Intel công bố GPU rời Arc A-series cho laptop, 5 phiên bản, mạnh nhất đạt 13,5 TFLOPS FP32

bk9sw
31/3/2022 3:57Phản hồi: 67
Intel công bố GPU rời Arc A-series cho laptop, 5 phiên bản, mạnh nhất đạt 13,5 TFLOPS FP32
Intel đã chính thức ra mắt dòng GPU hiệu năng cao do hãng tự phát triển là Arc Alchemist. Hãng ra mắt các phiên bản dành cho laptop trước với 3 biến thể là Arc 3, Arc 5 và Arc 7. Các biến thể này dựa trên 2 GPU, cắt giảm số EU (giờ gọi là XVE) để chia phân khúc. Những chiếc laptop đầu tiên dùng GPU Arc A-series sẽ được giới thiệu vào tháng 4.

Như vậy cuộc đua song mã giữa 2 đội đỏ và xanh lá mà sẽ là tam mã với sự hiện diện của đội xanh lam. Trước mắt Arc Alchemist xuất hiện trên laptop sẽ cạnh tranh với những Radeon RX Mobile và GTX/RTX Mobile, anh em hóng card đồ họa rời cho desktop đừng quá lo lắng bởi Intel sẽ ra mắt trong thời gian tới.

ACM-G10 và G11


006 Intel Arc ACM-G10 ACM-G11.jpg
Dòng GPU Arc A-series thực tế là 2 GPU gồm ACM-G10 và ACM-G11, Intel cắt bớt nhân để tạo ra biến thể và phân chia phân khúc, đây cũng là hình thức bining thường thấy của NVIDIA và AMD. ACM-G11 là GPU nhỏ nhất của dòng Arc Alchemist, nó xuất hiện với tên thương mại là Arc 3 trong khi Arc 5 và Arc 7 dùng GPU ACM-G10 lớn hơn. Bảng trên là thông số của ACM-G10 vs G11 phiên bản đầy đủ. ACM-G11 đầy đủ có 8 lõi Xe, mỗi lõi Xe chứa 16 đơn vị xử lý vector XVE (trước đây gọi là đơn vị thực thi EU), 16 đơn vị xử lý ma trận XMX và 1 đơn vị xử lý Ray Tracing. GPU có bộ đệm L2 4 MB còn bộ nhớ GDDR6 kết nối với GPU qua bus 96-bit. Trong khi đó ACM-G10 lớn hơn G11 4 lần về số lõi Xe, số nhân Ray Tracing, bộ đệm L2, độ rộng bus là 256-bit từ đó cho băng thông bộ nhớ lớn hơn. Thêm vào đó, giao tiếp của ACM-G10 là PCIe 4.0 x16 trong khi G11 là x8.

Xung nhịp của ACM-G10 vào khoảng 1,55 GHz còn G11 là 1,65 GHz. Ở xung 1,55 Ghz, ACM-G11 đạt hiệu năng FP32 là 3 TFLOPS và FP16 là 25 TFLOPS. Trong khi đó ACM-G10 lớn hơn đạt đến 13,5 TFLOPS FP32 và 108 TFLOPS FP16.



Mỗi nhân Xe có 1 đơn vị xử lý Ray Tracing (RTU), ACM-G11 có 8 RTU còn ACM-G10 có 32 RTU. Hiệu năng xử lý Ray Tracing thuần bằng nhân RTU chưa rõ ra sao nhưng Intel cũng sử dụng một công nghệ tương tự DLSS của NVIDIA hay SuperResolution của AMD là XeSS (Xe Super Sampling). Đây là thuật toán nguồn mở cho phép các hãng làm game và phần mềm khai thác để cải thiện hiệu năng Ray Tracing, các tựa game hỗ trợ XeSS sẽ có thể chơi ở tỉ lệ khung hình cao hơn với đầy đủ hiệu ứng Ray Tracing. XeSS cũng hỗ trợ ngược tập lệnh DP4a tức XeSS có thể kích hoạt trên GPU Pascal (GTX 10 series) của NVIDIA hay mới hơn và AMD RNDA (Radeon RX 5000 series) trở đi.


