pin: 100 Wh;
- Loa: 6 loa.

So về bề ngoài, chiếc MacBook Pro 16 nằm trên cùng rõ ràng lớn hơn so với MacBook Pro 15" mới nhất và ngang ngửa với MacBook Pro 15" đời 2015. Về độ mỏng thì hiển nhiên thế hệ MacBook Pro 16" hay 15" sau này đã mỏng đi rất nhiều nhờ loại bỏ các cổng kết nối cũ, chuyển sang Thunderbolt 3 (USB-C) hoàn toàn.

Góc này cho thấy sự khác biệt rõ ràng nhất về độ lớn của chiếc MBP 16" về không gian bên trong. 2 loa 2 bên vẫn có thiết kế không đổi nhưng bàn phím đã thay đổi nhiều. Layout giờ đây đã có nút Esc vật lý, Touchbar ngắn hơn và nút nguồn kiêm cảm biến vân tay nằm riêng thay vì chung một cụm. Thêm vào đó, các phím điều hướng được thiết kế giống như MBP 15 2015, nằm rời ra và dễ bấm hơn so với kiểu đặt sát nhau 2 phím lên xuống thì nhỏ còn 2 phím qua lại to. Nếu zoom sát lại loa bên trái của MBP 16" thì anh em sẽ thấy 3 mic hiệu năng cao nằm ẩn bên dưới.


Còn đây là Butterflies.


Lột cấu trúc phím scissor ra thì vòm cao su bên dưới mỗi phím đã được Apple làm lại, hãng nói là "để nó giữ được nhiều năng lượng tiềm ẩn thế năng (cảm ơn anh em đã góp ý) hơn từ đó mang lại độ phản hồi cho mỗi cú nhấn tốt hơn" (có thể hình dung là vòm cao su này cho độ nẩy tốt hơn khi bị nén (nhấn xuống).

Điều thú vị là quanh mỗi phím bấm có viền trắng và và viền đệm màu đen. Viền trắng này đóng vai trò tản sáng cho hệ thống đèn nền backlit trong khi viền đen sẽ ngăn ánh sáng đèn rò ra ngoài. Lightbleed là một thứ khá khó chịu cho những ai thường làm việc ban đêm bởi ánh sáng đèn nền có thể gây chói mắt hay phân tâm.

Thú vị hơn, khi thử gắn keycap của chiếc Magic Keyboard vào bàn phím của MP16 thì nó không chỉ lắp vừa, vào khớp mà còn gõ được ngon lành.
Quảng cáo

Dĩ nhiên là keycap của Magic Keyboard có phần nhỏ hơn chút so với keycap của bàn phím MBP 16" và dày hơn nhưng thật sự nút Command trắng này nằm giữa các phím đen rất nổi bật và lạ lẫm. Tuy nhiên cũng đừng vội mừng bởi bàn phím Magic Keyboard không có đèn backlit thành ra các keycap của nó không có thiết kế xuyên LED. Tuy nhiên, với việc có thể thay được keycap dễ thế này thì biết đâu chúng ta sẽ thấy người ta bán các bộ keycap đẹp hơn để thay cho MBP 16 không chừng 😁.

Giờ thì mở máy, chụp X quang thì thấy thiết kế bộ lòng của MBP 16 trông giống như một "con cú đang giận giữ" với 2 quạt tản nhiệt là mắt và cặp lông mày là ống tản nhiệt.

Apple đã cải tiến hệ thống tản nhiệt của MBP 16 với việc trang bị cho nó quạt có cánh lớn hơn để tăng 28% lưu lượng khí thổi qua các heatsink và đồng thời bộ phận giải phóng nhiệt này cũng có tổng diện tích bề mặt lớn hơn 35% so với MBP 15. Trang bị này là nhằm làm mát cho GPU rất mới trên MBP 16 là con Radeon Pro 5300M.

Bo mạch và heatsink cùng ống đồng nằm chung một khối, lấy ra khá dễ dàng và linh kiện được bắn chi chít trên bo, dấu hiệu cho thấy chiếc máy này không hề dễ sửa.
Quảng cáo

Lật ổng đồng tản nhiệt ra thì bên dưới là CPU Core i7 6 nhân (phải) và GPU Radeon Pro 5300M (trái). Ngoài ra dàn chip GDDR6 VRAM cho GPU được bọc một lá đồng bên trên để tản nhiệt.

