Infographic: Điện AC, Điện DC là gì

Nam Air
3/4/2022 10:21Phản hồi: 82
Infographic: Điện AC, Điện DC là gì
82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

"dễ dàng chuyển đổi AC sang DC và ngược. lại?"
ngược lại ko dễ dàng nhá.
3 pha có 2 loại có dây nguội và ko.
@Tôi Vẫn Cô Đơn Tự làm cái mạch thì khó chứ mua inverter có sẵn thì dễ mà bác 😁
@Lq.khanh bạn dân học điện đúng không ?
@Tôi Vẫn Cô Đơn Về kỹ thuật thì DC to AC, AC to DC là khó hay dễ phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng input và output thôi. Trên thị trường có cục
- AC to DC giá vài nghìn, vài chục nghìn đô (công suất vừa phải) thì nó dễ hay phức tạp bên trong?
- DC to AC giá vài nghìn, vài chục đô (công suất vừa phải) thì nó dễ hay phức tạp bên trong?

Theo góc độ người sử dụng như bác Nam Air hai cái này đều ra chợ mua được nên AC-DC và ngược lại đều dễ như nhau theo mình nghĩ là chẳng sai tí nào, do góc nhìn thôi mà 😆))
@quangtuong1608 Đồng ý quan điểm bác này.
Tức ở góc nhìn "người dùng" thì chả cần quan tâm độ phức tạp.
Còn ở góc nhìn "nhà sản xuất" thì sẽ hiểu khó - dễ khác nhau.
bitdefend
ĐẠI BÀNG
2 năm
hữu ích lắm shop
thuong911
TÍCH CỰC
2 năm
Không liên quan nhưng công nhận đọc bài của mod nam viết có info vậy cũng dễ hiểu mà cũng không quá dài. Like
theo tôi hiểu thì DC đụng trúng k chết , còn AC đụng trúng thì lên bàn thờ ngắm gà k biết phải dị k
Cười vô mặt
@tvtsth DC 60V sờ rồi. Có sao đâu.
lockhomes
ĐẠI BÀNG
2 năm
@nefertem DC nó còn nguy hiểm gấp đôi AC ấy pác
minhtienbk
TÍCH CỰC
2 năm
@nefertem Tuỳ theo quy chuẩn , có chuẩn cho rằng trên 50VDC thì được xem là nguy hiểm, phải che chắn xyz… có chuẩn thì cho rằng 100VDC là nguy hiểm , phải che chắn,…
Ví dụ pin xe ô tô điện loại 400VDC được xem loại nguy hiểm, rất nhiều cảnh báo nguy hiểm và giải pháp an toàn được áp dụng.
Cái này lớp 9 học rồi
@locthuyforever♋ Hồi đó lớp 11 mình mới được học 😔
Hay, Hữu ích, dễ hiểu
Lq.khanh
ĐẠI BÀNG
2 năm
- Điện 3 pha không chỉ có 380V đâu, mà có những mức điện áp khác nữa, ví dụ 3 pha của Nhật chỉ có 200V.
- Điện 3 pha chỉ có 3 dây pha (A, B, C ) or (R, T, S ). Thấy có 4 dây thì đó là 1 loại mạng điện 3 pha.
Coonghy
TÍCH CỰC
2 năm
@Lq.khanh 4 dây là gồm 3 dây lửa và 1 dây trung tính nhé bác
Lq.khanh
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Coonghy Bác nên phân biệt MẠNG ĐIỆN 3 PHA - ĐIỆN 3 PHA.
@Lq.khanh Mình có ghi là ở VN đó bác.
@Nam Air Ở VN các công ty dùng dùng điện 3pha 200V đó bác. 😂
tethien
CAO CẤP
2 năm
Không lẽ trình ae tinh tế kém tới mức phải bổ sung cả kiến thức cấp 2 như thế này sao?
Thấy chém gió tung trời mà.
@tethien Mình kém nè bạn. Biết cơ bản thôi còn chi tiết như ưu khuyết điểm thì chưa rõ : ))
Anh em cho hỏi điện 3 pha mà ko có dây trung tính thì nối như nào để về 1 pha mà có dây nóng dây lạnh
@baomat1585 Theo mình biết thì 3 pha loại có 3 dây nóng và 1 dây trung tính thì lấy 1 nóng với trung tính ra 220V sài bình thường. trước kia bên mình có sài 3 pha và 1 tầng dùng 1 pha ấy. Còn 2 dây nóng với nhau là 380V, dân dụng không sử dụng cái này được
tethien
CAO CẤP
2 năm
@Lq.khanh Tại trạm biến áp nó cũng làm tiếp đất thôi. Nhưng nó làm kỹ, đạt chuẩn (điện trở đất < 4 ohm)
Lq.khanh
ĐẠI BÀNG
2 năm
@tethien Nếu khoảng cách xa, không nối đất lặp lại thì điện áp pha dễ bị sụt áp.
Chưa tính đến việc điện áp pha bị rò nữa, sụt áp thê thảm 😁
di_hoc
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Lq.khanh vậy nên trung tính nối đất thường dùng trong trạm trung đến cao thế, tiết kiệm dây và chi phí, dễ truyền tải, hạ thế thì 3 pha 4 dây tuỳ t/h.