Các đơn vị xử lý ma trận XMX có chức năng khá giống với nhân Tensor trên GPU dòng Turing hay Ampere của NVIDIA. Nó hỗ trợ xử lý các tác vụ AI, điển hình như tăng độ phân giải video. Intel trình diễn bằng công cụ Topaz Labs Video Enhanced AI để xử lý các đoạn phim cũ và để tăng tốc độ xử lý, tính năng Hyper Compute sẽ kết hợp giữa sức mạnh tính toán của GPU tích hợp Iris Xe, engine tăng tốc xử lý máy học Deep Learning Boost trong CPU Core và XMX.

Xe engine


006 Intel Arc Xe media engine.jpg
Ngoài ra Intel còn trang bị cho GPU Arc A-series engine Xe với khả năng mã hóa video AV1 bằng phần cứng, hỗ trợ mã hóa 8K60 10-bit HDR và giải mã 8K60 12-bit HDR. Bên cạnh AV1 thì engine Xe còn hỗ trợ các định dạng VP9, AVC (H.264) và HEVC (H.265). Đây cũng là engine media đầu tiên tích hợp trên GPU cho laptop hỗ trợ giải mã AV1 bằng phần cứng. AV1 là định dạng mã hóa video được phát triển bởi liên minh Open Media với sự góp mặt của nhiều ông lớn trong ngành công nghệ như Intel, Apple, Microsoft, Google, NVIDIA, Facebook, … và AV1 có thể mang lại chất lượng video tốt hơn với cùng băng thông hay chất lượng tương đương H.264 với băng thông chỉ bằng 1/2, tương đương H.265 với băng thông ít hơn 20%.


Intel đã trình diễn chất lượng streaming tựa game Elden Ring bằng AV1 so với H.264 trong video dưới đây. Có thể hình dung với AV1 thì anh em có thể stream chất lượng cao hơn với cùng băng thông Internet. Thêm vào đó, engine mã hóa AV1 bằng phần cứng cũng có nghĩa CPU sẽ được giảm tải trong khi tốc độ mã hóa nhanh hơn. Việc vừa chơi game vừa stream sẽ có thể được xử lý tốt hơn khi hiệu năng chơi game không bị ảnh hưởng nhiều trong khi vẫn có thể phát luồng stream chất lượng cao.

006 Intel Arc Xe media display.jpg
Intel còn liệt kê các chuẩn trình xuất được engine Xe hỗ trợ, bao gồm HDMI 2.0b, DisplayPort 1.4a và đặc biệt là 2.010G. GPU của NVIDIA và AMD đều đã hỗ trợ HDMI 2.1, Intel không chọn chuẩn này mà lại chọn DisplayPort 2.0. So với DisplayPort 1.4, phiên bản 2.0 tăng băng thông lên 77,4 Gbps từ 25,92 Gbps từ đó hỗ trợ độ phân giải đến 16K@60Hz hay kéo 2 màn hình 8K@120Hz hay 4K@144Hz. Một ưu điểm nữa của DisplayPort 2.0 là hỗ trợ 30-bit màu mỗi pixel (30bpp) đối với HDR-10, tỉ lệ lấy mẫu phụ sắc độ của một điểm ảnh đạt 4:4:4, chất lượng hình ảnh được cho là lossless vì không nén. Vấn đề là vẫn chưa có màn hình DisplayPort 2.0 xuất hiện.

Quảng cáo



Arc 3/5/7


006 Intel Arc A-series.jpg
Dựa trên 2 GPU nói trên, Intel phát hành 5 phiên bản của Arc A-series dành cho laptop. ACM-G11 được dùng cho dòng Arc 3 và từ đây có 2 biến thể là A350M và A370M. ACM-G10 dùng cho Arc 5 và 7, có 3 biến thể là Arc 5 A550M và Arc 7 A730M và A770M. Intel cho biết những chiếc laptop trang bị Arc 3 đã lên kệ còn Arc 5/7 sẽ xuất hiện vào đầu mùa hè.

Cách đặt tên GPU của Intel cũng khá dễ hiểu và tương đồng với cách đặt tên của CPU Core, Arc 3 dành cho phân khúc phổ thông, giá rẻ, Arc 5 tầm trung còn Arc 7 cao cấp.

