Khám phá công nghệ của Dragonfly: chiếc trực thăng sẽ du hành trên vệ tinh Titan của Sao Thổ

Frozen Cat
10/12/2024 13:12Phản hồi: 17
Khám phá công nghệ của Dragonfly: chiếc trực thăng sẽ du hành trên vệ tinh Titan của Sao Thổ
Sao Hỏa là nơi con người đưa chiếc trực thăng không gian đầu tiên mang tên Ingenuity tới. Nhưng nó đã ngừng hoạt động đầu năm 2024 do bị hỏng cánh quạt sau gần 3 năm hoạt động. Mọi thứ không hề kết thúc với Ingenuity mà chỉ là bước khởi đầu cho công cuộc sử dụng máy bay để khám phá các hành tinh trong Hệ mặt trời. NASA đã chọn vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ là Titan làm điểm đến cho chiếc trực thăng không gian thứ hai: Dragonfly.

Sau Mặt trăng và Sao Hỏa thì Titan là một điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong Hệ mặt trời. Nó có bầu khí quyển dày, các dòng sông mêtan lỏng và một bề mặt băng giá. Dù vẫn khắc nghiệt, thế giới này khá giống với Trái đất lúc mới hình thành.

Để tới Titan, trực thăng Dragonfly sẽ được phóng đi trên tên lửa Falcon Heavy vào tháng 7/2028. Nó tối tân hơn Ingenuity nhiều và có nhiệm vụ trinh sát, phân tích và tăng cường hiểu biết của chúng ta về Titan. Nó sẽ nghiên cứu các quá trình hóa học và khả năng sinh sống ở đó bằng cách thực hiện nhiều chuyến bay, cất và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) giữa các địa điểm khác nhau.

truc-thang-dragonfly.jpg

Sứ mệnh của Dragonfly


Titan không những có địa hình, địa mạo tiềm năng cho sự sống mà còn rất rộng lớn với diện tích 83,3 triệu km², lớn gấp đôi Mặt trăng (37,9 triệu km²) và gần bằng Sao Hỏa (114,37 triệu km²). Bề mặt Titan có các hồ chứa hydrocacbon lỏng, những ngọn đồi được cấu thành từ vật chất hữu cơ cùng với lớp vỏ băng, mà bên dưới được tin rằng có một đại dương nước lỏng.

Dragon có 4 mục tiêu khoa học, trong đó mục tiêu quan trọng hàng đầu là phân tích bề mặt Titan để tìm thấy các phân tử hữu cơ phức tạp và những phân tử này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các sinh khối làm nên sự sống. Thứ đến là tìm hiểu địa chất bằng cách thu thập dữ liệu cho biết xem bề mặt và lớp dưới bề mặt tương tác với nhau ra sao. Thứ ba là đo đạc các kiểu hình thời tiết, cũng như thành phần khí quyển bằng cách bay lượn trên bầu trời. Cuối cùng là thu gom mẫu vật ở nhiều địa hình cao thấp khác nhau để đánh giá các dấu hiệu của sự sống.

truc-thang-dragonfly-bay-tren-be-mat-titan.jpg

Thiết kế


Các sứ mệnh trước đây như Cassini-Huygens từng cung cấp nhiều dữ liệu nhưng không có khả năng di chuyển trên bề mặt Titan. Trong khi đó nhờ có khả năng bay vượt trội hơn các xe tự hành kiểu cũ, trực thăng Dragonfly có lợi thế lớn để khám phá nhiều vùng đất khác nhau trên Titan, mở ra cơ hội cho việc khám phá toàn diện hành tinh này.

Để có chỗ lắp đặt các thiết bị khoa học, Dragonfly được làm to bằng một chiếc ô tô cỡ lớn. Nó có tổng cộng 8 cánh quạt, được sắp xếp thành 4 cụm và mỗi cụm gồm 2 cánh quạt nằm trên và dưới. Những cụm này có thể xoay chuyển linh hoạt để giúp máy bay ổn định và khả năng cơ động tốt.

Do bầu khí quyển của Titan dày đặc gấp 4 lần Trái đất nên các cánh quạt này sẽ hoạt động rất thuận lợi. Đó là vì khí quyển dày sẽ giúp Dragonfly dễ tạo lực nâng và duy trì độ cao, còn sức hút thấp của Titan (bằng 1/7 Trái đất) thì lại giúp giảm lượng năng lượng cần thiết để bay lên.

mat-ben-duoi-cua-truc-thang-dragonfly.jpg

Càng đáp của Dragonfly là 2 thanh trượt cố định giống như ván trượt tuyết để đáp xuống địa hình băng giá và các khu vực mềm xốp, nhiều cát. Đặc biệt chúng có thể hấp thụ lực tác động để đảm bảo Dragonfly vẫn đứng thẳng và không bị hư hại khi hạ cánh.