Đây là bo mạch chủ với thiết kế 2 mặt chip, các thành phần đáng chú ý bao gồm:
- Màu đỏ: CPU Intel Core i7-9750H 6 nhân,
- Màu cam: Các chip 8 Gb DDR4-2666 của Micron, tổng dung lượng 16 GB;
- Màu vàng: GPU AMD Radeon Pro 5300M;
- Màu xanh lá: 4 chip 8 Gb GDDR6 RAM của Samsung, tổng dung lượng 4 GB VRAM;
- Màu xanh da trời: Các chip nhớ NAND Flash của Toshiba, tổng dung lượng 512 GB;
- Màu xanh dương đậm: Chip Apple T2;
- Màu hồng: 2 vi điều khiển Thunderbolt 3 Intel JHL7540.

- Màu đỏ: Chipset Intel SR40F;
- Màu cam và xanh lá: Các chip quản lý nguồn của Texas Instrument;
- Màu vàng: Chip PMIC của Apple;
- Màu xanh da trời: Module Wi-Fi và Bluetooth của Apple;
- Màu xanh dương đậm: Bộ điều chế PWM của Intersil'
- Màu hồng: Bộ chuyển dòng tốc độ cao của Renesas.

Phần còn lại của hệ thống tản nhiệt, MBP 16 có khe tản nhiệt lớn hơn so với MBP 15 2019 (nằm dưới) và 2 quạt có cánh lớn hơn.

Kết hợp giữa các yếu tố về quạt, heatsink, ống đồng, khe tản nhiệt thì hệ thống này sẽ có thể chịu được cao hơn 12 W TDP so với thiết kế cũ.

Tiếp tục bóc tách thì đây là tấm đèn backlit của bàn phím. Nó là một tấm dẻo với các ô viền trắng có chức năng tán sáng. Thiết kế này khá phổ biến trên laptop nhưng iFixit nhận định nó đặc biệt hơn chút trên MBP 16 về độ sáng tối đa và độ đều của ánh sáng.

Vỉ phím được bắn bằng đinh tán chết dính vào vỏ máy luôn, y hệt MBP 15. Mạch phím cũng được đặt kẹp giữa vỉ phím và vỏ máy nên trong tình huống hư mạch phím thì khả năng phải thay cả bệ, không tháo rời thành phần này ra thay riêng được.

Những thành phần còn lại của MBP 16" gồm có hệ thống loa mới với buồng âm lớn hơn, woofer nằm đối nhau ở đầu trên và dưới. Thiết kế đối nhau như vậy được cho là để triệt tiêu rung động của nhau nhưng vậy thì âm bass sẽ ra sao?

Tiếp theo là hệ thống 3 mic hiệu năng cao được đặt ở vị trí tương tự như MacBook Air 2018 nhưng to hơn và điều này cũng có nghĩa nó sẽ cho chất lượng thu tiếng tốt hơn.

Pin 99,8 Wh - một mức dung lượng mà Ủy ban hàng không liên bang (FAA) chắc chắn sẽ để mắt đến bởi theo quy định hiện tại, bạn không được phép đem laptop có pin trên 100 Wh theo hành lý xách tay và pin của MBP 16" xấp xỉ mức giới hạn này. Pin của MBP 16" nhiều hơn 4,8 Wh so với MacBook Pro 17" khi xưa và nhiều hơn những 16,2 Wh so với MBP 15" 2019.

iFixit chấm 1/10 điểm sửa chữa cho MBP 16 vì 3 lý do chính: đa phần linh kiện như vi xử lý, RAM, SSD được hàn trên bo mạch khó sửa chữa; bàn phím, pin, loa, Touch Bar đều được dán keo hoặc bắn đinh tán lên thân máy, rất khó tháo; Touch ID và phím nguồn là một và chúng đều nằm trên bo mạch thành ra sửa chữa rất phức tạp; riêng phần Trackpad vẫn có thể tháo và thay dễ dàng.
Theo: iFixit