Hạ thế còn dính 1 vấn đề mất trung tính, dính 1 phát là đồ điện tử toi hết, nên khi làm nhà, mình lắp rơle bảo vệ mất trung tính, tuy t/h này khó bị, nhưng ko phải ko xảy ra, khu mình từng dính 1 lần. Hình đây là tủ điện nhà mình, tự mua tự lắp đây.
z3316935349700_ff6bf28c105dcdd02c6a2aabe9d436b3.jpg
z3316935313251_0dd633ac508311ae69cce8990c4acdbc.jpg
z3316935381488_de3e2bf91010cc258be91eaaba218bee.jpg
mình vọc điện 20 năm nay giờ mới hiểu dòng điện là gì. Thanks
@Thạch Xuyên Thật k đấy? Bạn vọc điện cái gì mà 20 năm
AC/DC là tên nhóm nhạc rock nhé ... 😁

Cười vô mặt
@iceteazz
Mày vui tính vãi
@iceteazz Mới biết luôn, thanks bác :D
BenGlo
CAO CẤP
2 năm
@iceteazz Điện AC, Điện DC

"dấu phẩy không có tàng hình bác êi" : DD
Minh Dio
ĐẠI BÀNG
2 năm
Có một câu này mình luôn muốn hỏi:
Với CÙNG MỨC CÔNG SUẤT (vd 10W), thì sự khác nhau giữa áp cao (5V/2A) so với dòng cao (2V/5A) là gì?
vungqueit
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Minh Dio Dòng cao thì vật liệu dẫn tốt hơn (to hơn) 😁
Phiết CN
TÍCH CỰC
2 năm
@Minh Dio P=UxI, khi P cố định nếu U tăng thì I giảm làm tiết diện dây dẫn giảm, tổn hao giảm, Nếu U giảm thì I tăng cần tăng tiết diện dây dẫn, nên điện 220v hiệu quả sẽ cao hơn 110v(bếp từ nhật bãi 1300w nhưng dây luôn to hơn bếp từ thường 2000w). còn truyền xa như đường điện bắc nam thì cần nâng U lên 500KV để giảm I và tiết diện dây, và giảm tổn thất trên đường dây. Vì I liên quan tiết diện dây và U liên quan lớp vỏ cách điện, nên tăng U sẽ hiệu quả hơn tăng I.
bauman
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Minh Dio nếu cùng 1 loại dây dẫn thì 2V/5A sẽ làm dây nóng hơn, nếu dây ko chịu được dòng cao thì có thể cháy 😁
Học lâu rồi. Quên
tethien
CAO CẤP
2 năm
Về lý thuyết thì mod nói đúng. Nhưng thực tế thì có nhiều cái không còn đúng nữa.
- 1/ Chuyển đổi điện áp AC dễ : đúng. Nhưng thực tế hiện tại thiết bị chuyển đổi điện áp AC-AC đắt hơn. Chuyển áp DC-DC/AC-DC rất rẻ và hiệu suất rất cao.
Bây giờ mà mua nguồn 220V ra 12V AC thì đắt hơn nguồn 220V ra 12V DC rất nhiều.
-2/ Chuyển đổi DC-AC khá phức tạp (phức tạp hơn chuyển AC-DC rất nhiều lần) và đắt. Nhất là để ra được AC sin chuẩn lại càng đắt. Không ra sin chuẩn thì không chạy được thiết bị có động cơ như quạt điện. Hoặc chạy kém hiệu quả.
- 3/ 1 lợi điểm của điện AC không thấy mod nhắc đến là động cơ điện AC rẻ, đơn giản và dễ chế tạo với công suất lớn. Động cơ DC chế tạo phức tạp hơn và hoạt động kém hiệu quả.
tethien
CAO CẤP
2 năm
@kaitoukid93 Lại lý thuyết.
Bạn ra mua 1 bộ nguồn 12V AC rồi so với bộ nguồn 12V DC là biết ngay cái nào đắt hơn mà.
Mạch buck, boost giờ rẻ bèo nhèo bạn ơi.