Trong dòng Arc 3, A370M là phiên bản đầy đủ của ACM-G11 với 8 nhân Xe, 8 nhân Ray Tracing, xung 1,55 GHz, TDP 35 - 50 W, nó được cho là nhanh hơn 35% so với A350M với ít hơn 2 nhân Xe, xung thấp hơn 400 MHz. Điều đáng chú ý là dù ACM-G11 hỗ trợ bus nhớ 96-bit nhưng 2 phiên bản A350M và A370M chỉ dùng bus 64-bit với bộ nhớ GDDR6.

Arc 5 và Arc 7 như đã nói đều dùng ACM-G10 nhưng được cắt bớt nhân Xe để phân chia phân khúc. Arc 5 A550M có 16 nhân Xe nhưng xung chỉ ở 900 MHz, hiệu năng FP32 vào khoảng 3,7 TFLOPS và như vậy chỉ nhanh hơn A370M tầm 37% dù có gấp đôi số nhân, bộ nhớ và băng thông bộ nhớ, TDP 60 - 80 W.

Cuối cùng là Arc 7 với 2 phiên bản A730M 24 xe và A770M 32 Xe, xung lần lượt là 1,1 GHz và 1,65 GHz và bộ nhớ 12 GB và 16 GB. A770M có thể sẽ cho hiệu năng cao hơn đến 83% so với Arc 5 A550M.

Quảng cáo



006 Intelr Arc 3 performance.jpg
Hiệu năng của Arc A-series cũng đã được Intel tiết lộ nhưng chỉ mới dòng Arc 3. A370M cho tỉ lệ khung hình trên 60 fps đối với các tựa game được test gồm Hitman 3, Doom Eternal, Total War Saga Troy, F1 2021, Age of Empires IV, Destiny 2, The Witcher, Strange Brigade, Final Fantasy XIV và Wolfenstein: Youngblood khi chơi ở các thiết lập đồ họa Medium và High, phân giải 1080p.

Arc Control




Đi cùng với Arc A-series là một phần mềm quản lý hiệu năng và tùy biến có tên Arc Control. Chức năng của nó cũng giống như GeForce Experience hay Radeon ReLive tức hỗ trợ cập nhật driver tự động và tùy chỉnh thiết lập hiệu năng cho game, ứng dụng khai thác GPU rời. Anh em cũng không cần dùng đến MSI Afterburner để theo dõi hiệu năng, thông số phần cứng theo thời gian thực khi đang chơi game nữa bởi tính năng này được tích hợp sẵn trong Arc Control. Bên cạnh các tùy chọn cho game thì Arc Control còn có một số thiết lập cho webcam như chỉnh độ phân giải, xóa phông.

