Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Kankyō Ongaku: Thể loại nhạc Enviromental của Nhật

AudioPsycho
13/2/2019 13:17Phản hồi: 19
Kankyō Ongaku: Thể loại nhạc Enviromental của Nhật
Theo mô tả của Spencer Doran (Visible Cloaks) thì "Kankyō Ongaku" là 1 phân nhánh riêng của thể loại nhạc theo chủ nghĩa tối giản xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm '80, được sử dụng để giới thiệu những kỳ quan kiến trúc hay cột mốc phát triển thương mại của đất nước này trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Trích từ lời của Satoshi Ashikawa, nhà soạn nhạc và cũng là người theo chủ nghĩa tối giản, Kankyō Ongaku là "kiểu nhạc có thể được nghe ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, giúp góp thêm phần sinh động cho cảnh quan xung quanh. Nó không phải là thứ nhạc có thể làm người nghe chìm đắm vào 1 thế giới riêng nào khác mà chỉ "lướt qua" nhanh chóng rồi tan biến như mây khói, hòa làm 1 với không gian và các tiếng động môi trường xung quanh".

Kankyō Ongaku cũng chính là thuật ngữ định nghĩa đầu tiên cho thể loại nhạc "environmental" của Nhật Bản, hay nói nôm na là nhạc được sáng tác riêng cho từng không gian riêng biệt. Nó thường xuất hiện trong các ấn bản giới thiệu các địa điểm danh lam thắng cảnh, các tòa kiến trúc hay thông dụng hơn nữa là trong các đoạn quảng cáo. Bài Get At The Wave của Takashi Kokubo 1 thời cũng được sử dụng trong các quảng cáo máy điều hòa nhiệt độ của Sanyo, luôn được phát liên tục trong các trung tâm thương mại lớn.

tinhte-japanese-ambient-music-2.jpg

Các sáng tác này tuy nhiên không bị quên lãng mà dần dần vẫn được phát hành như 1 tác phẩm âm nhạc đúng nghĩa, nhất là khi người nghe bắt đầu yêu thích thể loại nhạc electronic có xuất xứ từ Nhật Bản. Thành viên Spencer Doran của nhóm nhạc Visible Cloaks là một trong những nhà sưu tầm có niềm đam mê lớn với thể loại này, cũng như mong muốn truyền bá nó đến rộng rãi người nghe hơn. Tám năm sau khi phát hành album Music Interiors nhằm cố gắng nắm bắt được cái hồn của Kankyō Ongaku, Doran đã chính thức ra mắt thêm ấn phẩm tổng hợp thứ 2 cho thể loại nhạc mới lạ này.

Được phát hành bởi Light In the Attic, Kankyō Ongaku: Japanese Ambient, Environmental & New Age Music 1980-1990 tổng hợp 25 track nhạc trên 3 đĩa LP, trong đó bao gồm các sáng tác của Joe Hisaishi, Ryuichi Sakamoto, Yasuaki Shimizu, Haruomi Hosono và Jun Fukamachi.

Dưới đây là những tiêu điểm trong cuộc trao đổi của Spencer Doran về Kankyō Ongaku, thể loại nhạc gần đây bắt đầu được công chúng bên ngoài Nhật Bản chú ý đến.

Cơ duyên nào giúp anh phát hiện ra thể loại nhạc environmental của Nhật và điều gì làm anh cảm thấy hứng thú với nó?

Sự hứng thú của tôi với thể loại nhạc environmental của Nhật bắt đầu từ khi nghe bản Mercuric Dance của Hosono được chơi bởi YMO và Sakamoto. Ngay sau đó tôi tiếp tục nghe AIR in Resort của Hiroshi Yoshimura, Music for Nine Post CardsStill Way của Satoshi Ashikawa. Lúc này tôi đã có thể cảm nhận được những cảm xúc sâu sắc được truyền tải vô cùng tinh tế trong tác phẩm, nó khiến tôi càng tò mò hơn nữa về âm nhạc environmental của Nhật Bản. Thêm vào đó, từ lâu tôi đã rất có cảm tình với thể loại nhạc tối giản và âm nhạc môi trường, tuy nhiên phong cách nhạc tối giản của Mỹ theo tôi cảm nhận vẫn còn thiếu đi 1 thứ gì đó. Phong cách Nhật Bản đã lấp đầy được chỗ trống đó 1 cách cực kỳ hoàn hảo.

tinhte-japanese-ambient-music-3.jpg

Tựa đề của album tổng hợp được bao gồm nhiều tiêu chuẩn âm nhạc khác nhau như ambient, environmental và cả new age nữa. Khía cạnh nào sẽ giúp phân biệt chúng và vì sao anh lại gộp chúng lại chung với nhau?


