Tại triển lãm IMDEX 2015 năm nay, lực lượng Hải quân hoàng gia Australia (RAN) đã mang tới chiếc khu trục hạm hạng nhẹ lớp Anzac HMAS Perth (FFH 157). Đây là lớp tàu hộ vệ mới nhất do xưởng đóng tàu Tenix Defence đóng, đi vào biên chế của RAN vào năm 2006 và hiện đang giữ vai trò chủ lực đối với lực lượng hải quân nước này. Trong 2 năm 2010 và 2011, FFH 157 bắt đầu được dùng để thử nghiệm hệ thống tên lửa chống hạm nhằm tăng cường khả năng cho toàn bộ lớp chiến hạm Anzac.Sơ lược về khu trục hạm lớp Anzac
Anzac (còn được gọi là MEKO 200 ANZ) là một trong 10 chiếc khu trục hạm với 8 chiếc đang sử dụng bởi lực lượng hải quân hoàng gia Úc và 2 chiếc thuộc biên chế của hải quân hoàng gia New Zealand (RNZN). Trong những năm 1980, RAN bắt đầu lên kế hoạch thay thế tàu khu trục hộ vệ lớp River bằng một lớp tàu khác, có khả năng tuần tiễu và tác chiến linh hoạt. Kế hoạch được vạch ra là sử dụng thiết kế tàu ở nước khác rồi cải thiện cho phù hợp với điều kiện nước Úc. Cũng trong khoảng thời gian này, RNZN đang tìm kiếm tàu mới nhằm thay thế cho tàu hộ vệ lớp Leander của họ nhằm tăng cường khả năng tác chiến ở những vùng nước sâu trên đại dương.
Khung cảnh trên boong trước của tàu, nổi bật là khẩu pháo hạng nhẹ MK45 127 mm
Tới năm 1986, 12 thiết kế tàu chiến (bao gồm cả 1 chiếc tàu sân bay) được đệ trình và mang ra đấu thầu. Năm 1989, dự án đã chọn ra được mẫu tàu MEKO 200 do hãng tàu Blohm + Voss (Đức) thiết kế và tiến hành đóng tại Úc. Các mô đun được chế tạo bởi nhiều hãng tàu rải rác trên khắp nước Úc và New Zealand, sau đó chuyển về lắp ráp avf hoàn thiện tại Úc bởi hãng AMECON. RAN đã đặt hàng 8 chiếc còn RNZN đặt hàng 2 chiếc (ban đầu là 4 chiếc nhưng do những tranh cãi trong nội bộ New Zealand nên cuối cùng chỉ lấy 2).
Tháp radar trên FFH 157 nhìn từ mạn trái, bên dưới là logo Kangaroo màu đỏ
Tới năm 1992, những mẫu tàu đầu tiên chính thức hoàn thành: trọng tải choán nước 3600 tấn, vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ (50 km/h) và có tầm hoạt động 6000 hải lý (11.000 km) với tốc độ trung bình 18 hải lý/giờ (33 km/h). Ban đầu, mẫu tàu này chỉ được trang bị 1 khẩu pháo 127 ly và 1 hệ thống phòng thủ tên lửa điểm (PDMS) và có thêm 1 máy bay trực thăng mang tên lửa hỗ trợ. Ngoài ra, tàu cũng hỗ trợ gắn thêm hệ thống phóng ngư lôi, tên lửa chống tàu và hệ thống vũ khí tầm gần. Con tàu cuối cùng trong lớp Anzac chính thức đi vào hoạt động vào năm 2006 - vào thời điểm này, cả 2 phía RAN vf RNZN đều thực hiện những kế hoạch riêng rẽ nhằm cải thiện khả năng tác chiến của lớp tàu này bằng cách bổ sung thêm vũ khí, nâng cấp các chi tiết,…
Kể từ thời điểm đi vào hoạt động, tàu khu trục hạng nhẹ lớp Anzac đã được triển khai tại nhiều vùng biển bên ngoài phạm vi Úc và New Zealand, có mặt trong các nhiệm vụ của Lực lượng tác chiến quốc tế (INTERFET) tại Đông Timor và nhiều nhiệm vụ tại khu vực Vịnh Ba Tư. Cho tới hiện tại, 10 chiếc tàu khu trục lớp Anzac vẫn còn đang hoạt động và theo dự kiến sẽ được RAN thay thế vào năm 2024 (đối với RNZN là năm 2030).
