Khái niệm kilogram được định nghĩa như thế nào và người ta sẽ thay đổi nó ra sao trong tương lai?

ND Minh Đức
12/7/2016 18:19Phản hồi: 136
Khái niệm kilogram được định nghĩa như thế nào và người ta sẽ thay đổi nó ra sao trong tương lai?
Khi bạn đi chợ mua 1 kg cam về ăn thì cân nặng mà bạn cầm trên tay đúng bằng với khối titanium hình trụ tròn đường kính 39mm, cao 39mm mà người ta đặt ở ngoại ô Paris từ cách đây 200 năm và đây cũng chính là căn cứ để toàn thế giới xác định như thế nào là 1 kilogram. Mặc dù khối titanium ấy vẫn được "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng vẫn còn đó những giới hạn khiến cho khái niệm 1 kg vẫn chưa thật sự chính xác. Và thật ra các nhà khoa học đang tìm giải pháp khác để định nghĩa lại khái niệm 1kg và điều đó không chỉ giúp 1 kg cam bạn mua chính xác hơn mà nó còn thay đổi cả nhiều ngành khoa học khác cùng hệ thống đo lường trên toàn cầu.

Hồi xưa người ta thường dạy về đơn vị 1kg bằng cách lấy ví dụ dựa trên cân nặng của nước, cụ thể là một "khối nước đá lập phương" với mỗi cạnh là 1/10 mét đang ở tại điểm nhiệt độ vừa đóng băng. Nghe có vẻ hợp lý nhưng điều đó chưa thật sự chính xác và từ năm 1875 thì khái niệm kilogram được định nghĩa bằng 1 khối trụ tròn bằng titanium được gọi là "Le Grande K" hay "Mẫu kilogram chuẩn quốc tế" (viết tắt là IPK).

Đây là một khối trụ tròn đường kính 39 mm và cao 39 mm đặt trong 3 chiếc lồng kính đồng tâm ở ngoại ô Paris nhằm bảo vệ nó khỏi bụi và mảnh vỡ vốn có nguy cơ khiến nó thay đổi trọng lượng. Các quốc gia theo hệ đo lường quốc tế đều có một bản sao của khối kilogram chuẩn giống hệt với bản chính và sau đó mỗi 10 năm một lần được mang ra so lại với bản chính. Thậm chí cả các quốc gia đo cân nặng theo hệ pound thì cuối cùng cũng dựa trên IPK vốn được quyết định bởi Tổ chức quốc tế về cân nặng và phương pháp đo lường.

kilo_chuan_Tinhte.jpg
Khối IPK được bảo quản trong 3 lớp lồng kính và gần như bất khả xâm phạm bởi con người, tuy nhiên vẫn chưa thể đảm bảo độ chính xác cho khái niệm 1 kg

Tuy nhiên, khối IPK vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa dựa vào bản chất vật lý cơ bản của tự nhiên và phụ thuộc nhiều vào công nghệ bảo quản, sao chép khối chuẩn. Stephan Schlamminger, nhà vật lý học tại Viện công nghệ và tiêu chuẩn đo lường quốc gia Mỹ cho biết rằng "vấn đề với kilogram tại Paris chính là nó quá chính xác đến độ người ta không muốn dùng nó." Ngay cả khi vừa chạm vào khối kilogram chuẩn thì dầu từ đầu ngón tay cũng có thể làm thay đổi trọng lượng của nó.


Do đó, rất hiếm khi người ta gỡ bỏ những chiếc lồng kính ra, đồng thời không bao giờ di chuyển nó tới nơi khác. Phần lớn những người quan tâm việc chính xác 1 kg là bao nhiêu, thí dụ như các nhà vật lý hoặc hóa học, đều hiệu chỉnh độ chính xác dụng cụ của họ dựa trên một bản sao của IPK chứ không phải là cái thật. Và vấn đề ở đây là các khối kilogram bản sao có thể có sự chênh lệch nhất định.