Các cục biến áp AC-AC mà bạn bảo nó rẻ ấy. Về mặt công nghệ thì quá đơn giản. Chế tạo không có gì phức tạp. Nhưng hiện giờ giá bán nó đắt vì nó to, nặng tốn sắt, tốn dây đồng, lại ít người mua nên nó thành đồ không phổ biến --->đắt.
Trong khi đó nguồn AC-DC hay DC-DC dùng buck thì về công nghệ chế tạo thì phức tạp nhưng vật liệu thì tốn ít, chỉ tốn tí silicon, cái cục biến áp thì chỉ bằng đầu ngón tay. Lại được sản xuất hàng loạt, số lượng lớn nên cuối cùng nó lại rẻ bèo.
Do đó mình mới nói " lý thuyết thì đúng mà thực tế thì không đúng " là vậy đó.
di_hoc
ĐẠI BÀNG
2 năm
@tethien T/H bạn nói là dùng cho điện áp thấp, tải nhẹ, chứ nếu tính chi phí, phải tính tới cả 1 hệ thống điện, từ phát điện cho tới truyền tải.
Ngoài chi phí linh kiện bạn nói ra, bạn ko tính tổn hao khi truyền tải, tổn hao vật liệu như dây dẫn...ngoài ra còn độ ổn định và an toàn hành lang lưới điện.
Lý thuyết mà tính đầy đủ thì lý thuyết của bạn đưa ra sai hoàn toàn chứ chưa nói tới thực tế.

Còn động cơ DC, thì 20 hay 40Kw có hết nhé bạn, nó nhỏ gọn như loại AC vài Kw thôi, động cơ DC có ưu điểm là momen rất cao, nhỏ gọn, dễ chế tạo, chính xác cao, nhưng do lưới điện và chi phí chỉnh lưu sang DC quá cao, ko ổn định nên chỉ dùng trong 1 số t/h đặc biệt, nên giá của nó cũng đặc biệt ko kém.
mushu
TÍCH CỰC
2 năm
@tethien Động cơ một chiều cỡ MW vẫn có bạn nhé. Nó đặc biệt ứng dụng trong các hệ thống cần momen khởi động lớn. https://tapvn.com.vn/shops/Dong-co-dien/Dong-co-1-chieu-cho-lo-quay-xi-mang-ZSN4-series-585/
tethien
CAO CẤP
2 năm
@mushu Mình có nói không có đâu. Chỉ là chúng quá hiếm nên hầu hết mọi người đều chưa từng thấy hoặc thậm chí nghe nói đến trong đời. Không phổ biến như động cơ AC.
casperpas
ĐẠI BÀNG
2 năm
điện "DC" chỉnh lưu từ AC vẫn có "nháy" chứ đồ thị nó k thẳng tắp như điện từ pin hay ắc quy ra đâu
@casperpas Chuẩn luôn bác.
mushu
TÍCH CỰC
2 năm
Nếu AC giúp giảm hao phí khi truyền tải điện thì giờ một số nước không dại gì mà đi xây hạ tầng truyền tải điện HVDC (800KV và 1200KV) khi phải truyền xa đâu. Ưu điểm của AC là nâng và hạ điện áp tương đối đơn giản. Mà truyền xa cần nâng điện áp giúp giảm hao phí. Truyền tải điện AC có hiệu ứng bề mặt (dòng điện chủ yếu chạy trên lớp ngoài của vật liệu dẫn điện). Rồi phải bù điện cảm, công suất phản kháng nữa.
Phần điện dật viết nửa vời thế dễ gây hiểu nhầm. Thực tế người ta nhận định AC nguy hiểm hơn DC ở cùng mức điện áp hiệu dụng.
Thiết bị đóng cắt của AC dễ thiết kế hơn DC (AC có khả năng tự dập hồ quang do dòng sẽ về 0 còn DC thì phải có buồng dập hồ quang không thì hiện tượng này sẽ diễn ra kéo dài).
@mushu Bác có góp ý gì thêm để mình bổ sung luôn nhé, thanks bác nhiều.
mushu
TÍCH CỰC
2 năm
@Nam Air Bổ sung thêm phần ở điện AC thì thông số hay nhắc đến là điện áp hiệu dụng (vì điện áp nó hình since mà). Và lúc này công suất đối với trường hợp AC tính bằng P = U.I.cos(phi) (nhân thêm hệ số công suất). U và I ở trong đây đều là điện áp và dòng điện hiệu dụng.
Nhật bản dùng cả 50Hz lẫn 60Hz nhé. Nó chia thành 2 nửa: phía Tây dùng 60Hz, còn phía Đông là 50Hz.
Thông tin hữu ích e cảm ơn bác

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019