Thiết kế và chế tạo khu trục hạm hạng nhẹ HMAS Perth (FFH 157)
Hình ảnh khoang điều khiển nhìn từ boong trước
Khu trục hạm hạng nhẹ lớp Anzac được RAN đưa vào biên chế hoạt động nhằm thay thế cho đội 6 chiếc tàu khu trục hộ vệ lớp River nhằm nâng cao khả năng tuần tiễu. Nó được phát triển dựa theo thiết kế mẫu khu trục hạm lớp M MEKO 200 do hãng tàu Blohm + Voss, Đức thiết kế. Vào năm 1989, Chính phủ Úc chính thức chọn hãng đóng tàu có trụ sở tại Melbourne AMECON (sau này đổi tên thành Tenix Defence) triển khai đóng 10 chiếc tàu lớp Anzac cho cả Úc và New Zealand dựa trên nguyên tắc tận dụng tối đa trang thiết bị tại 2 nước này. FFH 157 là chiếc tàu mới nhất thuộc lớp Anzac trong biên chế RAN và cũng là chiếc tàu mới nhất trong lớp này do Tenix Defence đóng.
Perth FFH 157 chính thức hạ thủy vào ngày 24 tháng 7 năm 2003, đi vào hoạt động vào 20/3/2004 và chính thức nhận nhiệm vụ vào 26/8/2006. Nó được lắp ghép từ 6 mô đun vỏ và 6 mô đun cấu trúc siêu lớn. Tàu có trọng tải choán nước cực đại 3.600 tấn, chiều dài mớn nước 109 mét, tổng chiều dài 118 mét, sườn ngang 14,8 mét, mớn nước đầy tải 4,35 mét. Tàu được trang bị động cơ kết hợp Diesel và Gas (CODOG) với 1 turbine gas General Electric LM2500-30 công suất 30.172 mã lực và động cơ diesel MTU 12V1163 TB83 công suất 8840 mã lực MTU 12V1163 TB83 nhằm vận hành 2 chân vịt vận tốc biến thiên của tàu. FFH 157 có thể đạt vận tốc cực đại 27 hải lý/giờ (50 km/h) và tầm hoạt động tối đa 6.000 hải lý (11.000 km) với vận tốc 18 hải lý/giờ (33km/h) (nhiều hơn 50% so với tàu MEKO 200).
Quảng cáo
Về mặt thiết kế, trang bị chủ lực trên tàu FFH 157 là khẩu pháo hạng nhẹ Mark 127 ly (Mk 45), hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, 2 súng máy 12,7 ly và 3 ống phóng ngư lôi. Ngoài ra, ban đầu FFH 157 chỉ được trang bị các loại khí tài cần thiết cho nhiệm vụ cận chiến (2 ụ súng máy tự động Typhoon được trang bị thêm vào năm 2005), nhưng nó cũng đã được bổ sung thêm 2 dàn phóng tên lửa đối hạm Harpoon (lắp hồi năm 2005 cho đến nay) và thêm một bệ phóng Mark 41 nữa. Trước đây, toàn bộ các lớp tàu Anzaac của hải quân Úc để có thêm trực thăng Sikorsky S-70B-2 Seahawk để hỗ trợ. Tới năm 2008, RAN lên kế hoạch thay thế bằng mẫu Kaman SH-2G Super Seaspirites nhưng đã bị hủy bỏ.
Pháo hạng nhẹ Mk45 127 mm
Mk45 127 ly là khẩu pháo hạng nhẹ do BAE Systems (Hoa Kỳ) phát triển từ năm 1968, chính thức đưa vào sản xuất vào năm 1971. Mk 45 trên FFH 145 là phiên bản Mod 2 (đang trên lộ trình nâng cấp lên Mod 4 với nòng 62, dài hơn các bản cũ) bao gồm 2 thành phần chính là nòng pháo 127 ly L54 Mark 19 và bệ pháo Mark 45. với khả năng chủ yếu là tấn công tàu chiến đối phương trên mặt nước, phòng không và pháo kích vào bờ biển để hỗ trợ cho lực lượng thủy quân lục chiến trong quá đổ bộ, tấn công nhanh. Mk 45 được trang bị bộ nạp pháo tự động sức chứa 20 viên, có thể bắn hoàn toàn tự động và thời gian nạp pháo giữa mỗi lần bắn chưa tới 1 phút. Để vận hành liên tục Mk 45 đòi hỏi cần có 6 quân nhân trên boong tàu (chỉ huy pháo, người điều khiển và 4 người tiếp đạn) để có thể tác chiến liên tục.
Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mark 41
FFH 157 được trang bị hệ thống bệ phóng tên lửa thẳng đứng Mark 41 VLS, sức chứa 8 tên lửa đất đối không RIM-7 Sea Sparrow hoặc RIM-162 Evolved Sea Sparrow (ESSM). Rim-7 Sea Sparrow là thế hệ tên lửa đất đối không được Hoa Kỳ phát triển từ những năm 1960s và đi vào hoạt động vào năm 1976. Nó được thiết kế như một loại tên lửa hạng nhẹ phòng thủ điểm, có thể nhanh chóng triển khai tác chiến trên những chiến hạm hiện đại, thường lắp tại vị trí của vũ khí phòng không. Một quả tên lửa Rim-7 Sea Sparrow có giá 165.400 đô la, nnawgj 231 kg, dài 3,64 mét, đường kính 20,3 cm, mang theo đầu đạn nổ hình khuyên nặng 40,5 kg, sải cánh 1 mét, có thể tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 10 hải lý (19 km) và được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động. Quảng cáo
EESM là phiên bản nâng cấp của Rim-7 Sea Sparrow nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng vệ cho tàu trước sự tấn công của tên lửa hoặc máy bay của đối phương. Đặc biệt hơn, ESSM được thiết kế để chống lại các tên lửa chống hạm siêu thanh. So với người tiền nhiệm, ESSM được trang động cơ đẩy lớn và mạnh hơn nhằm tăng tầm bắn và tính cơ độ trong quá trình tác chiến. Đồng thời, ESSM cũng được tái thiết kế nhằm tăng tính khí động học bằng cách sử dụng cánh đuôi dạng trượt và hãm để xoay - kỹ thuật nâng cao khả năng đổi hướng trong ngành hàng không. Thêm vào đó, ESSM được trang bị các hệ thống dẫn đường tối tân như Hệ thống chiến đấu Aegis/AN/SPY-1, Radar mảng pha chủ động Sewaco/APAR cùng kỹ thuật định vị mục tiêu bằng ánh sáng truyền thống.
Ống phóng ngư lôi 3 nòng chống ngầm Mark 32
Một loại vũ khí khác trên FFH 157 là hệ thống phóng ngư lôi 3 nòng chống ngầm Mark 32 dành cho ngư lôi Mark 46 (sau đó được nâng cấp lên ngư lôi tấn công MU90). Hệ thống phóng đều có khả năng xoay và điều hướng nhắm tới mục tiêu cần diệt. Hệ thống phóng Mark 46 được thiết kế để điều khiển xoay và bắn từ xa (riêng việc bắn có thể thực hiện tại chỗ bằng tay). Quả ngư lôi được phóng không tái nạp bằng cách nén không khí trong 2 bộ chứa thuốc súng phía sau. Bệ phóng được làm từ vật liệu sợi thủy tinh hoặc kim loại nhưng có bọc lớp sợi thủy tinh bên trong, được thiết kế để chống chọi lại thời tiết và có thể chứa quả ngư lôi trong thời gian dài.Tên lửa chống hạm Harpoon Block II
Harpoon là loại tên lửa chống hạm OTH do hãng vũ khí MacDonnell Douglas (hiện tại là Boeing Defense, Space & Sercurity) phát triển và giới thiệu vào năm 1997. Tính tới năm 2004, Boeing đã giao được 7.000 quả tên lửa Harpoon cho khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. Một quả tên lửa Harpoon thường được dẫn đường bởi hệ thống radar chủ động và sử dụng kiểu bay lướt trên mặt biển nhằm tránh sự phát hiện của radar hoặc hệ thống hồng ngoại, giúp tăng cường mức độ chính xác và sát thương. Từ khi được giới thiệu đến nay, Harpoon đã trải qua 5 phiên bản (hiện đang phát triển thế hệ tiếp theo) và thế hệ thứ 4 mang tên Harpoon Block II đang được sử dụng trên FFH 157. So với các phiên bản trước, Block II được nâng cấp các hệ thống hỗ trợ phóng và bay nhằm tăng cường tầm bắn, độ chính xác và mức sát thương. Đó là nhờ vào hàng loạt chương trình máy tính, hệ thống định vị GPS, hệ thống định vị quán tính,…
Thêm một số hình ảnh, các thiết bị trên tàu
Một góc trên boong trái của tàu, anh sỹ quan dắt đi tham quan trông khá ngầu nhưng vô cùng vui vẻ và thân thiện
Khoang lái nhìn từ boong trước, 2 bên là giàn phóng tên lửa Harpoon 4 ống
Cận cảnh hơn 2 mặt trước và sau của khẩu pháo hạng nhẹ MK45 127 mm
Hệ thống phóng tên lửa Harpoon
Tháp antenna trên nóc buồng lái
Cảnh vật trên bong, các sợi xích đã phần nào bị gỉ do nước biển
Toàn cảnh boong trước nhìn từ mũi tàu
Khoang tàu nhìn từ boong sau, hôm nay đang bày trí để đón khách tham quan
Các thiết bị hỗ trợ cứu hỏa trên tàu: vòi phun nước, bình oxy, máy đo nhiệt độ, mũ bảo hộ,...