Vậy nên vào năm 2005, Hội đồng quốc tế về cân nặng và đo lường cho rằng khái niệm kilogram cần phải được định nghĩa lại, không dựa trên một vật thể vật lý mà tính bằng lý thuyết toán học để xác định 1 kg. Các nhà khoa học đang tìm tới hằng số Plank 6,626 x 10^-34 - con số thường gặp trong lý thuyết lượng tử, dùng để miêu tả về các hạt cơ bản như e hoặc photon với tính chất vật lý có giá trị gián đoạn, thí dụ như năng lượng của một hạt photon theo tần số.

Bằng cách này, kết hợp với phương trình nổi tiếng của Einstein là E = mc2, chúng ta có thể chuyển đổi năng lượng thành khối lượng. Cuối cùng, người ta có thể xác định được chính xác mối quan hệ toán học giữa tần số hạt và khối lượng, nói cách khác alf xác định khái niệm kilogram bằng tần số thay vì một vật ngoài đời như xưa giờ. Ưu điểm của cách làm này chính là tần số hạt gần như không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì nên có thể được sử dụng ở nhiều nơi khác nhau nhằm cùng cho một khái niệm kg thống nhất.

Có điều hằng số Plank có giá trị rất nhỏ, do đó sẽ rất khó để hoàn thành phương trình tính toán trên đây. Và trên thực tế thì các nhà khoa học dự đoán rằng phải tới năm 2018 mới hoàn thiện cách làm này. Một trong những vấn đề lớn khác chính là chúng ta vẫn không có công cụ để xác định chính xác hằng số Plank và hiện nhiều nhà nghiên cứu đang tìm cách làm được điều này.

Điển hình như Viện công nghệ và tiêu chuẩn đo lường quốc gia Mỹ đang phát triển một cỗ máy có thể đo được hằng số Plank. Giống như nhiều giá trị khác trong vật lý và thuyết tương đối, hằng số Plank được xác định theo các phép đo không thật sự chắc chắn. Tuy nhiên cỗ máy mới với tên gọi NIST-4 đã thu được những dữ liệu đầu tiên của nó và theo đó, các nhà khoa học có thể xác định được một giá trị với sai số chỉ 34 phần tỷ. So với tiêu chuẩn tại các tổ chức khác thì con số này đã đạt tới tiêu chuẩn chính xác, tuy nhiên bằng cách hoàn thiện quá trình tính toán, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng sẽ đưa sai số xuống mức chỉ 20 phần tỷ.

Trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu khác cũng đang tìm cách để đo lường chính xác hằng số Plank. Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu quốc gia Canada cũng sử dụng phương pháp đo tương tự như của máy NIST-4 nhưng hướng tới sai số chỉ 19 phần tỷ và họ sẽ công bố kết quả nghiên cứu vào tháng 8 sắp tới. Và một khi tất cả các nhóm đã tìm ra cách tốt nhất để xác định hằng số Plank thì cuối cùng, chúng ta sẽ có được con số chính xác của 1 kilogram. Giáo sư Schlamminger chi biết rằng "IPK chỉ là một biểu tượng nhưng nó từng có một lịch sử phong phú trong ngành đo lường. Và tôi nghĩ rằng người ra sẽ không ném nó ngay vào thùng rác."

Và quá trình tái xác định khái niệm 1 kilogram cũng không hề đơn giản điều đó sẽ có tác động tới hơn 20 đơn bị khác trong hệ đo lường mét, bao gồm cả đơn bị đo áp suất, từ trường, điện tích,... đều dựa trên kilogram. Vì vậy một khi khái niệm kilogram được định nghĩa lại, sẽ có nhiều sự thay đổi khác trong cả ngành khoa học.

Tham khảo Slate, Ảnh YZ

Quảng cáo

136 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kg chỉ là đại lượng quy ước mà thôi, đem quả cân kia so sánh thì nó chính xác hơn so với việc đếm số lượng nguyên tử. Bởi vì nó quả cân gốc, đó là quy ước rồi
@hieupy89 Bạn chưa đọc kỹ bài viết rồi. Không thể dùng quả cân gốc để so sánh được, vì ngay cả việc chạm vào nó cũng có thể khiến nó thay đổi khối lượng rồi, một hạt bụi cực nhỏ cũng làm 1kg chuẩn đó bị sai lệch đi. Đó là lý do người ta quy đổi nó về việc sử dụng năng lượng của hạt để làm chuẩn, dựa trên đặc tính là tần số dao động của hạt là một hằng số (f) không thay đổi theo thời gian, từ đó tính được năng lượng của hạt (€) thông qua hằng số Plank (h) theo biểu thức € = hf.