Tôi cảm thấy rất hay khi gộp chung 3 tiêu chuẩn âm nhạc khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm chung vào thành 1 tổ hợp, tuy nhiên nếu chú ý kỹ thì vẫn có thể nhận ra các khác biệt nho nhỏ, nhất là khi đối chiếu với 2 ấn phẩm boxset trước đây của Light in the Attic là I Am the CenterThe Microcosm. Những album tổng hợp này được tạo ra nhằm cơ cấu và xác thực lại lịch sử của dòng nhạc new age Mỹ và châu Âu, tuy nhiên đây cũng là hướng tiếp cận sai lầm đối với thể loại nhạc này. Nhạc new age được dùng để phân loại các tác phẩm có tính cấp tiến và vượt qua được những phong trào tâm linh phương Tây hiện có vào thời đó. Bản thân nó vẫn sẽ có các giá trị tâm linh riêng nhưng sâu sắc và đại trà hơn, khác hẳn với tư tưởng phân biệt các nền văn hóa tâm linh khác của phương Tây.

Tư tưởng âm nhạc environmental của Satoshi Ashikawa chính là 1 phần mở rộng của lý thuyết và kiến trúc xã hội học xuất phát từ dòng dõi quý tộc những năm 60' và 70' ở Tokyo, hay phong cách Eno & Satie cùng thế giới nghệ thuật âm nhạc cao cấp. Điều thú vị nhất là phong cách nhạc new age truyền thống hầu hết bắt nguồn từ các nghệ sỹ theo phong trào "healing music" hay có liên quan đến hình thức nhạc rock của những năm '70, ví dụ như Fumio Miyashita hay Akira Ito chẳng hạn. Điều này càng giúp chúng ta thấy rõ thêm các hình thức đa dạng của âm nhạc và chúng không bị giới hạn trong bất cứ khuôn mẫu nào.

Quảng cáo


Anh lựa chọn tác phẩm và nghệ sỹ theo tiêu chuẩn nào?

Tôi muốn album miêu tả được không gian xung quanh đang bao trùm lấy cuộc sống thường nhật của con người. Đó có thể là cảm giác yên bình với tiếng côn trùng hay tiếng chim ríu rít, hoặc cũng có thể là sự vội vã của nhịp sống thành thị, tất cả phải được truyền tải triệt để qua mỗi tác phẩm. Tôi cũng chú trọng vào giai đoạn từ giữa những năm 80' đến cuối những năm '90. Đây chính là thời kỳ mà phong cách nhạc environmental Nhật Bản nhen nhóm, bùng phát và sau đó nhanh bão hòa. Hơn nữa, các tác phẩm trong album tổng hợp còn phải có sự thống nhất cao độ để có thể truyền tải được chủ ý của tôi, tương tự như album Music Interiors mà tôi đã phát hành hồi năm 2011.

tinhte-japanese-ambient-music-4.png

Có tác phẩm hay nghệ sỹ nào mà anh không thể thêm vào album không?


Có chứ. Phát hành 1 album tổng hợp có nghĩa là sẽ cần trải qua quá trình tìm kiếm, xin phép sử dụng và giải quyết các vấn đề bản quyền. Quá trình này khá phức tạp và còn mệt mỏi hơn khi làm việc với những đơn vị phát hành có tên tuối lớn. Có thể lấy ví dụ với Midori Takada. Bà là người bạn khá thân thiết và chúng tôi từng diễn chung trên sân khấu. Bà cũng là người đầu tiên tôi chia sẻ và tham khảo ý kiến cho dự án của mình. Thế mà cuối cùng tôi lại không thể sử dụng các tác phẩm của bà do không được sự đồng ý của đơn vị chủ quản.

Midori Takada có thể được xem như là 1 cá thể độc đáo trong thế giới âm nhạc environmental Nhật Bản. Vì lý do nào mà đa số các nghệ sỹ được chọn trong album đều là nam giới?