Theo: Tom's Hardware
67 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

riruan
TÍCH CỰC
2 năm
Mỗi cái giải mã AV1 là khác bọt, hiệu năng so với đỏ với xanh lá thì chưa rõ, hi vọng giá sẽ thấp.
@riruan Chỉ cần bóp hiệu năng của đỏ và xanh lá lại khi dùng với chip xanh lam thôi. EZ game 😆
@riruan Dự là hiện tại Intel tự sản xuất thì giá sẽ rẻ hơn 2 cty kia đi thuê gia công.
Ad135790
ĐẠI BÀNG
2 năm
quả AV1 chất lượng, h chờ các nhà phát triển tối ưu game nữa thì ngon
từ năm ngoái AV1 gần như dc thay thế cả rồi, máy mình ko có xem phim còn phải nghe tiếng quạt vì CPU gánh còng lưng
anfang
TÍCH CỰC
2 năm
intel đặt tên nghe rối nhỉ
Demah
CAO CẤP
2 năm
@anfang Có cái tên nhân GPU thì hơi ngược: G10 mạnh hơn G11.
Xuống dưới thì lại theo quy luật giống CPU thôi mà: 3 yếu hơn 5 yếu hơn 7.
Đến tay người dùng thì chắc không rối lắm đâu.
Ây da nửa cuối năm nay quá hấp dẫn . Nvidia rtx 4000 , amd 7000 series , thêm quả intel arc cạnh tranh nữa =))
mod làm cái bảng so sánh các phiên bản được rồi chứ thông số mà viết thành văn thế này thì dài và khó đọc lắm!
tưởng intel làm trò gì hay ho lắm , cuối cùng lại giới thiệu những card màn hình dành những người xài màn hình 1080p , xin lỗi chứ radeon rx 6600xt đủ dư sức gánh màn 2k trên 120 fps , mấp mé 60 fps , mà giá con rx 6600xt chỉ có $375 , thì intel tuổi gì , chẳng lẽ intel lại bán con intel card rời giá dưới $300 , cạnh tranh với 6500xt + rtx 3050 thì HÀI VC ra 😆)) , cty vốn hoá gần 200 tỷ $ mà lại đi miếng bánh tầm thấp cho sinh viên , học sinh =)))) , tầng lớp này thì tung hô cuồng intel là đúng rồi , tưởng intel ra con GPU rời cạnh tranh với AMD phần gamming 2k 4k thì còn NỂ , lại đi tranh với AMD phân khúc tầm thấp 1080p 😃)))
cu_cai_nho
TÍCH CỰC
2 năm
@Nguyễn Chí Danh Sương sương, nói với ông này 1 lúc lại chuyển qua khoe của, miệt thị người khác, tâng bốc bản thân 😃. Sai rành rành nhưng vẫn phải cãi cho cố. Không biết có phải tinhte gài người vào tăng tương tác không. Chứ ông này mà không bị block thì đúng nể. Report mấy lần rồi vẫn thế
ssss.png
quocbao9996
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Nguyễn Chí Danh Tôi chưa phán gì trong khi ông đã phán một loại thông tin rồi. Không làm về kĩ thuật mà suốt ngày đọc báo xong đi phán dạo thì cũng nên đọc báo cho đầy đủ vào nhé.
https://genk.vn/che-chip-intel-14nm-voi-amd-7nm-de-so-sanh-co-that-chip-intel-lon-gap-doi-doi-thu-20201212155537434.chn
Rồi render thì sao? Chip m1 render cả ngày ko cần điện đó. Sheeple said.
@angle_squall Đã vậy, mua 100 con về render cho đỡ tốn tiền điện thôi
@angle_squall Nói chính xác là render video, kẻo dân ngành họ nghĩ có cả render 3D hay làm game thì tội cho M1 lắm =)))))))
Swiftly
ĐẠI BÀNG
2 năm
đặt tên không hề rối luôn
Cười vui vẻ
Tối ưu thêm được game nữa thì hết nước chấm
Ngon rồi.
LuckyStar
ĐẠI BÀNG
2 năm
Có thêm lựa chọn liệu giá có giảm không ?
grozar
CAO CẤP
2 năm
Thêm cạnh tranh :v
LBCông
ĐẠI BÀNG
2 năm
tiền đâu mà đú vừa tích góp chờ thủ build full cây Amd 5600g với rx6600xt rồi
@LBCông Combo chiến pugb 2k medium high setting căng đét hơn 100 fps rồi
@LBCông Đây là cho laptop, ráp máy bàn thì liên quan gì đâu.
LBCông
ĐẠI BÀNG
2 năm
@chuate92 ra cho laptop có cả cho pc mà có bài đó
Góp phần làm giảm nhiệt nào. Hóng thêm vài 3 hãng nữa nhảy vào làm VGA. Thế thì ae chơi game mới mua được đúng giá
yxmikan
ĐẠI BÀNG
2 năm
Quan trọng giá như nào thồi, rẻ hơn không đáng kể mà tối ưu game kém thì họ cũng chả ham.
Hầu như ai cũng quen AMD-Nvidia cả, nên tâm lí là thà mua đắt hơn tí được cái yên tâm, có gì trao đổi mua bán, lên đời về sau cũng dễ dàng.
Chơi được game AAA mức Low Settings không? Hay cài vào máy là out game 😁
Tôi tin em!
kevin2012
TÍCH CỰC
2 năm
@Cuong Nb ACM-G10 FP32 đạt 13,5 TFLOPS là mạnh tương đương RTX 3070 đấy nhé, game AAA 2K 60FPS HIGH SETTING vẫn ngon á. Quan trọng là giá ngoài thị trường có ngon không vì hàng mới ra thị trường thường bị bail với lỗi vặt lắm, vấn đề tương thích game app các kiểu nữa.
play GOW setting medium 60 fps là ngon, ko hy vọng nhiều

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019