Bạn có đề cập đến việc "đếm số hạt", có lẽ bạn đang nhầm hằng số Plank với số Avogadro.
LYSM
TÍCH CỰC
8 năm
@hieupy89 Sai nhé, quả cân gốc dùng titanium là vật liệu khó thay đổi theo thời gian nhưng vẫn có thay đổi nhất định do điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, ô xy hóa và cả chu kỳ bán rã nữa. Nên có thể sau vài chục hoặc vài trăm năm sau nó sẽ thay đổi khối lượng vài phần triệu gram là bình thường. Nó không phải là đại lượng quy ước mà nó là vật chuẩn, là cái mà để các vật chuẩn thấp cấp hơn phải tham chiếu theo nó. Vì nó là chuẩn nên sự thay đổi của nó kéo theo thay đổi của tất cả các lĩnh vực khác đặc biệt là các ngành khoa học chính xác. Chính vì vậy người ta phải thay bằng một đại lượng không đổi theo thời gian (đếm số nguyên tử gì đó như bạn nói chẳng hạn), tất cả các đại lượng cơ bản bây giờ mỗi khối lượng là vẫn lấy theo 1 vật chuẩn. Thêm 1 yếu tố nữa là các nhà khoa học đã tính đến các khả năng rủi ro như chiến tranh, thiên tai mà chẳng may làm mất hay hỏng vật chuẩn đó thì không có gì để đối chiếu. Vì vậy phải thay nó bằng những thứ không thể mất được.
@Black Mamba Anh cho mình hỏi:
E = h.f
Với E: Năng lượng, h: hằng số Plank, f: tần số dao động
Sau khi tính ra E từ tần số, mình dùng tiếp công thức của Enstein
E = m.c2
để tính ra khối lượng hả bạn

khoa học luợng tử thật thú vị, từ tần số dao động có thể tính ra khối lượng
Gates
TÍCH CỰC
8 năm
@Nguyen N°5 Ko phải đơn giản như vậy vì phương trình E = h.f chỉ dành cho hạt ánh sáng (photon).
vozclone
ĐẠI BÀNG
8 năm
còn phụ thuộc vào chỗ bạn mua cân cam đó là xích đạo hay cực bắc nữa :p
hungnd352
ĐẠI BÀNG
8 năm
@vozclone Nội dung bài viết là đề cập đến khái niệm "kilogam" khối lượng. Trong vật lý có phân biệt 2 khái niệm Trọng lượng và Khối lượng. Không ít người nhầm lẫn về 2 khái niệm này. Theo định nghĩa: Khối lượng của 1 vật là các phần tử vật chất cấu tạo nên vật đó. Khối lượng của vật có giá trị bất biến, có ký hiệu là "Kg". Trong khi Trọng lượng của một vật lại có nguyên nhân bởi sức hút của trái đất lên vật đó, trọng lượng của vật có giá trị tương đối (thay đổi theo vị trí của vật trong không gian). Ký hiệu của đơn vị trọng lượng là KG (lực).
hanhbeo85
ĐẠI BÀNG
8 năm
@vozclone chỉ đúng với cân dùng pp trọng lực, còn cân quả tạ( quả đối trọng) thì đúng ở mọi nơi trên trái đất thậm chỉ trên mặt trăng
@vozclone Cái mà bạn nói chỉ đúng với cân lò so hoặc tương tự thế, cân thăng bằng thì trên mặt trăng cũng như nhau cả thôi
chopinguitar
ĐẠI BÀNG
8 năm
@giacmocuoicung nếu vậy thì dùng 2 từ làm gì vậy bác =)))))))))
kiếm cái gì đó đựng chính xác 1 lit nước cũng khó như đo chính xác 1kg vậy thôi
@hieupy89 Chưa kể là nhiệt độ nữa. Chỉ cần thay đổi 1 độ thì 1 lít nước cũng thay đổi thể tích thực đáng kể rồi.
@hieupy89 Chưa kể đến lúc cân đc thì nó đã ít nhiều bay hơi 😆
Tưởng đơn giản mà hóa ra quá phức tạp.
cnkpro
ĐẠI BÀNG
8 năm

