Công nghệ tản nhiệt CPU dựa trên "sò lạnh" do Intel phát triển từ các vi xử lý Core đời thứ 10 bất ngờ bị ngưng lại. Các chip Core đời thứ 14 trở đi sẽ không tương thích với công nghệ Intel Cryo Cooling nữa.
Trong bản cập nhật mới nhất do chính Intel đăng tải có ghi: "Cho tới ngày 1/7/2023, việc phát triển giải pháp công nghệ Intel Cryo Cooling đã bị dừng lại. Mọi phiên bản phần mềm vẫn được cung cấp như chúng đã từng trước đó. Các bản sửa lỗi, an ninh, cập nhật sẽ không được cung cấp sau ngày 31/12/2023. Không có bản hỗ trợ nào cho các chip Intel Core đời thứ 14. Vui lòng kiểm tra với nhà cung cấp tản nhiệt ban đầu của bạn để tìm giải pháp thay thế khác".
Intel Cryo về bản chất là giải pháp tản nhiệt chất lỏng nhưng có áp dụng thêm hiệu ứng Peltier nhằm chủ động "đẩy" nhiệt nóng từ bề mặt này sang bề mặt còn lại, giúp làm mát CPU nhanh hơn. Ở Việt Nam người ta hay gọi đây là tản nhiệt "sò lạnh". Nhờ hiệu ứng Peltier, nhiệt độ của tản nhiệt thậm chí có thể thấp hơn cả nhiệt độ môi trường xung quanh (sub-ambient), từ đó cho phép người dùng kiểm soát gần như chính xác nhiệt độ mong muốn trên CPU.
Tuy vậy, điểm trừ của hiệu ứng Peltier là nó phải có dòng điện chạy qua để quá trình "đẩy" nhiệt được diễn ra. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tản nhiệt & môi trường & CPU càng cao thì dòng điện bỏ ra càng nhiều. Kết quả là nếu CPU càng nóng thì người dùng càng phải mất nhiều điện hơn để làm mát bằng Cryo. Lẽ tất nhiên, điều này đúng cho tất cả mọi giải pháp tản nhiệt chứ không riêng Cryo. Vì vậy tại sao Intel không duy trì tiếp công nghệ này nữa cũng đặt ra khá nhiều thắc mắc. Ngoài ra, Peltier cũng có thể tạo ra hiệu ứng đọng nước - thứ cấm kỵ trong các thiết bị điện tử, tuy nhiên Intel cũng đã giải quyết vấn đề bằng phần mềm kiểm soát nhiệt độ cho Cryo.
EKWB và CoolerMaster là 2 đối tác cung cấp trực tiếp tản nhiệt Cryo tới tay người dùng. Tuy Intel có thể không còn phát triển tiếp Cryo nhưng các đối tác trên có thể vẫn tiếp tục làm ra sản phẩm mới theo ý riêng của họ.
Intel
Trong bản cập nhật mới nhất do chính Intel đăng tải có ghi: "Cho tới ngày 1/7/2023, việc phát triển giải pháp công nghệ Intel Cryo Cooling đã bị dừng lại. Mọi phiên bản phần mềm vẫn được cung cấp như chúng đã từng trước đó. Các bản sửa lỗi, an ninh, cập nhật sẽ không được cung cấp sau ngày 31/12/2023. Không có bản hỗ trợ nào cho các chip Intel Core đời thứ 14. Vui lòng kiểm tra với nhà cung cấp tản nhiệt ban đầu của bạn để tìm giải pháp thay thế khác".
Intel Cryo về bản chất là giải pháp tản nhiệt chất lỏng nhưng có áp dụng thêm hiệu ứng Peltier nhằm chủ động "đẩy" nhiệt nóng từ bề mặt này sang bề mặt còn lại, giúp làm mát CPU nhanh hơn. Ở Việt Nam người ta hay gọi đây là tản nhiệt "sò lạnh". Nhờ hiệu ứng Peltier, nhiệt độ của tản nhiệt thậm chí có thể thấp hơn cả nhiệt độ môi trường xung quanh (sub-ambient), từ đó cho phép người dùng kiểm soát gần như chính xác nhiệt độ mong muốn trên CPU.

Tuy vậy, điểm trừ của hiệu ứng Peltier là nó phải có dòng điện chạy qua để quá trình "đẩy" nhiệt được diễn ra. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tản nhiệt & môi trường & CPU càng cao thì dòng điện bỏ ra càng nhiều. Kết quả là nếu CPU càng nóng thì người dùng càng phải mất nhiều điện hơn để làm mát bằng Cryo. Lẽ tất nhiên, điều này đúng cho tất cả mọi giải pháp tản nhiệt chứ không riêng Cryo. Vì vậy tại sao Intel không duy trì tiếp công nghệ này nữa cũng đặt ra khá nhiều thắc mắc. Ngoài ra, Peltier cũng có thể tạo ra hiệu ứng đọng nước - thứ cấm kỵ trong các thiết bị điện tử, tuy nhiên Intel cũng đã giải quyết vấn đề bằng phần mềm kiểm soát nhiệt độ cho Cryo.
EKWB và CoolerMaster là 2 đối tác cung cấp trực tiếp tản nhiệt Cryo tới tay người dùng. Tuy Intel có thể không còn phát triển tiếp Cryo nhưng các đối tác trên có thể vẫn tiếp tục làm ra sản phẩm mới theo ý riêng của họ.
Intel