Năm 1878, xưởng đóng tàu Kawasaki Tsukiji được Shozo Kawasaki thành lập tại Tokyo. Trong 50 năm đầu tiên của thế kỷ 20, Kawasaki tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất đầu máy xe lửa, máy bay, ô tô và mô-tô.
Sau Thế chiến II, Kawasaki đã vượt qua những khó khăn của thời bấy giờ bằng cách ký một hợp đồng với công ty Mỹ Bell Aircraft Corporation để chế tạo trực thăng cho Bell. Hiện nay Kawasaki cung cấp bốn mẫu trực thăng, bao gồm BK117, được sử dụng cho các nhiệm vụ khẩn cấp; MCH/CH-101 dùng để rà phá bom mìn và hai chiếc dùng cho mục đích phòng thủ là trực thăng vận tải CH-471J/JA và trực thăng quan sát OH-1.
BK117 là trực thăng hai động cơ, hạng trung được Kawasaki và Airbus Helicopters phối hợp phát triển, với chiếc BK117 đầu tiên được giao hàng vào năm 1983. Trong lĩnh vực y tế, Kawasaki cho biết trực thăng BK117 là mẫu bán chạy nhất và rất được các chuyên gia y tế ưu chuộng. Sàn hoàn toàn phẳng và cabin rộng rãi khiến nó khá lý tưởng cho các nhiệm vụ vận chuyển y tế khẩn cấp. Ngoài mảng y tế, BK117 còn được sử dụng trong công tác chữa cháy và cứu trợ thiên tai. Chúng cũng được cảnh sát và một số hãng tin tức vận hành.
Sau Thế chiến II, Kawasaki đã vượt qua những khó khăn của thời bấy giờ bằng cách ký một hợp đồng với công ty Mỹ Bell Aircraft Corporation để chế tạo trực thăng cho Bell. Hiện nay Kawasaki cung cấp bốn mẫu trực thăng, bao gồm BK117, được sử dụng cho các nhiệm vụ khẩn cấp; MCH/CH-101 dùng để rà phá bom mìn và hai chiếc dùng cho mục đích phòng thủ là trực thăng vận tải CH-471J/JA và trực thăng quan sát OH-1.
BK117
BK117 là trực thăng hai động cơ, hạng trung được Kawasaki và Airbus Helicopters phối hợp phát triển, với chiếc BK117 đầu tiên được giao hàng vào năm 1983. Trong lĩnh vực y tế, Kawasaki cho biết trực thăng BK117 là mẫu bán chạy nhất và rất được các chuyên gia y tế ưu chuộng. Sàn hoàn toàn phẳng và cabin rộng rãi khiến nó khá lý tưởng cho các nhiệm vụ vận chuyển y tế khẩn cấp. Ngoài mảng y tế, BK117 còn được sử dụng trong công tác chữa cháy và cứu trợ thiên tai. Chúng cũng được cảnh sát và một số hãng tin tức vận hành.
BK 117 có cửa đôi lớn và cả động cơ lẫn hộp số đều được đặt nằm trên cabin chính. Nó sử dụng 2 động cơ trục tua bin Textron Lycoming LTS 101-750B-1, đạt công suất 442 kW mỗi động cơ. BK117 khá nhẹ khi có trọng lượng trống 1,73 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 3,35 tấn.
MCH/CH-101
MCH/CH-101 của Kawasaki có nguồn gốc từ trực thăng hạng trung EH101, do tập đoàn hàng không Leonardo của Ý chế tạo. Khi Leonardo hợp tác với Kawasaki, hai công ty đã cho ra đời chiếc MCH-101 bằng cách tích hợp hệ thống nhiệm vụ rà phá bom mìn do Nhật phát triển. Còn chiếc CH-101 là phiên bản hỗ trợ vận chuyển của MCH-101, được sử dụng trong các nhiệm vụ thám hiểm Nam Cực, bao gồm cung cấp hỗ trợ hậu cần, vận chuyển vật tư và con người cho các trạm nghiên cứu.
Trực thăng được trang bị 3 động cơ trục tua bin Rolls-Royce Turbomeca RTM322, mạnh hơn động cơ General Electric CT7-6A có trên EH101, đem lại công suất cần thiết cho hoạt động rà phá bom mìn và vận chuyển. Trực thăng dài 22,8 mét, cao 6,6 mét và là chiếc trực thăng Kawasaki cao nhất có trên thị trường. Cánh quạt chính của nó có đường kính tới 18,6 mét.
CH-47J/JA
CH-47 Chinook là trực thăng vận tải có động cơ đôi cực lớn được Boeing phát triển cách đây hơn 60 năm. Quân đội Mỹ đã sử dụng chiếc nguyên mẫu CH-47A làm trực thăng vận tải chính từ năm 1962. Không dừng lại ở đó, hiệu suất của nó còn được nâng cấp qua các phiên bản kế nhiệm CH-47B, CH-47C và CH-47D.
Chiếc CH-47D đã đặt nền móng để Kawasaki chế tạo chiếc trực thăng của riêng mình là CH-47J vào năm 1984. Gần 10 năm sau, Kawasaki bắt đầu sản xuất CH-47JA, đi kèm với một số tính năng mới chẳng hạn như có bình nhiên liệu lớn hơn. Tính đến tháng 11 năm nay, Kawasaki đã cung cấp hơn 110 chiếc CH-47J/JA cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.
Quảng cáo
Với chiều dài 30,2 mét, chiều cao 5,7 mét và trang bị cánh quạt chính có đường kính hơn 18,3 mét, CH-47J/JA là chiếc trực thăng dài nhất của Kawasaki. Nó sử dụng 2 động cơ T55-K-712 do Lycoming Engines sản xuất. Nhưng động cơ này vẫn yếu hơn động cơ Honeywell T55-GA-714A trên chiếc CH-47D của Mỹ.
Trực thăng quan sát hạng nhẹ OH-1
Chiếc trực thăng cuối cùng trong danh mục của Kawasaki là OH-1. Nó có hai chỗ ngồi và phản ứng vô cùng nhanh nhạy trước yêu cầu đầu vào của phi công để chuyển thông tin đó thành thay đổi thực tế trên đường bay. OH-1 còn được trang bị hệ thống lái tự động có thể tụ duy trì chức năng bay mà không cần con người can thiệp. Ở đuôi có một cánh quạt Fenestron, nằm trong khung viền hình tròn, giúp trực thăng ổn định khi bay. Gần đây Kawasaki đã nâng cấp thêm hệ thống màn hình hiển thị trong buồng lái cho OH-1.
OH-1 có chiều dài 13,38 mét và chiều cao 3,81 mét. Trực thăng khá nhẹ với trọng lượng trọng lượng trống chỉ 2,45 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 4 tấn. Nó cũng là chiếc trực thăng Kawasaki có cabin nhỏ nhất. OH-1 được trang bị một cặp động cơ trục tua bin Mitsubishi TS1-M-10, có chức năng điều khiển cánh quạt chính 4 lưỡi cùng với cánh quạt đuôi. Động cơ này giúp OH-1 có phạm vi bay 550 km và đạt tốc độ tối đa 278 km/giờ.
Năm 1992, Kawasaki đả giành được hợp đồng chế tạo trực thăng OH-1 cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản và nguyên mẫu của OH-1 đã có chuyến bay đầu tiên vào năm 1996. OH-1 cũng là chiếc trực thăng Kawasaki đầu tiên được sản xuất bằng các linh kiện hoàn toàn do Nhật Bản sản xuất.
Theo SlashGear, Kawasaki.
Quảng cáo