Giờ nó dúng cái khác để làm đơn vị kg rồi chủ thớt ơi
@cnkpro Đang tính cmt 😆 chính xác tới số nguyên tử 😃)
@cnkpro đúng rồi đó. nó dùng quả cầu, đơn vị ki lo gam ko còn là 1 khối cầu mà là số nguyên tử
MrHải999
TÍCH CỰC
8 năm
cái chuẩn để đó 1l là cái gì vậy bạn
@MrHải999 Lấy chuẩn là thể tích nước có trọng lượng đúng bằng... 1 kg 😁
MrHải999
TÍCH CỰC
8 năm
@Black Mamba Bạn k hiểu vấn đề ah?cái chuẩn thể tích đo bằng gì?dài,cao,rộng là 1dm ah?rồi cái chuẩn để đo chiều dài ở đâu ra.đừng nói dùng thước nhé
paladin3289
ĐẠI BÀNG
8 năm
ngày đi học cũng có những câu hỏi tương tự: ai đưa ra số 1kg, 1m, 1giây...những đơn vị chuẩn dựa vào cái j làm chuẩn??? 😁
@paladin3289 Mấy cái này có lịch sử và quá trình thống nhất khái niệm hết đó bạn,
gdyoon
TÍCH CỰC
8 năm
1kg=1000g 😆
Ở VN, 1 kg được xác định dựa theo vào "lòng tốt" của từng bà bán hàng. 😁
Hoahp2010
TÍCH CỰC
8 năm
@Black Mamba Chính xác
Bylekzra
ĐẠI BÀNG
8 năm
Một kilogam định nghĩa là một lít nước nguyên chất ở 4 độ C. Chứ k phải 0 độ C như thớt nhé.
VN có một cái đặt ở tiêu chuẩn đo lường quốc gia hay sao ấy.
Nói chung đơn vị giờ đều chuyển hết sang tham đo nguyên tử rồi , đến cái đồng hồ chuẩn ở viện hải quân Mỹ gần DC ấy cũng chuyển sang tính toán kiểu ấy .
Bài này chắc quá cũ rồi nên không biết 1kg đã được thay thế bằng một khối silicat được tính tới mức độ nguyên tử có bao nhiêu nguyên tử thì mình không nhớ rõ và nó cũng được coi là hình cầu nhất trên thế giới.
LYSM
TÍCH CỰC
8 năm
@hungcuongracer Mình chưa nghe thấy khái niệm này bao giờ? Vừa mới đi học một khóa hiệu chuẩn cân và quả cân bên VMI về xong vẫn thấy dùng quả cân chuẩn này làm chuẩn, và hiện giờ nó đã giảm 50 ug so với ban đầu.
muốn tìm ra cái này cần có số pi mà pi lại là số vô tỉ 😔 đáng buồn 😁
1kg=800gram, chợ VN 😆
Ở chợ Việt Nam, 1kg chỉ bằng 8 lạng, khiến cho các định luật vật lý đều bị thay đổi hết, 😃
bboybill
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đo trọng lượng dùng kích thước để tính vậy đó kích thước dùng gì để tính?
1 mét chuẩn ở đâu ra ??????? nó đặt ở thành phố nào vậy ????
@fvmjnhwt Bình luận của bạn tự trả lời rồi nhé. Nó tan trong dd axit cianua rồi nhé, có phản ứng hóa học nghĩa là không trơ. Bạn biết trong dãy tuần hoàn hóa học có 8 nguyên tố trơ không? Không tham gia bất kì phản ứng hóa học nào, không tồn tại bất kì hợp chất nào có mặt nó. Họ gọi là khí trơ. Nếu bình luận của bạn chỉ nói khó bị oxi hóa trong điều kiện bình thường thì đc. Cũng vì lí do này, mà người ta mới tìm cách khác để thay thế cách tính 1 kg bằng khối hợp kim trên kia nhé 😃
@Do Xuan Tuong Kể cả mấy 8 nguyên tố mà bạn nói là trơ đó (có lẽ bạn đang nói đến He,Ne,Ar...) cũng có phản ứng hoá học trong một vài điều kiện nhất định, có He là "trơ" đúng như cách hiểu của bạn thôi