Quảng cáo


Điều này thật ra không liên quan gì đến số lượng nghệ sỹ nam hay nữ của dòng nhạc environmental, mà chính xác hơn là do quy trình xin bản quyền sử dụng tác phẩm cho album mà thôi. Lúc đầu tôi đã định liên kết với rất nhiều nữ nghệ sỹ như Midori/Mkwaju, Ichiko Hashimoto, Mayumi Miyata... tuy nhiên không thể đi đến thỏa thuận cuối cùng về bản quyền. Satsuki Shibano và Aki Tsuyuko thật đáng tiếc cũng không thể góp mặt trong album. Tuy nhiên thắc mắc này cũng có phần đúng do vào giai đoạn thập kỷ '80~'90, phong trào nghệ thuật tại Nhật Bản vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng giới. Điều này thậm chí còn diễn ra ở 1 số khu vực ở phương Tây vào thời đó.

tinhte-japanese-ambient-music-5.jpg

Ý tưởng của environmental music là loại âm nhạc được chơi ở nơi công cộng hay sử dụng trong quảng cáo, nghe khá giống với Muzak. Vì sao anh nghĩ nó cần phải được phân loại thành 1 mảng nghệ thuật khác?


Tôi thấy tư tưởng của environmental music thật ra không quá khác biệt với những gì có sẵn trước nó, hay những thể loại về sau lấy cảm hứng từ nó, duy chỉ có điều là environmental music có khả năng truyền tải cảm xúc tinh tế và sâu sắc hơn mà thôi. Muzak thể hiện các cảm xúc khá bồng bột và phi nhân cách, trong khi environmental music thì được thiết kế dành cho từng không gian riêng, từ đó giúp nó biến chuyển tinh tế hơn theo từng tâm trạng khác nhau của người nghe. Đây cũng là lý do vì sao Muzak còn được định nghĩa là "âm nhạc dành cho người khác".

tinhte-japanese-ambient-music-6.jpg

Environmental music có thể mở ra cả 1 chân trời cảm xúc mới để bạn thả hồn theo, và theo tôi thì điều này vô cùng tuyệt vời. Chúng ta dường như đang ngày càng hiểu sai về khái niệm chính của âm nhạc khi cho rằng nó được tạo ra để dành riêng cho trải nghiệm cá nhân. Điều này khiến cho tư tưởng sáng tạo bị giới hạn rất nhiều.

Bối cảnh có vẻ là điều rất quan trọng trong mỗi tác phẩm, đi kèm theo đó còn là những câu chuyện hay giá trị đạo đức nào đó. Vậy thì tác phẩm và câu chuyện nào đã gây ấn tượng mạnh nhất với anh?


Theo tôi đó là câu chuyện về cửa hàng sách và băng đĩa Art Vivant mà Satoshi Ashikawa từng quản lý. Đây có thể nói chính là cái nôi của nghệ thuật Kankyō Ongaku, sở hữu từ rất sớm các tác phẩm của Eno và các đĩa LP nhạc new age. Yoshimura, Yoshio Ojima, Midori, Satsuki Shibano, Masahiro Sugaya, Munetaka Tanaka... đều "xuất thân" từ cửa hàng này theo các hình thái hoạt động nhất định. Những "người con" của Art Vivant đều có chung trải nghiệm văn hóa của thời kỳ đó, cũng như nếm trải những thay đổi khi đời sống và xã hội trở nên tiên tiến hơn.

Environmental music thực ra đã có từ lâu hay chỉ được du nhập bởi Eno & Satie?


Theo các ghi chú trong sách cổ thì từ thời Edo, người ta đã biết sử dụng những "nhạc cụ tự nhiên" để góp phần làm tăng cảm xúc cho cảnh quan xung quanh, được ứng dụng nhiều nhất trong vườn cây cảnh của tầng lớp quý tộc. Người ta tạo ra nhạc cụ suikinkutsu, một loại "đàn nước" tạo ra âm thanh bằng cách nhỏ giọt nước xuống các chum được chôn ngầm dưới đất, từ đó phát ra âm thanh khác nhau nhờ vào sự khác biệt của kích thước chum hay độ sâu khi chôn. Âm thanh này sẽ hòa quyện vào không gian vườn và người ta không cần phải làm gì thêm ngoài việc ngồi yên và thưởng thức. Ngoài ra cũng có thêm kiểu chuông toki no kane để báo giờ làm việc hay lễ hội trong làng. Điều này 1 phần cũng khiến âm nhạc của Eno & Satie khi xuất hiện tại Nhật Bản được đón nhận rất nồng nhiệt, có thể là do chúng có nét tương đồng với những gì đã có từ xưa của người Nhật.

tinhte-japanese-ambient-music-7.jpg

Các nhạc sỹ và nhà soạn nhạc environmental music của Nhật Bản có đạt được sự nổi tiếng và danh vọng lớn không?