Quảng cáo



Thay vì dựa vào Mặt trời, Dragonfly sử dụng máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG) để sản xuất điện. Nguồn năng lượng hạt nhân này đảm bảo lượng năng lượng ổn định mà các nhiệm vụ dài hạn rất cần.

Do cách Trái Đất quá xa, Dragonfly không được con người điều khiển theo thời gian thực mà sẽ dựa vào phần mềm bay tự động, phối hợp với các cảm biến để điều hướng. Nhờ vậy nó có thể hạ cánh chính xác trên các bề mặt khác nhau mà không cần ai can thiệp. Hành trình khám phá sẽ kéo dài 2 năm rưỡi tại nhiều nơi khác nhau, từ các cồn cát cho đến các hố băng được cho là từng chứa nước lỏng trong quá khứ.


Khi đã vào bầu khí quyển Titan, Dragonfly được bảo vệ bên trong một lớp vỏ khí động học và lớp vỏ này sẽ bung dù để giảm tốc. Khi còn cách bề mặt 1.200 mét, Dragonfly tách khỏi lớp vỏ và tự bay bằng động cơ để đáp xuống một ngọn đồi thấp gọi là biển cát Shangri-La.

Các công cụ khoa học


Dragonfly có tổng cộng 6 công cụ khoa học, bao gồm hệ thống camera, máy khoan, máy quang phổ khối và quang phổ tia gamma, máy đo địa chấn cùng với máy địa vật lý/khí tượng. Những công cụ này hoạt động phối hợp với nhau để đưa tầm nhìn hạn hẹp về Titan hiện nay thành một bức tranh vô cùng rộng lớn và chi tiết.

cac-thanh-phan-cua-truc-thang-dragonfly.jpg

Quảng cáo



Hiện nay Dragonfly vẫn đang trong quá trình chế tạo. Nó là kết tinh của công nghệ cao từ nhiều nước với Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins (APL) là nhà sản xuất chính. Ngoài ra còn có sự góp sức của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) và 3 trung tâm nghiên cứu khác của NASA. Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Trung tâm nghiên cứu Không gian Pháp (CNES) và Trung tâm Vũ trụ Đức cũng tham gia vào công tác chế tạo.

Dragonfly sẽ định nghĩa lại việc hạ cánh, di chuyển và thu thập dữ liệu trên các hành tinh xa xôi, đồng thời mở đường cho việc sử dụng trực thăng để thăm dò các hành tinh khác cũng có bầu khí quyển dày như Sao Kim.

Theo Evtol, Simple Flying.
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bố khỉ tiên sư bọn tư bản đế quốc khốn nạn. Tên Dragonfly đã được Vinfast đăng ký bản quyền ở đông lào rồi mà…
@VincentLai Đăng ký ở Titan chưa 🤣
@vicktorbui Đăng kí hết ở dải ngân hà luôn rồi bạn
@Truyen Doan Đế quốc đông lào mãi trường tồn nhá, ngày chinh phục tam giới thống lĩnh ngân hà không còn xa đâu =))
@VincentLai Hồi nào v ba =))))
@VincentLai :v tưởng nắm cả 9 cõi yggdrasil
Không hiểu nó gửi dữ liệu về Trái Đất như thế nào khi không có internet
@thuongaz Sao lại hỏi câu ngớ ngẩn thế nhỉ??? Bạn gọi 1 cuộc điện thoại theo cách truyền thống cũng có thông qua internet đâu. Vũ trụ thiếu gì các loại sóng vô tuyến có thể truyền dữ liệu được
Cười vô mặt
@daugauhp911 Tàu volga cách xa hàng bao nhiêu tỉ km còn truyền về dc
@thuongaz Thì nó có dùng internet đâu
@thuongaz Nó bắn tín hiệu lên các vệ tinh đang bay quanh sao thổ hoặc titan, các vệ tinh này bắn về vệ tinh quay quanh trái đất rồi truyền về mặt đất hoặc trực tiếp về mặt đất (tuỳ thuộc vào vị trí của trung tâm tiếp nhận so với vệ tinh trên sao thổ)
@xuan nam 91 Voyager
Quá tuyệt vời. Sao không phóng thêm 1 em như này lên sao hoả tiếp nhỉ.
@hongphuc1992 Phóng lên bằng gì bạn? tên lửa vietjet ah? haha
Chắc 100 năm nửa may ra mới lên đó sống đc.. tính ra đời cháu chít chát chút mới có cơ hội trải nghiệm trên đó
Trên Titan , Adeptus mechanicus đang tạo ra Gray knight. Người trái đất ko biết à.
giờ chắc chả ai còn qtam đến độ to tại vì có ai đẻ đâu

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019