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Do Xuan Tuong Bạn nên định nghĩa lại trong đầu bạn từ "trơ" đi bạn ạ, bạn cứ nghĩ "trơ" là không phản ứng thì đéo có chất nào mà có tính "trơ" như bạn nghĩ đâu, kể cả những khí hiếm thì trong các điều kiện nhất định thì nó cũng xảy ra phản ứng nhé.
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Do Xuan Tuong Thêm tài liệu chuyên ngành cho bạn nhé, xem phần
"The Chemistry of the Noble Gas Elements Helium, Neon, and Argon- Experimental Facts and Theoretical Predictions" nhé bạn. Link tải file: http://bookzz.org/book/2087725/33c255
chim say
TÍCH CỰC
8 năm
vấn đề mình thắc mắc là quy chuẩn của nó dựa vào đâu để coi đó là 1kg. như trên nói thì khối titanium đó nặng 1kg thế dựa vào đâu để biết khối đó nặng 1kg. nếu trước khi khối titanium đc đặt là quy chuẩn thì lấy gì để biết đó là 1kg
@chim say Đọc bình luận của bạn hài vãi, vậy mà bạn tự nhận là fan phim viễn tưởng 😃 Chắc sau ày film viễn tưởng dùng đơn vị đo độ dài để đo khối lượng ấy chứ. Đã qui ước cục hợp kim của Bạch kim là 1 Kg thì dựa vào cục đấy để tính 1 kg chứ còn dựa vào đâu 😃
chim say
TÍCH CỰC
8 năm
@Do Xuan Tuong bạn không hiểu ý mình nói rồi. như thế này nhé: dựa vào đâu trên cơ sở nào mà người ta quy ước hay cho rằng cục titanium đó nặng 1kg
lendras
TÍCH CỰC
8 năm
@chim say Điểm mấu chốt là người ta không cân khối IPK để biết nó là 1kg hay không, cũng không có cơ sở nào để cho rằng nó là 1kg cả. Mà khối IPK chính là 1kg. Theo định nghĩa thì độ sai số của khối IPK luôn luôn là 0 tuyệt đối. Đây chính là điểm nguy hiểm, vì có nhiều nguyên nhân khiến khối IPK thay đổi khối lượng so với ban đầu, nhưng bản thân nó chính là 1kg nên nó sẽ kéo theo những thứ khác bị thay đổi. Sau này, nếu khối IPK thực tế chỉ còn 0.9kg so với ban đầu thì nó vẫn được xem là 1kg.

Nói thêm cho rõ: người ta đã tạo ra khối trụ cao 39mm và ngang 39mm với 90 % platinum và 10 % iridium, rồi quy định rằng đó là 1kg. Còn vì sao là 39mm thì tôi cũng chưa tìm ra ở đâu giải đáp.
@chim say Người ta đúc ra một khối kim loại, sau đó quy định rằng những vật nặng bằng khối đó thì có khối lượng là 1kg, nặng gấp đôi khối đó là 2kg...vậy thôi, nhưng việc sử dụng khối kim loại chuẩn đó có thể gây sai lệch do khối có thể bị tăng, giảm khối lượng do tác động bên ngoài khiến cho "1kg chuẩn" thay đổi (thay vì nặng từng này như ban đầu, nó lại nặng hơn hay nhẹ đi chút xíu).Bây giờ người ta tìm cách định nghĩa khác có thể hạn chế được sự thay đổi đó
Ở vn 1 ông chồng đi mua 1 kg cam sẽ khác với 1kg bà vợ đi mua. Và mỗi hàng cam lại có 1 mẫu quả kg riêng để làm chuẩn ^^

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019