Tuy environmental music được đánh giá cao nhưng chúng hầu như vẫn chỉ được ứng dụng trong các nhu cầu không mấy cấp thiết hàng ngày, như nghe thư giãn hay dùng trong quảng cáo. Vì thế các nhạc sỹ environmental music dù có thể kiếm được lợi nhuận kha khá nhưng đa số họ đều ẩn danh.

Nếu đúng là như vậy, thế thì anh sẽ làm cách nào để giới thiệu evironmental music đến người chưa bao giờ biết đến nó?


Tôi sẽ trích dẫn câu nói này của Satoshi Ashikawa: "Âm nhạc có thể được xem như 1 vật thể hay khung cảnh nào đó mà chúng ta tiếp cận 1 cách thật tình cờ. Âm nhạc không có khả năng kích thích hay dẫn dắt người nghe đến 1 thế giới khác. Nó sẽ trôi qua thật nhanh và những gì lắng đọng lại là thứ mà chúng ta có thể nắm bắt được trong những giây phút ngắn ngủi đó".

Xin cảm ơn anh vì cuộc trao đổi rất bổ ích này.


Nguồn thevinylfactory
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tiếc gì cái link để ae nghe thử nhỉ, giờ phải vô ytb mò, và mò ra link này không biết phải không mà hình giống.
Thích bài nhạc Nhật là bài " Koibito yo" (hận tình trong mưa) cả tiếng Nhật vs Việt điều hay
@Timkelvin Mình đọc đoạn đầu rồi lướt xem có link nghe thử phát mà đếch có.
@Timkelvin sorry anh em, mình đã update link ở đầu bài
@AudioPsycho Thanks mod
@Timkelvin oh nghe cũng hay đó chứ như nhạc phim của hãng totoro lúc chiếu mấy cảnh như xe chạy ngang các cảnh ....
manhma
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ai có link để nghe thử luôn không nhỉ 😆
Giống mấy đoạn nhạc dân tộc nhằm giới thiệu văn hoá các vùng miền, kiểu nhạc âm nguyên bản
Đây là 1 bài ko trong album :
Check out this track on TIDAL: "Ear Dreamin'" by Yoshiaki Ochi http://tidal.com/track/102592429
Đang nghe Geisha - Dino Sor
Cũng liên quan đến nhất nhỉ 😁
ZeusFate
TÍCH CỰC
5 năm
Nói đến nước Nhật điều làm mình cảm thấy tuyệt vời nhất là kho JAV đạt đến cảnh giới max limited 😁 thực ra mình biết đó chỉ là suy nghĩ của riêng mình thôi nhưng mình muốn nói rằng mình biết ơn các actress nhiều lắm nhờ có sự hy sinh của họ mới cho ra những thước phim vô cùng ấn tượng giúp mình quên đi lũ chảnh chó ngoài thực tại và hướng tâm đến với tiên cảnh :v
@ZeusFate Chả thấy ham J** chút nào, thích Manga và Anime thôi, nó mới là đỉnh cao
Nghe vô hồn quá, toàn âm thanh điện tử cả thôi.Nếu muốn sống nhẹ nhàng,đầu óc thoải mái thì nên nghe những bài nhạc có nhạc cụ dân gian sẽ thấy hay hơn, đó mới đúng là âm nhạc của thiên nhiên.
Vừa nghe thử, mới bắt đầu nghe thì thấy thú vị, nhưng nghe chừng 1 phút thì thấy chán vì nó cứ lặp đi lặp lại 1 kiểu, không có cao trao, đúng kiểu tối giản, cái nhạc này kết hợp với phong cảnh hay làm nền cho thuyết trình thì có vẻ hợp
@thientuan83 thì nó là vậy mà :v Nhạc mở nhẹ nhàng làm background trong khuôn viên, sảnh đón khách, WC, các thứ
seek4l0ve
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhạc nền này rất hợp với kiểu phim tài liệu, hồi kí... hay những loại phim nặng về người dẫn chuyện. Chứ ngồi bắt nghe nhạc này thì chán lắm
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
kiểu nhạc này mở trên xe hơi cho đỡ... yên tĩnh 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019