Khi chính trị gia dùng: Game và Anime để tranh cử Tổng thống

SieuM
25/5/2017 8:17Phản hồi: 10
Khi chính trị gia dùng: Game và Anime để tranh cử Tổng thống
Có thể thấy với sự phát triển của công nghệ nói chung cũng kéo theo sự đi lên của nhiều ngành công nghiệp khác, trong đó nổi bật chính là ngành công nghiệp sản xuất trò chơi điện tử hay hoạt hình – anime. Nếu như trước đây, xã hội thường có cái nhìn không mấy thiện cảm với những ngành công nghiệp này, nhưng cho đến hiện tại, chúng đã có được nhiều bước tiến rất dài, khẳng định được vị trí quan trọng của nó trong thời đại hiện nay. Game – đặc biệt là các trò chơi trực tuyến, mà nhiều trong số đó còn được đặt cho cái tên mỹ miều là “thể thao điện tử” giờ đã nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ những phương tiện thông tin đại chúng, và sẽ ra sao nếu nó còn được sử dụng trong cả việc.... tranh cử tổng thống nữa? Hãy cùng MaxCHannel tìm hiểu câu chuyện thú vị này ngay sau đây.


- Câu chuyện thứ nhất


Như đã biết, sau vụ bê bối chính trị đầy tai tiếng của cựu tổng thống Hàn QUốc Pack Geun-Hye với sự dính líu của Samsung, đã khiến cho tình hình chính trị tại xứ sở Kim chi đang trở nên rối ren hơn bao giờ hết. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nhiều chính trị gia khác tận dụng để cùng nhau đua tới chiếc ghế Tổng thống đang bỏ ngỏ tại đây. Sim Sang-jung – một chính trị gia mới nổi ở Hàn Quốc là một trong số đó, và bà này đã chọn một cách thức tranh cử có thể nói là vô tiền khoáng hậu tại đây, với việc tận dụng trò chơi Overwatch. CỤ thể, ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc lần này đã khéo léo nâng tầm của mình lên bằng tạo ra một chiến dịch quảng bá hình ảnh theo phong cách Play of the Game – tổng hợp những pha highlight đẹp mắt nhất trong các trận so tài. Theo đó, bà Sim Sang-Jung, đã sử dụng những khoảnh khắc chiến thắng đầy thuyết phục trong các cuộc tranh luận với đối thủ của mình và tạo nên những đoạn clip đậm chất Overwatch độc đáo. Mỗi khi đối phương bị đuối lí và cứng họng trước những lý lẽ của bà Sim Sang-jung, video sẽ tính là 1 “kill”.
Được biết, Overwatch là một trò chơi trực tuyến dạng MOBA kết hợp bắn súng FPS. Trò chơi này đang cùng với Liên Minh Huyền Thoại hay DOTA2 trở thành những tựa game trực tuyến ăn khách nhất toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, Overwatch lợi thế hơn nhiều so với 2 trò chơi kia nhờ việc được phát hành trên cả 2 hệ máy console lớn nhất hiện nay là Xbox One và Playstation, chứ không chỉ gói gọn trên nền tảng PC. Gần đây, liên doanh Activision Blizzard cũng hồ hởi thông báo rằng Overwatch đã trở thành thương hiệu tỷ đô thứ 8 của mình, với hơn 30 triệu người đăng ký.

Có thể thấy, không chỉ riêng người Hàn Quốc tận dụng OverWatch vào mục đích chính trị, mà trước đây, nó đã từng được sử dụng với mục đích tương tự tại Mỹ. Hồi năm ngoái, khi một nhóm được điều hành bởi Cards Against Humanity đã chi tiền mua hẳn một bảng quảng cáo chế giễu Donald Trump – tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ cũng thuộc hàng “trẻ trâu” như game thủ thích spam vô tội vạ nhân vật Hanzo do những phát ngôn hay gây shock của ông ta trên mạng xã hội Twitter.

- Câu chuyện thứ hai
Giờ thì chúng ta sẽ đến với Nhật Bản – nơi mà ngành công nghiệp game đang tỏ rõ vị thế thống trị trong giới trẻ ở đây. Dĩ nhiên, đây có thể được coi là một chuyện kì lạ đối với bất kì nước nào trên thế giới, nhưng với Nhật Bản, thì đó chỉ là chuyện bình thường như “cân đường hộp sữa”. Cụ thể, từ lâu anime vốn đã là một phần tất yếu trong văn hóa Nhật Bản, giới trẻ Nhật có thể được xem như sinh ra và lớn lên cũng những bộ anime hấp dẫn, do đó nếu sử dụng anime vào việc chính trị được xem là động thái khá khôn ngoan của các Đảng tham gia tranh cử. Theo đó, các Đảng chính trị ở Nhật Bản, đặc biệt là Đảng dân chủ tự do ( LDP) đã hợp tác cùng Komeito để sản xuất ra những bộ phim anime có lợi cho việc tranh chấp bầu cử của họ. Được biết cuộc bầu cử quốc gia sẽ được tổ chức vào tháng 7 này và đây cũng là cuộc bầu cử đầu tiên cho phép công dân 18 tuổi bỏ phiếu. Do đó việc sử dụng anime với mục đích chính trị để “tấn công” vào lớp trẻ Nhật Bản và dành được những phiếu bầu đáng giá từ họ là việc khá khôn khéo. Đảng LPD đã tung ra một cuốn sách có tiêu đề “Kuni ni Todoke” - Notify the Country (một cách chơi chữ của người Nhật) có nội dung chính trị và một chút liên quan đến hiến pháp. Bên cạnh đó Đảng LDP cũng đánh vào mảng truyền thông di động khi khuyến khích giới trẻ nhật tải về một trò chơi thể loại phiêu lưu mà thông qua đó họ có thể tìm hiểu về chính sánh của Đảng. Không chỉ riêng Đảng LPD, mà Một số Đảng khác cũng tham gia vào chiến dịch này với các bộ manga để thu hút sự chú ý của giới trẻ, tuy nhiên một số Đảng đối lập khác lại không hề có ý định sử dụng anime, manga hay game để làm “vũ khí” cho đợt tranh cử lần này.

Khi chính trị gia dùng... game và anime để tranh cử Tổng thống
= >> Nhìn chung, thông qua 2 câu chuyện trên, có thể thấy trò chơi điện tử hay anime nói chung đang dần trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống, đồng nghĩa với việc nó được hưởng ứng bởi một bộ phận khổng lồ người dùng, và dĩ nhiên, để phục vụ tốt cho mục đích chính trị, thì các chính trị gia “sáng tạo” có thể tranh thủ sự ủng hộ của những game thủ này để tăng số phiếu bầu cho bản thân, và dĩ nhiên là điều này sẽ khá thú vị. Còn bạn, bạn có hi vọng rằng một ngày nào đó, điều tương tự sẽ diễn ra ở nước ta hay không? Hãy cùng chia sẻ với MaxChannel ở phần bình luận bên dưới.
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tổng thổng truất nhất hành tinh
Bà này mà làm cái video về One piece đảm bảo đắc cử luôn , Fan One piece muôn năm
mình thấy làm như vậy rất hay vì nhiều người quan tâm đến 2 lĩnh vực này
cách này rất hay ở nước hàn rất nhiều game thủ thì kiểu gì hộ cũng sẽ vote cho bà 1 phiếu
cách này tiệm cận với người dân cũng rất nhanh nữa
sáng tạo không đụng hàng !!!!
bầu cử độc vậy sao chơi
Toàn game hot luôn
cả anime nữa
Chính trị như đùa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019