Bộ trang phục cứu hỏa trên tàu
Bạn quân nhân dễ thương đang giới thiệu áo giáp chống đạn, áo phao và mũ bảo hộ (bên trái, cái này rất hay, có ống thổi hơi vào lớp đệm bên trong phồng lên để bảo vệ đầu)
Áo giáp chống đạn sợi kevlar và gốm nên rất nặng (bên trái) và áo hỗ trợ cứu hộ (bên phải)
Khu vực chứa đồ cứu hồ ở phía trên boong sau
Logo và khẩu hiệu của tàu
Perth! (tên một thành phố cảng, thủ phủ của miền tây nước Úc)
Trụ đặt ống nhòm trên tàu
Một bảng điều khiển trên tàu với hàng tá nút, núm vặn
Giờ ăn đến rồi! - Khung cảnh trong gian bếp trên tàu. Bữa ăn vô cùng phong phú và đa dạng.
Một góc trong buồng lái của FFH 157
Cận cảnh buồng lái trên tàu
Khu vực bàn điều khiển chính
Khu vực bàn điều khiển chính
Một góc trên boong trái của tàu, anh sỹ quan dắt đi tham quan trông khá ngầu nhưng vô cùng vui vẻ và thân thiện
Khoang lái nhìn từ boong trước, 2 bên là giàn phóng tên lửa Harpoon 4 ống
Cận cảnh hơn 2 mặt trước và sau của khẩu pháo hạng nhẹ MK45 127 mm
Hệ thống phóng tên lửa Harpoon
Tháp antenna trên nóc buồng lái
Cảnh vật trên bong, các sợi xích đã phần nào bị gỉ do nước biển
Toàn cảnh boong trước nhìn từ mũi tàu
Khoang tàu nhìn từ boong sau, hôm nay đang bày trí để đón khách tham quan
Các thiết bị hỗ trợ cứu hỏa trên tàu: vòi phun nước, bình oxy, máy đo nhiệt độ, mũ bảo hộ,...
Bộ trang phục cứu hỏa trên tàu
Bạn quân nhân dễ thương đang giới thiệu áo giáp chống đạn, áo phao và mũ bảo hộ (bên trái, cái này rất hay, có ống thổi hơi vào lớp đệm bên trong phồng lên để bảo vệ đầu)
Áo giáp chống đạn sợi kevlar và gốm nên rất nặng (bên trái) và áo hỗ trợ cứu hộ (bên phải)
Khu vực chứa đồ cứu hồ ở phía trên boong sau
Logo và khẩu hiệu của tàu
Perth! (tên một thành phố cảng, thủ phủ của miền tây nước Úc)
Trụ đặt ống nhòm trên tàu
Một bảng điều khiển trên tàu với hàng tá nút, núm vặn
Giờ ăn đến rồi! - Khung cảnh trong gian bếp trên tàu. Bữa ăn vô cùng phong phú và đa dạng.
Một góc trong buồng lái của FFH 157
Cận cảnh buồng lái trên tàu
Khu vực bàn điều khiển chính
Khu vực bàn điều khiển chính